TPO - Brunei là một đất nước Hồi giáo giàu có nhờ tài nguyên dầu mỏ, vàng có ở khắp nơi. Người dân được cấp nhà miễn phí, miễn phí tiền học, bệnh viện; nhà vua sở hữu bộ sưu tập xe và chuyên cơ đồ sộ... Đó là những sự thật “gây sốc” về Brunei.
1. Brunei Darussalam, tên đầy đủ của quốc gia Brunei có ý nghĩa gì?
icon
Sự thịnh vượng
icon
Chốn bình yên
icon
Niềm hạnh phúc
Câu trả lời đúng là đáp án B: Theo ghi chép lịch sử, Brunei được thành lập bởi Awang Alak Betatar, sau này là Sultan Muhammad Shah, trị vì khoảng năm 1400. Ông di chuyển từ Garang ở quận Temburong đến cửa sông Brunei, khám phá ra Brunei. Khi cập bến, ông kêu lên “Baru nah!”, dịch nôm na là “Chỗ đó!”. Đây chính là nguồn gốc tên gọi Brunei. Brunei từng được đổi tên thành “Barunai”, có thể ảnh hưởng từ “varun” trong tiếng Phạn, nghĩa là “các thủy thủ” vào thế kỷ 14. Tên đầy đủ của quốc gia là Negara Brunei Darussalam, trong đó darussalam là “chốn bình yên” trong tiếng Ả Rập, negara có nghĩa “đất nước” trong tiếng Mã Lai. Brunei, tên chính thức là Nhà nước Brunei Darussalam, là quốc gia có chủ quyền ở Đông Nam Á. Brunei rộng 5.765 km2, có đường bờ biển giáp với biển Đông và được bao quanh bởi bang Sarawak của Malaysia. Brunei giành độc lập ngày 1/1/1984 sau khi thoát khỏi sự cai trị của Vương quốc Anh. Là quốc gia công nghiệp hóa, Brunei có chỉ số HDI cao thứ hai trong Đông Nam Á, sau Singapore. Đây là chỉ số phát triển con người của mỗi quốc gia, dựa trên mức thu nhập, tỷ lệ biết chữ, tuổi thọ và một số nhân tố khác. World Atlas cho biết, tính đến năm 2013, Brunei có dân số hơn 415.000. 76% sống ở thành thị. Từ năm 2010 đến 2015, tốc độ đô thị hóa là 2,13% mỗi năm.
2. Toàn bộ lãnh thổ Brunei nằm trên hòn đảo nào?
icon
Borneo
icon
Komodo
icon
Koh Rong
Câu trả lời đúng là đáp án A: Borneo ở Đông Nam Á là đảo lớn nhất châu Á và lớn thứ ba thế giới, sau Greenland và New Guinea. Diện tích của Borneo hơn 740.000 km2, dân số hơn 18,5 triệu. Đảo thuộc chủ quyền của ba nước: 3/4 thuộc Indonesia, 1/4 thuộc Malaysia và khoảng 1% thuộc Brunei. Brunei là nước duy nhất mà toàn bộ lãnh thổ nằm trên hòn đảo này.
3. Ngôn ngữ chính thức của Brunei là gì?
icon
Tiếng Brunei
icon
Tiếng Mã Lai
icon
Tiếng Anh
Câu trả lời đúng là đáp án B: Ngôn ngữ chính thức của Brunei là tiếng Mã Lai. Theo Hiến pháp năm 1959, tiếng Mã Lai là ngôn ngữ chính thức của Brunei. Ngôn ngữ này có nhiều biến thể, nhưng tiếng Mã Lai tiêu chuẩn được chấp nhận rộng rãi trên cả nước, sử dụng cho hầu hết mục đích chính thức, tại tòa án, trong trường học như một phương tiện truyền tải kiến thức. Tiếng Brunei Malay (hay Melayu Brunei) là biến thể của tiếng Mã Lai, được người Brunei dùng trong những dịp không trang trọng, tại nhà, trong các cửa hàng và giữa bạn bè với nhau. Nó còn là "lingua franca" (thứ ngôn ngữ cầu nối, dùng để giao tiếp giữa những người không nói tiếng mẹ đẻ) ở các vùng phía đông Malaysia. Hiện nay, sự phổ biến của tiếng Brunei Malay đe dọa sự sống còn của các ngôn ngữ thiểu số thuộc người bản xứ ở đất nước này. Hồi giáo là tôn giáo chính thức của Brunei, do đó tiếng Ả Rập (ngôn ngữ của kinh Qur’an) đóng vai trò quan trọng trong nước. Hầu hết người theo Hồi giáo có thể nói và viết tiếng Ả Rập thành thạo. Các trường tôn giáo dạy tiếng Ả Rập. Tiếng Anh cũng được sử dụng rộng rãi ở Brunei, chủ yếu trong kinh doanh và các giao dịch chính thức. Hệ thống giáo dục Brunei theo song ngữ. Từ năm 1985, tiếng Anh trở thành phương tiện giảng dạy cho hầu hết môn học từ lớp 4 trở đi. Gần đây, quy định mới bắt buộc sử dụng tiếng Anh trong giảng dạy Toán học và Khoa học từ khi bắt đầu tiểu học.
4. Kinh tế Brunei phát triển nhờ vào nguồn nguyên liệu nào?
icon
Vàng
icon
Dầu mỏ, khí đốt
icon
Than
Câu trả lời đúng là đáp án B: Brunei trở nên thịnh vượng nhờ các mỏ dầu và khí đốt thiên nhiên rộng lớn. Brunei có Chỉ số phát triển con người (HDI) cao thứ hai trong số các quốc gia Đông Nam Á, sau Singapore, và được phân loại là một nước phát triển. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Brunei xếp hạng thứ năm thế giới về tổng sản phẩm bình quân đầu người theo sức mua tương đương. IMF ước tính vào năm 2011 rằng Brunei là một trong hai quốc gia có nợ công ở mức 0% trong GDP quốc gia. Forbes cũng xếp hạng Brunei là quốc gia giàu thứ năm trong số 182 quốc gia, nhờ vào các mỏ dầu và khí đốt thiên nhiên. Dầu và khí thiên nhiên là nền tảng cho sự phát triển thịnh vượng của kinh tế Brunei từ cuối thế kỷ 20. Theo Brunei Explained, dầu được phát hiện vào năm 1992 sau một số nỗ lực không có kết quả. Hai người đàn ông là F. F. Marriot và T. G. Cochrane đã khám phá ra dầu ở gần sông Seria vào cuối năm 1926. Họ thông báo cho một nhà địa vật lý, người chỉ đạo cuộc khảo sát ở đó. Năm 1927, khí đốt bắt đầu rò rỉ tại khu vực này. Sản lượng dầu tăng đáng kể vào những năm 1930 với sự phát triển của ngày càng nhiều mỏ dầu. Năm 1940, sản lượng dầu lên đến hơn 6 triệu thùng (1 thùng = 159 lít trong ngành công nghiệp dầu mỏ). Giếng dầu ngoài khơi đầu tiên được khoan vào năm 1957. World Atlas thông tin, năm 1979, sản lượng dầu mỏ của Brunei đạt đỉnh điểm với 240.000 thùng/ngày, hiện nay khoảng 200.000 thùng/ngày. Sự sụt giảm này là nỗ lực của quốc gia trong việc dự trữ dầu cho tương lai. Brunei là quốc gia sản xuất dầu lớn thứ ba ở Đông Nam Á và sản xuất khí đốt hóa lỏng lớn thứ 9 thế giới.
5. Đất nước Brunei có nhà vua trị vì lâu nhất là bao nhiêu năm?
icon
50
icon
51
icon
55
Câu trả lời đúng là đáp án A: Brunei là một đất nước theo chế độ Quân chủ chuyên chế, vua đứng đầu nhà nước và nắm mọi quyền hành. Quốc vương Haji Hassanal Bolkiah trị vị Brunei suốt 50 năm từ năm 1967, Thủ tướng, Bộ trưởng Quốc phòng và Bộ trưởng Tài chính. Là một trong những người giàu nhất thế giới với tài sản khổng lồ, Quốc vương sở hữu bộ sưu tập xe lớn nhất thế giới với 600 chiếc xe hơi đắt tiền, đáng kể là 165 chiếc Roll – Royce hạng sang làm theo đơn đặt hàng; chuyên cơ Boeing 747 được tân trang bằng vàng ròng và pha lê Lalique; 1 chiếc Airbus 340, 6 chuyên cơ nhỏ và 2 trực thăng. Ông đã từng tự lái chiếc Boeing 747 của mình đến Washington D.C “đàm đạo” cùng Tổng thống Obama về các vấn đề hợp tác dầu khí và biến đổi khí hậu.
6. Thánh đường Jame Assr Hassanil Bolikah Mosque ở nước này sử dụng bao tấn vàng để mạ vàng mái vòm và đỉnh tháp?
icon
4
icon
5
icon
6
Câu trả lời đúng là đáp án B: Brunei là một đất nước Hồi giáo giàu có nhờ tài nguyên dầu mỏ. Nói về sự giàu có thịnh vượng của đất nước này phải kể đến việc vàng được sử dụng để trang trí các Thánh đường Hồi giáo, cung điện, bảo tàng thậm chí các khách sạn 4-5 sao. Thánh đường Jame Assr Hassanil Bolikah Mosque sử dụng 5 tấn vàng để mạ vàng mái vòm và 29 đỉnh tháp. Hoàng cung Istana Nurul Iman được trang hoàng lộng lẫy và xa hoa bậc nhất thế giới với tổng chi phí 1,4 tỉ USD. Toàn bộ nội thất bên trong cung được đều được mạ vàng và kim cương.
7. Ở đất nước này, ngày thứ mấy được coi là ngày cầu nguyện?
icon
Thứ 6
icon
Thứ 7
icon
Chủ nhật
Câu trả lời đúng là đáp án A: Thứ 6 là ngày cầu nguyện. Theo đạo luật Sharia, thứ 6 là ngày cầu nguyện chung của toàn dân Brunei, nếu không đi cầu nguyện vào ngày này sẽ bị phạt tiền hoặc bỏ tù. Vì vậy mà vào thứ Năm, tất cả nhân viên trong nhà thờ phải lau chùi từng bậc thang, từng bức tường, cho đến khi không còn một hạt bụi để chào đón hàng nghìn người tới thánh đường vào trưa thứ sáu để cầu nguyện.
8. Ở Brunei không được phép bán gì sau đây?
icon
Bia
icon
Thuốc lá
icon
Bia, rượu và thịt lợn
Câu trả lời đúng là đáp án C: Brunei là một quốc gia thi hành luật Sharia, theo đó cấm việc bán và tiêu thụ đồ uống có cồn công khai. Những người không theo Hồi giáo được phép đem một lượng đồ uống có cồn hạn chế từ bên ngoài vào để tự sử dụng. Không có khu vui chơi, giải trí hay quán bar. Các cửa hàng không mở cửa trước 9g sáng sau 10g tối.
9. Ở Brunei, trung bình một người dân sở hữu mấy chiếc ô tô?
icon
2
icon
3
icon
4
Câu trả lời đúng là đáp án A: Là một quốc gia giàu có nên người dân đều sở hữu ô tô riêng ( trung bình một người có 2 chiếc) nên các phương tiện công cộng như taxi hay bus rất hiếm. Chỉ có rất ít xe bus chủ yếu dành cho người nước ngoài đến Brunei làm việc. Nếu muốn sử dụng taxi phải gọi điện đặt trước một tiếng và hẹn thời gian đón về vì chẳng dễ dàng gì có thể bắt được taxi trên đường.
Kết quả
Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!
điểm
Đỗ Hợp (T/H) Xem nhiều
Giáo dục
Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm: Bỏ tư duy không quản được thì cấm
Giáo dục
Cách chức hiệu trưởng thời gian dài không đi làm, nghi bị đòi nợ
Giáo dục
Bộ GD&ĐT sắp tái cấu trúc, tinh gọn bộ máy
Giáo dục
Chọn nghề hot cho con du học: Phụ huynh không nên 'bắt cá leo cây'
Giáo dục
Hà Nội: Nguy cơ mất thưởng Tết hàng trăm giáo viên viết tâm thư gửi lãnh đạo thành phố
Tin liên quan
U22 Brunei được thưởng 350 tỷ đồng nếu cầm hoà Việt Nam
U22 Việt Nam: Chân đá Brunei, đầu lo tới Thái
MỚI - NÓNG
Đại tá Vũ Văn Đấu làm Giám đốc Công an tỉnh Quảng Trị
Xã hội TPO - Bộ trưởng Bộ Công an điều động, bổ nhiệm Đại tá Vũ Văn Đấu-Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội (Bộ Công an), đến nhận công tác và giữ chức vụ Giám đốc Công an tỉnh Quảng Trị.
Tuyển Indonesia bổ nhiệm huyền thoại Hà Lan Kluivert làm HLV trưởng thay Shin Tae-yong
Thể thao TPO - Liên đoàn bóng đá Indonesia quyết định bổ nhiệm tiền đạo huyền thoại Hà Lan, Patrick Kluivert làm HLV trưởng đội tuyển quốc gia thay Shin Tae-yong.
Cặp đôi chụp ảnh cưới giữa dòng người 'đi bão' mừng Việt Nam vô địch ASEAN Cup
Giới trẻ Tối 5/1, vợ chồng Đình Minh hẹn bạn ra trung tâm Hà Nội xem chung kết ASEAN Cup. Khi tuyển Việt Nam vô địch, cả hai cùng hòa vào dòng người “đi bão”, thực hiện bộ ảnh cưới độc lạ. Đất nước Brunei vàng dầu mỏ xe hơi