Đất Nuôi Trồng Thủy Hải Sản Là Gì? Có được Chuyển đổi Không?

Đất nuôi trồng thủy hải sản là gì? Loại đất này theo quy định thuộc nhóm đất nông nghiệp. Tuy nhiên khá nhiều người thắc mắc liệu loại đất này khi muốn chuyển mục đích sử dụng có được chấp thuận? Trong bài viết này, Trần Văn Toàn BDS sẽ cùng bạn tìm hiểu các quy định về loại đất nuôi trồng thủy hải sản này.

Toggle
  • Đất nuôi trồng thủy hải sản là gì?
    • Hiểu về đất nuôi trồng thủy hải sản
    • Quy định về sử dụng đất nuôi trồng thủy hải sản
  • Vậy đất nuôi trồng thủy hải sản có được chuyển đổi?
    • Thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất
  • Vậy giá đất được bồi thường của đất nuôi trồng thủy hải sản là bao nhiêu?
    • Quy định bồi thường đất nông nghiệp khi nhà nước thu hồi
  • Lời kết

Đất nuôi trồng thủy hải sản là gì?

Đất nuôi trồng thủy hải sản là gì và loại đất này có những quy định sử dụng như thế nào? Chúng ta sẽ cùng cập nhật để theo dõi trong phần này nhé.

Hiểu về đất nuôi trồng thủy hải sản

Quy định tại điều 10 của Luật đất đai 2013 có ghi rõ:

“Điều 10. Phân loại đất

Căn cứ vào mục đích sử dụng, đất đai được phân loại như sau:

  1. Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:
  2. e) Đất nuôi trồng thủy sản;”

Theo quy định này, hiểu đơn giản đất nuôi trồng thủy hải sản chính là đất nông nghiệp.

dat nuoi trong thuy hai san la gi 1
Đất nuôi trồng thủy hải sản theo quy định thuộc nhóm đất nông nghiệp

Quy định về sử dụng đất nuôi trồng thủy hải sản

Đối với loại đất nuôi trồng thủy hải sản, nhà nước thực hiện giao đất cho người dân. Hạn mức giao đất loại này được quy định tại điều 129, khoản 1 tại Luật đất đai 2013:

“a) Không quá 03 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;

  1. b) Không quá 02 héc ta cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác.”

Ngoài ra đất nuôi trồng thủy sản là loại đất được giao sử dụng là 50 năm và nếu hết thời hạn sử dụng sẽ được xem xét và tiếp tục cấp quyền nếu đủ điều kiện.

Vậy đất nuôi trồng thủy hải sản có được chuyển đổi?

Đất nuôi trồng thủy hải sản thuộc nhóm đất nông nghiệp tại điều 10, đồng thời điều 57 của Luật Đất đai cũng ghi rõ loại đất này được quyền chuyển đổi mục đích sử dụng. Tuy nhiên cần phải được sự cho phép của nhà nước. Vì thế khi cần thực hiện thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo điều 69, Nghị định số 43/2014/NĐ-CP:

Thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất

“1. Người sử dụng đất nộp đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất kèm theo Giấy chứng nhận đến cơ quan tài nguyên và môi trường.

2. Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất; hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật; trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất; chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.

Đối với trường hợp nhà đầu tư nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất của người đang sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư thì thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất đồng thời với thủ tục cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

3. Người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.”

dat nuoi trong thuy hai san la gi 2
Quy định bồi thường đất nông nghiệp khi nhà nước thu hồi tại Điều 77 của Luật đất đai 2013

Vậy giá đất được bồi thường của đất nuôi trồng thủy hải sản là bao nhiêu?

Đối với đất nuôi trồng thủy hải sản (thuộc nhóm đất nông nghiệp), nhà nước có quyền thu hồi nhưng thực hiện bồi thường theo quy định.

Quy định bồi thường đất nông nghiệp khi nhà nước thu hồi

Điều 77 của Luật đất đai 2013 có quy định:

“Điều 77. Bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân

  1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất thì được bồi thường về đất, chi phí đầu tư vào đất còn lại theo quy định sau đây:
  2. a) Diện tích đất nông nghiệp được bồi thường bao gồm diện tích trong hạn mức theo quy định tại Điều 129, Điều 130 của Luật này và diện tích đất do được nhận thừa kế;
  3. b) Đối với diện tích đất nông nghiệp vượt hạn mức quy định tại Điều 129 của Luật này thì không được bồi thường về đất nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại;
  4. c) Đối với diện tích đất nông nghiệp do nhận chuyển quyền sử dụng đất vượt hạn mức trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành thì việc bồi thường, hỗ trợ được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
  5. Đối với đất nông nghiệp đã sử dụng trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 mà người sử dụng đất là hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp nhưng không có Giấy chứng nhận hoặc không đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này thì được bồi thường đối với diện tích đất thực tế đang sử dụng, diện tích được bồi thường không vượt quá hạn mức giao đất nông nghiệp quy định tại Điều 129 của Luật này.”

Trong trường hợp bồi thường đất thu hồi là đất nông nghiệp cụ thể là đất nuôi trồng thủy hải sản. Nhà nước sẽ bồi thường bằng đất hoặc bằng tiền. Giá đất bồi thường sẽ được dựa theo mức giá tại bảng giá đất do UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm thu hồi đất.

dat nuoi trong thuy hai san la gi 3

Lời kết

Đất nuôi trồng thủy hải sản thuộc loại đất nông nghiệp nên những quy định cũng cần tuân thủ đúng pháp luật. Những thông tin được nêu rõ về đất nuôi trồng thủy hải sản là gì và chế độ sử dụng ra sao trên đây của Trần Văn Toàn BDS sẽ góp phần giúp bạn nắm rõ hơn.

Bài viết liên quan

Đất trồng lúa là gì? Có được chuyển nhượng? Lên thổ cư không?

Chuyển đổi đất trồng cây lâu năm lên thổ cư 2020, điều kiện, giá, thủ tục

Đất vườn là gì? Có xây được nhà? Thủ tục chuyển sang thổ cư?

Lưu ý: Bên mình KHÔNG TƯ VẤN  các dịch vụ đất nuôi trồng thủy sản. Bài viết chỉ nhằm mục đích chia sẻ.

Vui lòng KHÔNG LIÊN HỆ BÊN MÌNH

Từ khóa » đất Nuôi Trồng Thủy Sản Hết Thời Hạn Sử Dụng