Đặt Ống Nội Khí Quản: Quy Trình Kỹ Thuật Chuẩn Và Lưu Ý - MedJin

Nội dung
  • 1. Ống nội khí quản là gì?
  • 2. Các loại ống nội khí quản.
  • 3. Cấu tạo ống nội khí quản
  • 4. Chỉ định thở máy.
  • 5. Chống chỉ định mở khí quản
  • 6. Kĩ thuật đặt nội khí quản
  • 7. Chăm sóc bệnh nhân đặt nội khí quản
  • 8. Câu hỏi thường gặp khi đặt nội khí quản

1. Ống nội khí quản là gì?

Ống nội khí quản là một thiết bị y tế dùng trong cấp cứu dùng để đặt vào trong khí quản nhằm một số mục đích hỗ trợ thở cho bệnh nhân.

ong-noi-khi-quan
Ống nội khí quản

2. Các loại ống nội khí quản.

Ống nội khí quản được phân loại theo cấu tạo và kích thước.

Theo cấu tạo:
  • Nội khí quản 1 nòng: loại thường được sử dụng trong cấp cứu, chỉ có 1 nòng cho tới khí quản
  • Nội khí quản 2 nòng: một số thủ thuật chảy máu hô hấp dưới, rửa phế quản, có 2 nòng cho 2 phế quản chính.
Theo kích thước: có nhiều kích thước của ống nội khí quản tương ứng với từng cá thể và lứa tuổi. Bác sĩ sẽ là người lựa chọn:
Trưởng thành
  • Nam 7.5-8.0-8.5mm
  • Nữ 7.0-7.5-8.0mm
Trẻ sơ sinh
  • Non yếu: 2.5mm
  • Bình thường: 3.0 mm
Trẻ em
  • 1-6 tháng: 3.5mm
  • 6-12 tháng: 4.0mm
  • 12-24 tháng: 4.5mm
  • 2-6 tuổi: (tuổi/3)+3.5mm
  • >6 tuổi: (tuổi/4)+4.5mm

3. Cấu tạo ống nội khí quản

Ống nội khí quản được cấu tạo chủ yếu 3 phần:

  • Thân: 1 ống nhựa cong theo chiều giải phẫu đường thở, trên đó có chia độ dài để dựa vào ước lượng đường thở người bệnh để đặt độ sâu cho ống.
  • Bóng chèn: Ở đầu đưa vào đường thở có 1 bóng dùng để cố định vị trí đặt trong khí phế quản.
  • Đầu còn lại thì có dây bơm bóng chèn. Đây là đầu để nối với máy thở hoặc bóng thở.

4. Chỉ định thở máy.

Máy thở có nhiều chỉ dịnh, trong đó có những chỉ định chính sau:

- Tắc đường hô hấp trên:
  • Phù nề thanh quản, co thắt thanh quản
  • Bất thường bẩm sinh
  • Chấn thương hàm, hầu, thanh quản
  • Viêm nhiễm: Bệnh bạch hầu, áp xe thành sau họng, viêm tắc thanh quản,…
  • Dị vật đường thở: trẻ sơ sinh hít phân su nước ối, các dị vật khác
  • Các khối u gây chèn ép khó thở
- Không còn phản xạ thở:
  • Cấp cứu ngừng tuần hoàn
  • Ngộ độc thuốc ngủ
  • Tai biến mạch máu não, chấn thương sọ não.
- Bệnh nhân suy kiệt nặng, tăng tiết đờm dãi - Suy hô hấp nặng tăng CO2 máu
  • Hen phế quản
  • COPD
  • Các bệnh lý thần kinh cơ: ngộ độc, rắn cắn, uốn ván, nhược cơ,
- Suy hô hấp giảm O2 máu
  • Phù phổi cấp
  • Viêm phổi nặng
  • Hội chứng suy hô hấp cấp
- Gây mê - Bệnh lý thành ngực và màng phổi;
  • Gù vẹo cột sống
  • Chấn thương thành ngực: mảng sườn di động
  • Tràn khí màng phổi
  • Tràn dịch màng phổi số lượng nhiều

5. Chống chỉ định mở khí quản

Mở khí quản có những chống chỉ định khi có bất thường về đường thở từ trên xuống dưới, cụ thể như sau:

Đường miệng:
  • Sai khớp hàm
  • Vỡ xương hàm, u vòm họng
  • Phẫu thuật vùng hàm họng
Đường mũi:
  • Chấn thương hàm mặt, mũi
  • Rò dịch não tủy qua xoang hàm
  • Có rối loạn đông máu
Chung: đứt khí quản

6. Kĩ thuật đặt nội khí quản

Những bệnh nhân phải đặt nội khí quản thường là những bệnh nhân cần hồi sức và phải khai thông đường thở ngay lập tức. Vì vậy đặt nội khí quản là một kĩ thuật đòi hỏi sự nhanh chóng và chính xác từ bác sĩ hồi sức tích cực.

ky-thuat-dat-noi-khi-quan
Kỹ thuật đặt ống nội khí quản
Bước 1: Đánh giá đường thở: Các bất thường bẩm sinh, tình trạng nhiễm trùng, chấn thương, giải phẫu:
  • Di động xương hàm dưới
  • Khoảng cách cằm – tuyến giáp
  • Di động của cột sống cổ
Bước 2: Chuẩn bị dụng cụ:
  • Đèn soi thanh quản
  • Lưỡi đèn
  • Ống nội khí quản
  • Khác
  • Thuốc: an thần, giãn cơ, tê
Bước 3: Tư thế bệnh nhân:
  • Ngửa cổ tối đa
  • Bóp bóng hoặc thở oxy
  • An thần, giãn cơ đủ
  • Hút sạch đờm dãi, dịch dạ dày
  • Mắc monitor theo dõi nhịp tim và spO2
Bước 4: Đặt nội khí quản:
  • Bộc lộ thanh môn:
  • Luồn ống nội khí quản
  • Kiểm tra nội khí quản

7. Chăm sóc bệnh nhân đặt nội khí quản

Bệnh nhân đặt nội khí quản có rất nhiều vấn đề đặt ra cần chăm sóc về vệ sinh cho bệnh nhân và chăm sóc ống nội khí quản:

  • Vệ sinh răng miệng cho bệnh nhân tránh nhiễm khuẩn, nhiễm trùng răng miệng
  • Thay băng dính hàng ngày, thay băng chan Mayor 2 lần/ngày
  • Thay quần áo hang ngày
  • Hút đờm cho bệnh nhân qua ống nội khí quản để đường thở luôn thông thoáng, hiệu quả thở đạt tối đa
  • Theo dõi kiểm tra ống nội khí quản: vị trí cố định, súc rửa hàng ngày, tình trạng dịch quanh ống, bóng chèn, áp lực bóng chèn
  • Chăm sóc và dự phòng loét do tì đè: những bệnh nhân nằm nhiều thường xuất hiện loét tì đè ở các vị trí tiếp xúc với giường bệnh như bả vai, vùng cùng cụt, mắt cá chân,… nhiều bệnh nhân tử vong do loét tì đè chứ không phải do bệnh.
  • Chăm sóc dinh dưỡng cho bệnh nhân: bơm sữa, soup,.. qua sonde
  • Chăm sóc tinh thần: giải thích, động viên tinh thần cho bệnh nhân và người nhà.

8. Câu hỏi thường gặp khi đặt nội khí quản

Khi nào thì rút ống mở khí quản

Có nhiều chỉ định rút ống mở khí quản tùy vào từng trường hợp khác nhau, trong đó có những chỉ định chính sau:

  • Bệnh nhân tự thở
  • Tình trạng tim mạch ổn định: có thể theo dõi qua monitoring hoặc chụp điện tâm đồ
  • Đủ oxy: khi spO2 của bệnh nhân tự thở trên 95%
  • Tỉnh táo, Glasgow>13 không dùng an thần
  • Tình trạng chuyển hóa ổn định: pH máu>7.25, không có rối loạn điện giải nặng. Theo dõi qua cac xét nghiệm hóa sinh máu
Biến chứng sau khi rút nội khí quản

Bệnh cạnh những tác dụng của nội khí quản thì cũng có những tác dụng phụ cần được lưu ý và theo dõi thường xuyên để phát hiện kịp thời như sau:

  • Co thắt thanh quản
  • Phù nề đường hô hấp trên
  • Viêm phổi hít
  • Loét đường thở
  • Hẹp khí quản
  • Nói khan, khàn tiếng
  • Viêm thanh quản mạn

Từ khóa » Nội Khí Quản Là Gì