Đất Như Thế Nào được Lên Thổ Cư Theo Quy định Của Pháp Luật ...

Trong Luật Đất đai không có loại đất nào là đất thổ cư. Đất thổ cư là tên gọi phổ biến của của người dân để chỉ đất ở – một loại đất thuộc nhóm đất phi nông nghiệp, có thời hạn sử dụng lâu dài và có giá trị nhất trong các loại đất.

Nội Dung

Toggle
  • Đất lên thổ cư là gì?
  • Những loại đất được lên thổ cư
  • Thủ tục chuyển lên đất thổ cư
  • Cách tính phí chuyển lên đất thổ cư
  • Thuế lên đất thổ cư được quy định như thế nào?
  • Thời gian lên đất thổ cư là bao lâu?
  • Giải đáp các thắc mắc thường gặp
    • Đất nào không được lên thổ cư?
    • Đất vườn có lên thổ cư được không?
    • Đất nông nghiệp lên thổ cư được không?
    • Đất không có đường đi có lên thổ cư được không?

Đất lên thổ cư là gì?

Đất lên thổ cư là đất sau khi được chuyển đổi chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở hoặc chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở.

Bạn đang xem: Đất như thế nào được lên thổ cư theo quy định của pháp luật? Update 03/2022

Theo nguyên tắc sử dụng đất được quy định trong Luật Đất đai, thì đất phải được sử dụng đúng mục đích sử dụng đất. Ví dụ: đất nông nghiệp là đất được sử dụng vào mục đích sản xuất, nghiên cứu, thí nghiệm về nông nghiệp thì không thể xây nhà hay xây dựng trụ sở cơ quan khi chưa chuyển đổi mục đích sử dụng đất và được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền.

Xem thêm: Đất thổ cư có phải là đất phi nông nghiệp không?

Đất nào được lên thổ cư?

Đất nào được lên thổ cư?

Những loại đất được lên thổ cư

Căn cứ Khoản 1 Điều 57 trong Luật Đất đai quy định như sau:

“Điều 57. Chuyển mục đích sử dụng đất

1. Các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;

b) Chuyển đất trồng cây hằng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;

c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;

d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;

đ) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;

e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;

g) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp”.

Như vậy, đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp không phải là đất ở có thể chuyển thành đất ở nếu được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Lưu ý:

Xem thêm : File excel tính giá trị thực của cổ phiếu chính xác nhất 2021 Update 03/2022

– Căn cứ Điều 59, Luật Đất đai:

  • Tổ chức muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải được sự cho phép của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh 
  • Hộ gia đình, cá nhân muốn chuyển đổi mục đích sử dụng đất phải được sự cho phép của Ủy ban nhân dân cấp huyện

– Căn cứ Điều 52 Luật Đất đai, căn cứ để cho phép chuyển mục đích sử dụng đất dựa trên:

  • Kế hoạch sử dụng đất hằng năm của cấp huyện đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
  • Nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong dự án đầu tư, đơn xin giao đất, thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất.

Thủ tục chuyển lên đất thổ cư

Để chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở (thổ cư) và từ đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở, cá nhân, hộ gia đình làm làm theo hướng dẫn sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ theo quy định tại Khoản 1, Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT gồm các giấy tờ sau:

  • Đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất. Tải tại đây.
  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ/sổ hồng)

Bước 2: Nộp hồ sơ tại bộ phận 1 cửa cấp huyện hoặc nộp trực tiếp tại phòng Tài nguyên và Môi trường (nếu địa phương chưa có bộ phận 1 cửa).

Lưu ý: Nếu hồ sơ của bạn cần bổ sung thêm các giấy tờ khác thì trong thời hạn không quá 3 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ sẽ thông báo để bạn bổ sung.

Bước 3: Sau khi hồ sơ được gửi về phòng Tài nguyên và Môi trường, bộ phận liên quan sẽ có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, xác minh thực địa và thẩm định nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất của bạn. Đồng thời bạn cũng được hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật

Bước 4: Hồ sơ của bạn sẽ được trình lên UBND cấp huyện để duyệt phương án cho phép chuyển mục đích sử dụng đất. Sau đó phòng Tài nguyên và Môi trường sẽ cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai và hồ sơ địa chính.

Bước 5: Bạn sẽ nhận được quyết định cho phép chuyển đổi sang đất thổ cư sau khi hoàn thành nghĩa vụ tài chính của mình.

Mảnh đất đã lên thổ cư

Mảnh đất đã lên thổ cư

Cách tính phí chuyển lên đất thổ cư

Cách tính phí chuyển lên đất thổ cư được quy định tại Khoản 2, Điều 5 Văn bản hợp nhất 57/VBHN-BTC, nghị định quy định về thu tiền sử dụng đất quy định như sau:

– Chuyển từ đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở thì:

Số tiền phải nộp = 50% x (Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở – Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp)

– Chuyển từ đất nông nghiệp được Nhà nước giao không thu tiền sử dụng đất sang đất ở thì:

Số tiền phải nộp = (Tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở – Tiền sử dụng đất tính theo giá đất nông nghiệp)

– Chuyển mục đích từ đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở thì chia thành các trường hợp sau:

  • Mảnh đất đó được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất ổn định, lâu dài trước ngày 1/7/2004 mà không phải là đất được Nhà nước giao hoặc cho thuê thì không phải nộp tiền sử dụng đất.
  • Nếu mảnh đất đó được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất trước 1/7/2004 thì thu tiền sử dụng đất bằng chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở với tiền sử dụng đất tính theo giá đất phi nông nghiệp của thời hạn sử dụng đất còn lại.
  • Nếu mảnh đất đó được Nhà nước cho thuê không phải là đất ở dưới hình thức trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê thì nộp tiền sử dụng đất bằng mức chênh lệch giữa tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở trừ tiền thuê đất phải nộp một lần tính theo giá đất phi nông nghiệp của thời hạn sử dụng đất còn lại.
  • Nếu mảnh đất đó được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê hàng năm thì thu tiền sử dụng đất bằng 100% tiền sử dụng đất tính theo giá đất ở tại thời điểm có quyết định chuyển mục đích theo quy định.

Lưu ý: Nếu bạn cảm thấy cách tính trên quá phức tạp thì cũng đừng quá lo lắng vì số tiền cụ thể sẽ do cơ quan thế tính toán và thông báo cho người sử dụng đất trong quá trình làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất thổ cư.

Thuế lên đất thổ cư được quy định như thế nào?

Căn cứ Khoản 2 Điều 8 Thông tư 153/2011/TT-BTC, thuế sử dụng đất ở (đất thổ cư) được xác định theo công thức sau:

Số thuế phải nộp (đồng) = Số thuế phát sinh (đồng) – Số thuế được miễn, giảm (nếu có).

Trong đó:

Số thuế phát sinh = Diện tích đất tính thuế x Giá của 1m2 đất (đồng/m2) x Thuế suất %

Xem thêm : Sàn Dk Trade là gì? Uy tín hay lừa đảo? Có nên đầu tư không? Update 03/2022

Như vậy, để tính được số thuế sử dụng đất thổ cư phải nắm được 3 thông tin:

  • Diện tích mảnh đất
  • Giá của 1m2 đất
  • Thuế suất.

– Giá 1m2 đất: là giá theo mục đích sử dụng của thửa đất theo Quyết định ban hành Bảng giá đất của UBND tỉnh tương ứng theo từng loại đất và vị trí đất, được ổn định theo chu kỳ 5 năm kể từ ngày 01/01/2012.

Lưu ý: Với trường hợp được Nhà nước cho phép chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở thì giá của 1m2 đất tính thuế là giá đất theo mục đích sử dụng do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quy định tại thời điểm chuyển mục đích sử dụng đất.

– Thuế suất của đất ở được quy định tại Điều 7, Thông tư 153/2011/TT-BTC như sau:

Bậc thuếDiện tích đất tính thuế (m2)Thuế suất (%)
1Diện tích trong hạn mức0,03
2

Phần diện tích vượt không quá 3 lần hạn mức

 

0,07
3Phần diện tích vượt trên 3 lần hạn mức0,15

Ví dụ: Anh Hoàng có 1 mảnh đất thổ cư tại phường Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội với diện tích là 150m2, giả sử 1m2 tính thuế là 50.000.000 đồng.

– Thông Quyết định 20/2017/QĐ-UBND, hạn mức giao đất ở tối đa tại các phường trên địa bàn thành phố Hà Nội là 90m2 >> Phần diện tích mà mảnh đất của anh Hoàn vượt hạn mức là: 150m2 – 90m2 = 60m2.

– Vậy tiền thuế sử dụng đất thổ cư của anh Hoàng được tính như sau:

  • Tiền thuế với diện tích đất trong hạn mức: 90 x 50.000.000 x 0,03% = 1.350.000 đồng
  • Tiền thuế với diện tích đất vượt không quá 3 lần hạn mức: 60 x 50.000.000 x 0,07% = 2.100.000 đồng
  • Tiền thuế với phần diện tích vượt trên 3 lần hạn mức = 0

>> Tổng số tiền thuế anh Hoàng phải nộp = 1.350.000 + 2.100.000 + 0 = 3.450.000 đồng.

Xem ngay: Phân biệt đất nền dự án và đất thổ cư để đưa ra lựa chọn phù hợp.

Thuế lên đất thổ cư được tính như thế nào?

Thuế lên đất thổ cư được tính như thế nào?

Thời gian lên đất thổ cư là bao lâu?

Căn cứ Khoản 40 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, thời gian thực hiện thủ tục hành chính về đất đai với trường hợp cho phép chuyển mục đích sử dụng đất là không quá 15 ngày. Như vậy trong thời hạn không quá 15 ngày, nếu hồ sơ của bạn được duyệt thì mảnh đất đó sẽ được chuyển sang đất thổ cư.

Giải đáp các thắc mắc thường gặp

Đất nào không được lên thổ cư?

Đất không được lên thổ cư là những mảnh đất đã được chủ sở làm đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất nhưng không được Ủy ban nhân dân cấp huyện/tỉnh phê duyệt. 

Đất vườn có lên thổ cư được không?

, nếu chủ mảnh đất làm đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất từ đất vườn sang đất thổ cư và được Ủy ban nhân dân cấp huyện/tỉnh đồng ý.

Đất nông nghiệp lên thổ cư được không?

, nếu đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất thổ cư của chủ sở hữu được Ủy ban nhân dân cấp huyện/tỉnh đồng ý.

Đất không có đường đi có lên thổ cư được không?

Nếu mảnh đất đó đã được cấp sổ đỏ thì chủ sở hữu vẫn có thể làm đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất thổ cư. Tuy nhiên, với những mảnh đất không có lối đi ra đường công cộng thì trước khi cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) thì cơ quan có thẩm quyền sẽ phải kiểm tra, xem xét, đưa ra phương án khắc phục để đảm bảo quyền lợi cho người sử dụng đất.

Như vậy, đất nông nghiệp, đất vườn… có thể chuyển lên đất thổ cư sau khi hồ sơ xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất được Ủy ban nhân dân cấp huyện/tỉnh phê duyệt.

Từ khóa » đất ở Lên Thổ Cư