Đất Phi Nông Nghiệp Là Gì? Phân Loại đất Phi Nông Nghiệp Cụ Thể
Có thể bạn quan tâm
Luật đất đai của Việt Nam năm 2013 đã quy định rõ về 3 nhóm đất chính bao gồm: Đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Mỗi một nhóm đất sẽ có những đặc điểm và phân loại riêng biệt. Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu thêm về đất phi nông nghiệp là gì cùng những vấn đề có liên quan.
Đất phi nông nghiệp là gì?
Khái niệm đất phi nông nghiệp là gì không khó để trả lời, khi nhìn vào tên gọi chắc hẳn mọi người cũng hiểu được phần nào rồi phải không. Đất phi nông nghiệp là loại đất không được sử dụng cho mục đích nông nghiệp như: đất rừng sản xuất, đất trồng cây lâu năm, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất ở nông thôn, đất ở đô thị và các loại đất khác có mục đích sử dụng không dùng để làm nông nghiệp.
Phân loại các nhóm đất phi nông nghiệp
Sau khi tìm hiểu về đất phi nông nghiệp là gì, vấn đề phân loại đất phi nông nghiệp cũng rất quan trọng. Điều này được quy định cụ thể từ Điều 143 đến Điều 163 Luật đất đai năm 2013.
Đất ở gồm đất tại nông thôn, đất ở tại đô thị
- Đất ở tại nông thôn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt cho phép chủ sở hữu được sử dụng để xây dựng nhà ở, xây dựng công trình phục vụ đời sống, vườn, ao… nhưng phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng điểm dân cư thông thôn.
- Với loại đất ở tại đô thị hình thức sử dụng giống với đất ở tại nông thôn. Tuy nhiên do các khu đô thị gia tăng nhanh chóng mà các quy định sẽ được siết chặt hơn.
Đất xây dựng trụ sở cơ quan, xây dựng công trình sự nghiệp
- Nhóm đất được dùng cho mục đích xây dựng cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội hoặc căn cứ tổ chức chính trị… được gọi chung là xây dựng trụ sở cơ quan.
- Với loại đất xây dựng công trình sự nghiệp sẽ được sử dụng để xây dựng các công trình thuộc các ngành và lĩnh vực liên quan đến kinh tế, xã hội, y tế, văn hoá, giáo dục, khoa học công nghệ, ngoại giao và những công trình sự nghiệp khác.
Đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh
Được quy định tại Điều 61 Luật đất đai năm 2013, sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh nhằm đảm bảo phục vụ cho việc bảo vệ an ninh quốc gia, luôn sẵn sàng khi đất nước rơi vào hoàn cảnh khó khăn hoặc có sự đe dọa vũ lực, vũ trang từ bên ngoài.
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
Bao gồm các nhóm nhỏ hơn như: Đất khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đất thương mại, dịch vụ; cụm chế xuất; đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp; đất sản xuất vật liệu xây dựng, đất sử dụng cho hoạt động khoáng sản; làm đồ gốm.
Đất sử dụng vào mục đích công cộng
Được sử dụng để đảm bảo cho đời sống, giao thông đi lại và sinh hoạt của người dân trong cả nước. Trong đó bao gồm đất giao thông (cảng hàng không, cảng đường thủy nội địa, sân bay, cảng hàng hải, hệ thống đường bộ, hệ thống đường sắt và công trình giao thông khác); đất thủy lợi; đất có di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất công trình bưu chính, viễn thông, đất chợ; đất công trình năng lượng; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác;
Đất dành cho cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng- Đất cơ sở tôn giáo: bao gồm đất thuộc chùa, nhà nguyện, thánh đường, thánh thất, niệm phật đường, trụ sở của tổ chức tôn giáo, tu viện, trường đào tạo riêng của tôn giáo, các cơ sở khác của tôn giáo được nhà nước cho phép hoạt động.
- Với đất tín ngưỡng sẽ bao gồm đất có công trình đình, đền, am, miếu, từ đường, nhà thờ họ. Ngày nay xu hướng xây dựng nhà thờ họ, từ đường của người dân đang tăng cao. Vì thế cần có sự quy hoạch chặt chẽ từ các cấp chính quyền.
Đất làm nghĩa trang, nghĩa địa, nhà tang lễ, nhà hỏa táng
Đối với nhóm đất này cần quy hoạch tập trung và phù hợp với quy hoạch sử dụng đất. Hơn nữa không được nằm gần khu dân cư và phải thuận tiện cho việc chôn cất, thăm viếng, an toàn vệ sinh môi trường.
Đất sông ngòi, kênh, rạch, suối và mặt nước chuyên dùng
- Đối với đất có mặt nước chuyên dùng vào mục đích phi nông nghiệp hoặc phi nông nghiệp kết hợp với nuôi trồng và khai thác thủy sản, nhà nước giao cho tổ chức tại các địa phương để quản lý sử dụng và khai thác.
- Các gia đình, cá nhân hoặc tổ chức kinh tế được nhà nước tạo điều kiện để sử dụng đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối thuê để phát triển kinh tế. Chủ thuê có trách nhiệm đóng tiền thuế đất qua mỗi năm.
- Nhà nước cho thuê đất sông, ngòi, kênh, rạch, suối và thu tiền thuê đất đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư nuôi trồng thủy sản. Vừa tăng thêm ngân sách lại giúp thu hút thêm vốn đầu tư từ nước ngoài để thúc đẩy kinh tế vững mạnh.
Đất phi nông nghiệp khác
Bao gồm đất làm nhà nghỉ, lán, trại cho người lao động trong cơ sở sản xuất; đất xây dựng kho, thuốc bảo vệ thực vật, nhà để chứa nông sản, máy móc, phân bón, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp; đất xây dựng công trình khác không nhằm mục đích kinh doanh và không gắn liền với đất ở.
Đất phi nông nghiệp có chuyển sang đất ở được không?
Câu trả lời là có tuy nhiên chỉ áp dụng cho những trường hợp chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở. Điều này đã được quy định rõ tại điểm e khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai năm 2013. Khi chuyển cần phải có quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.Như vậy, trong nhóm đất phi nông nghiệp chỉ duy nhất nhóm đất phi nông nghiệp không phải là đất ở mới có thể chuyển sang đất ở. Quý khách hàng nên tìm hiểu kỹ để tránh làm mất thời gian.
Hồ sơ, thủ tục chuyển đất phi nông nghiệp sang đất ở năm 2023
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ với các loại giấy tờ sau:
- Đơn xin phép chuyển mục đích sử dụng đất.
- Giấy chứng nhận (Sổ đỏ, Sổ hồng).
Bước 2: Nộp và tiếp nhận hồ sơMọi người có thể nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa hoặc nộp trực tiếp tại Phòng Tài nguyên và Môi trường nơi có đất. Khi tiếp nhận hồ sơ sẽ có 2 trường hợp xảy ra dưới đây:
- Nếu hồ sơ đầy đủ giấy tờ và hợp lệ, bộ phận tiếp nhận sẽ ghi vào sổ tiếp nhận và gửi phiếu đến người nộp.
- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì trong thời gian 3 ngày, bộ phận tiếp nhận có trách nhiệm thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh theo quy định.
Trong thời gian giải quyết, mọi người cần theo dõi sát sao để kịp thời nộp tiền sử dụng đất theo thông báo từ cơ quan thuế.Bước 4: Trả kết quảThời gian trả kết quả không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Không tính các ngày nghỉ, lễ tết theo quy định của pháp luật. Việc sử dụng đất phi nông nghiệp đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng và tuân thủ các quy định pháp luật. Bài viết trên là lời giải đáp chi tiết cho câu hỏi “Đất phi nông nghiệp là gì?” và những vấn đề xoay quanh loại đất này. Hy vọng những thông tin batdongsanonline.vn tổng hợp trên sẽ hữu ích đối với các bạn độc giả.
Xem thêm:
- Đất Thổ Cư Là Gì? Quy Định Pháp Lý Thổ Cư Mới 2023
- Đất nông nghiệp là gì? Tất tần tật thông tin mới nhất về đất nông nghiệp
- Đất dịch vụ là gì? Giải đáp những thắc mắc về đất dịch vụ
Từ khóa » Diện Tích đất Phi Nông Nghiệp Là Gì
-
Đất Phi Nông Nghiệp Là Gì?
-
Đất Phi Nông Nghiệp Là Gì? Thời Gian & Quy định Về Sử Dụng
-
Đất Phi Nông Nghiệp Là Gì? Quy định Về đất Phi Nông Nghiệp?
-
Đất Phi Nông Nghiệp Là Gì? Khi Nào được Chuyển Sang đất ở?
-
Đất Phi Nông Nghiệp Là Gì Theo Quy định Luật đất đai?
-
Đất Phi Nông Nghiệp Là Gì? Đất Này Có Xây được Nhà Không ?
-
Đất Phi Nông Nghiệp Là Gì? Điều Kiện Chuyển Nhượng đất Phi Nông ...
-
Đất Nông Nghiệp, đất Phi Nông Nghiệp Là Gì? - Thư Viện Pháp Luật
-
Đất Phi Nông Nghiệp Là Gì? Đất Nào Phải Chịu Thuế đất ...
-
Thuế đất Phi Nông Nghiệp Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
Đất Phi Nông Nghiệp Là Gì? - Luật Hoàng Phi
-
8 Câu Hỏi Phổ Biến Về đất Phi Nông Nghiệp - .vn
-
Hỏi đáp Đất Phi Nông Nghiệp - UBND QUẬN 8
-
Thuế Sử Dụng đất Phi Nông Nghiệp Và Tất Cả Những điều Cần Biết