Đất Phèn Là Gì? Tác Hại, Cách Cải Tạo đất Phèn đúng Kỹ Thuật

Đất phèn là một trong những loại đất gây ảnh hưởng rất nhiều đến cây trồng trong nông nghiệp. Vậy đất phèn là gì? Cách cải tạo đất phèn như thế nào để khắc phục tình trạng đất chua để phục vụ trong trồng trột và chăn nuôi. Bạn hãy cùng Thongtinkythuat.com tìm hiểu những thông tin dưới đây nhé!

Xem nhanh ẩn
  1. 1. Đất phèn là gì?
  2. 2. Nguyên nhân hình thành đất phèn
  3. 3. Những tác hại của đất phèn
  4. 4. Cách cải tạo đất phèn đúng cách

Đất phèn là gì?

Định nghĩa đất phèn là gì?

Đất phèn hay còn gọi là đất chua mặn, tên khoa học là Thionic Fluvisols. Đây là tên gọi dùng để chỉ nhóm đất có chứa nhiều gốc Sunphat (SO42-) và có độ pH siêu thấp, lượng chất độc Al3+, Fe2+, SO42 rất cao. Chính vì điều này mà khả năng trao đổi và đệm của môi trường đất bị phá hủy, đất không có khả năng tự làm sạch dẫn tới đất bị ô nhiễm, động thực vật và vi sinh vật bị tiêu diệt hàng loạt.

Đất phèn là loại đất có độ pH cao

Đất phèn là loại đất có độ pH cao

Đất phèn có chứa nhiều gốc sunphat (SO42-) và có độ pH siêu thấp chỉ từ 2-3. Trong khi đó, lượng chất độc Al3+, Fe2+, SO42 lại rất cao khiến khả năng trao đổi và đệm của môi trường đất bị phá hủy không thể tự làm sạch. Bởi vậy, động thực vật và vi sinh vật có lợi cho cây trồng bị tiêu diệt hàng loạt.

Độ pH của đất phèn

đất phèn có trị số ph 7. Độ chua của đất có thể dẫn đến độc tố đối với thực vật như nhôm, sắt, mangan và kẽm do tính hòa tan của các nguyên tố này ở các giá trị pH thấp.

Nguyên nhân hình thành đất phèn

Nguyên nhân hình thành đất phèn đó là do quá trình oxy hóa phèn tiềm tàng tại chỗ, tạo ra axit H2SO4 chứa nhiều độc chất Al3+, Fe2+, SO42-. Khu vực có chứa các loại đất, đá trầm tích dễ hình thành nên đất nhiễm phèn và loại đất này được hình thành trong phạm vi 10.000 năm trở lại đây.

Đất phèn có chứa nhiều muối và sắt

Đất phèn có chứa nhiều muối và sắt

Do mực nước biển dâng cao, làm ngập đất, muối sunfat có trong nước biển trộn lẫn với các trầm tích đất chứa oxit sắt và các chất hữu cơ khác. Tới một thời điểm nhất định, nhiệt độ ấm hơn chính là điện kiện thích hợp cho các vi khuẩn tạo nên sự hình thành các sunfua sắt.

Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng đất để trồng trọt, canh tác, nhiều bà con nông dân đã sử dụng phân bón có chứa nhiều lưu huỳnh, lâu không cải tạo, đất bị phơi nhiễm và oxy hóa nhiễm phèn. Đất khi bị nhiễm phèn sẽ có tầng mặt khi khô sẽ cứng, xuất hiện nhiều vết nứt nẻ, đất chua khiến cho hoạt động kiểm soát của vi sinh vật trong đất kém đi.

Những tác hại của đất phèn

Các loại đất phèn thường mang đến rất nhiều tác hại cho cây trồng. Bạn có thể tham khảo một số những tác hại chính của đất phèn dưới đây.

Đất chua phèn thường có độ pH thấp, ion H+ cao. Trong khi đó, trừ một số ít cây ưa môi trường chua thì cây trồng Việt Nam, nhất là cây lúa đều chỉ thích hợp ở môi trường trung tính.

Đất phèn khiến cây cối phát triển kém

Đất phèn khiến cây cối phát triển kém

Đất không thể tự cải tạo, thiếu dinh dưỡng, trong khi đó cây cần các chất này để sinh trưởng nên cây không thể phát triển.  Với cây lúa, nhiều trường hợp xuất hiện hiện tượng chết mầm, chết mạ ngay sau khi sạ khiến người nông dân mất nhiều công gieo sạ và cấy dặm. Trong nhiều trường hợp, cuối vụ lúa xuất hiện xì phèn làm vàng lá chân gây ảnh hưởng đến giai đoạn trổ bông.

Cách cải tạo đất phèn đúng cách

Biện pháp thủy lợi

Tình trạng nước biển dần xâm lấn vào đất liền khiến tình trạng đất ngập mặt, bị phèn ngày một lớn. Để giảm thiểu tình trạng này, các đê ngăn nước biển tràn, hệ thống mương máng tưới tiêu cần được xây dựng nhằm tạo điều kiện cho việc rửa mặn, xổ phèn, tăng độ pH của đất.

Tiến hành bón vôi

Bón vôi chủ yếu giúp cung cấp canxi cho cây trồng và khả chua, làm giảm tính độc hại của hàm lượng ion sắt 3+, nhôm tự do, đẩy lùi ion Na ra khỏi bề mặt đất. Sau khi bón vôi, bà con cần tiến hành tháo nước vào ruộng để rửa mặt và bổ sung chất hữu cơ cho đất.

Bón vôi giúp trung hòa độ pH

Bón vôi giúp trung hòa độ pH

Cày sâu, phơi ải

Cày sâu là cách làm khiến cho bề mặt đất bị chua lộ ra ngoài nhiều nhất có thể. Sau đó đưa nước mưa, nước tưới tiêu vào để rửa đi lớp chua.

Việc phơi ải chính là sử dụng năng lượng mặt trời để kiểm soát tác nhân gây bệnh trong đất, chủ yếu bằng cách phủ lớp bóng trong suốt lên trên bề mặt để giữ năng lượng mặt trời tiêu diệt mầm bệnh.

Lên luống

Lên luống chính là lật úp đất thành các luống cao khác nhau, bề mặt đất được lật lên, gốc mạ úp xuống tạo thành lớp đệm hữu cơ. Đây là cách làm hiệu quả không chỉ giúp giảm phèn hại cho cây mà còn chống ngập úng, tạo tầng đất dày giúp bà con nông dân dễ dàng chăm sóc cây trồng.

Lên luống giúp cải tạo đất phèn

Lên luống giúp cải tạo đất phèn

Cải tạo bằng phân bón

Đất phèn không thể tự cải tạo được dẫn đến gây hại cho cây. Bởi vậy, bà con nông dân cần sử dụng phân bón để cải tạo đất. Các loại phân hữu cơ như phân đạm, phân lân, phân vi lượng có thể tăng độ phì nhiêu của đất bà con nên sử dụng.

Chú ý tránh sử dụng các phân có chứa lưu huỳnh như đạm sunfat bởi trong đất đã có chứa lưu huỳnh ở các dạng gây độc, bón thêm tức là làm cho các chất độc càng gia tăng.

Bên cạnh đó, kali cũng là loại phân bón không nên sử dụng. Vì kali trong đất phèn khá cao, nếu bón thêm sẽ khiến tăng độc chất nhôm gây chết cây.

Trên đây là những thông tin về đất phèn cũng như tác hại của đất phèn trong nông nghiệp. Từ đó, bạn sẽ có thể lên kế hoạch cải tạo đất hiệu quả để có thể làm nông nghiệp và nâng cao năng suất lao động.

Từ khóa » đất Nhiễm Phèn Có Nhiều Ion Nào