Đất Rừng Sản Xuất Là Gì? Đất Rừng Sản Xuất được Trồng Cây Gì?

Mục lục bài viết

  • 1 1. Đất rừng sản xuất là gì?
  • 2 2. Chế độ sử dụng đất rừng sản xuất:
  • 3 3. Đất rừng sản xuất được trồng cây gì?
  • 4 4. Đất rừng sản xuất có được chuyển mục đích sử dụng không?

1. Đất rừng sản xuất là gì?

Rừng được biết đến là một quần xã sinh vật khổng lồ bao gồm môi trường đất, khí hậu và sinh vật rừng tạo nên một quần thể thống nhất và tương trợ lẫn nhau. Chính vì điều này mà mỗi quốc gia cần có một diện tích rừng tối ưu khoảng 45%, đây là một trong những tiêu chí an ninh môi trường vô cùng quan trọng. Rừng đối với sự phát triển của nền kinh tế của mỗi quốc gia có vai trò mật thiết.

Nước Việt Nam ta cũng là một nước được biết đến là rừng vàng biển bạc nhưng với tình hình khai thác quá mức dẫn đến phá hoại hệ sinh thái rừng hiện nay dẫn đến việc Nhà nước ta đã ban hành quy định của pháp luật đó là Luật Lâm nghiệp của Việt Nam trong đó còn ghi rõ nội dung về rừng là một trong những tài nguyên quý báu mà thiên nhiên ưu ái ban tặng cho nước ta, rừng có khả năng tái tạo, là bộ phận quan trọng với môi trường sinh thái, đóng góp giá trị to lớn với nền kinh tế quốc gia, gắn liền với đời sống của nhân dân và sự sống còn của dân tộc.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 10 của Luật đất đai 2013 có thể hiểu Đất rừng sản xuất là đất nông nghiệp, được sử dụng chủ yếu vào mục đích kinh doanh sản xuất gỗ cây, lâm sản, các động vật rừng,… Ngoài ra, đất rừng sản xuất còn mang ý nghĩa phòng rừng và bảo vệ rừng.

Phân loại đất rừng sản xuất

Đất rừng sản xuất gồm 2 loại chính là:

– Đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên bao gồm: rừng tự nhiên được tái sinh bằng cách tự nhiên

– Đất rừng sản xuất là rừng trồng bao gồm: rừng trồng có thể sử dụng vốn của ngân sách Nhà nước hoặc vốn của chủ sở hữu

Mục đích sử dụng đất rừng sản xuất

Rừng sản xuất là loại đất được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, các lâm sản, đặc sản rừng, động vật rừng và kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái.

Đất rừng sản xuất được phép chuyển mục đích sử dụng tùy theo căn cứ nhu cầu của người sử dụng đất và dựa vào quyết định mục đích sử dụng đất của Nhà nước.

2. Chế độ sử dụng đất rừng sản xuất:

Rừng sản xuất gồm rừng tự nhiên và rừng trồng nên quy định Pháp luật về chế độ sử dụng đất rừng sản xuất sẽ bao gồm như sau:

Đối với rừng tự nhiên theo quy định tại Khoản 33 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thì đất rừng sản xuất được giao cho các tổ chức quản lý là rừng tự nhiên để quản lý, bảo vệ và phát triển. Tuy nhiên, đối với cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư đang sinh sống tại khu vực rừng sản xuất là rừng tự nhiên nơi chưa có tổ chức quản lý rừng mà có nhu cầu, khả năng bảo vệ, phát triển rừng thì được Nhà nước giao đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên không thu tiền sử dụng đất để bảo vệ, phát triển rừng và được kết hợp khai thác các lợi ích khác theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

Đối với rừng trồng, theo quy định tại Khoản 2 Điều 135 Luật Đất đai 2013 thì Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất là rừng trồng theo quy định sau đây:

– Đối với hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp theo hạn mức quy định giao đất là không quá 30 hecta để sử dụng vào mục đích sản xuất lâm nghiệp. Đối với diện tích đất rừng sản xuất do hộ gia đình, cá nhân sử dụng vượt hạn mức thì phải chuyển sang thuê đất;

– Đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư trồng rừng;

– Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất, cho thuê đất rừng sản xuất trong các trường hợp trên thì được sử dụng diện tích đất chưa có rừng để trồng rừng hoặc trồng cây lâu năm.

3. Đất rừng sản xuất được trồng cây gì?

Hiện nay, rừng sản xuất được mọi người biết đến là loại đất được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh các loại cây lấy gỗ, các lâm sản, đặc sản rừng, động vật rừng và kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh thái. Dựa vào những thứ mà rằng sản xuất đem lại thì có thế thấy rừng sản xuất thuận lợi mang lại lợi ích kinh tế cao, lợi nhuận đầu tư lớn khi có thể khai thác giá trị trên đất.

Do đó, khi hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư đang sinh sống trong khu vực rừng sản xuất là rừng tự nhiên nơi chưa có tổ chức quản lý rừng mà có nhu cầu, khả năng bảo vệ, phát triển rừng thì được giao đất không thu tiền sử dụng đất để bảo vệ, phát triển rừng và được kết hợp khai thác các lợi ích khác theo quy định của pháp luật. Không những thế mà pháp luật còn quy định về việc giao đất hoặc cho thuê đất đối với tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư trồng rừng. Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thế chấp theo quy định của pháp luật.

Bên canh những mặt lợi mà rừng sản xuất đem lại thì  đối với loại rừng này được xác định khó khăn trong việc tìm được đơn vị chủ đầu tư uy tín trong vận hành quản lý đầu tư phát triển kinh tế đất rừng sản xuất và đồng thời có kế hoạch phục hồi và bảo vệ rừng.

Mặc dù pháp luật không có quy định rõ ràng và cụ thể về loại cây trồng trên đất rừng sản xuất cụ thể là cây gì, nhưng với những quy định được pháp luật hiện hành ở trên thì có thể hiểu rằng đất rừng sản xuất là loại đất được dùng để trồng các loại cây lấy gỗ lâu năm. Cung thị trường gỗ đang thấp hơn so với nhu cầu thị trường. Đây là cơ hội để có thể mở rộng, đẩy mạnh kinh tế trong nước và xuất khẩu. Và rừng sản xuất chính là nơi cung cấp nguồn gỗ nhiên liệu phục vụ cho ngành công nghiệp gỗ một cách dồi dào nếu được đầu tư và khai thác đúng cách. Và giá trị gia tăng của đất cao khi thời gian giao đất dài. Có thể tái đầu tư từ giống cây trồng, đồng nghĩa sẽ có thể thu về lợi nhuận kép.

Để làm rõ hơn vấn đề này thì theo quy định của pháp luật, đất rừng sản xuất và đất trồng cây ăn quả là hai loại đất khác nhau. Bởi lẽ: Đất rừng sản xuất được sử dụng chủ yếu vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp hoặc nuôi trồng thủy sản. Còn đất trồng cây ăn quả thuộc nhóm đất trồng cây lâu năm, được sử dụng vào mục đích trồng các loại cây được trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm.

Dựa trên hai định nghĩa trên có thể thấy, không được phép trồng cây ăn quả trên đất rừng sản xuất. Muốn trồng cây ăn quả, chủ sở hữu phải tiến hành chuyển đổi mục đích sử dụng và được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Hiện nay, giới đầu tư bất động sản thường có xu hướng mua đất rừng sản xuất, đất nông nghiệp, đất ruộng ở các vùng ven đô thị, sau đó làm hồ sơ chuyển mục đích sử dụng thành thổ cư và bán lại. Mua loại bất động sản này mất khá nhiều thời gian để hoàn chỉnh pháp lý, trung bình khoảng 3 – 6 tháng. Tuy nhiên, lợi nhuận nhà đầu tư thu được lại khá lớn bởi loại đất này được bán ra rất rẻ. Theo quy định, đất rừng sản xuất là đất nông nghiệp. Chính vì vậy, người mua và nhà đầu tư khi chọn mua loại đất này cần phải hết sức thận trọng, tránh mua phải đất dính lùm xùm pháp lý hoặc đất nằm trong diện quy hoạch.

4. Đất rừng sản xuất có được chuyển mục đích sử dụng không?

Đất rừng sản xuất được phép chuyển mục đích sử dụng tùy theo căn cứ nhu cầu của người sử dụng đất và dựa vào quyết định mục đích sử dụng đất của Nhà nước. Với những ai muốn chuyển đất rừng sản xuất (đất nông nghiệp) sang đất phi nông nghiệp, phải có sự cho phép của cơ quan chức năng có thẩm quyền.

Tuy nhiên, để chuyển đổi thì chủ sở hữu cần liên hệ trực tiếp phòng Tài nguyên môi trường tại địa phương để biết được mảnh đất này có được phép chuyển đổi hay không. Bởi lẽ, theo quy định tại Điều 52 Luật Đất đai, để cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cần căn cứ: Phù hợp với kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và nhu cầu sử dụng đất thể hiện trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất là chính đáng.

Kèm theo đó thì pháp luật Đất đai cũng nêu rõ về thẩm quyền chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất ăn cứ Điều 59 Luật Đất đai năm 2013, thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất được quy định như sau:

– Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với tổ chức.

– Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất đối với cá nhân, hộ gia đình. Trường hợp cho cá nhân, hộ gia đình chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất để sử dụng vào mục đích thương mại, dịch vụ với diện tích từ 0,5 héc ta trở lên, thì phải có văn bản chấp thuận của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trước khi quyết định.

Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:

– Luật Đất đai năm 2013.

Từ khóa » đất Có Rừng Trồng Sản Xuất Là Gì