Đặt Stent điều Trị Hẹp Niệu đạo, Hẹp Niệu Quản Tái Phát

Video

Xem thêm tin
Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108 chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108 chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

20/11/2024 Chiều ngày 19/11, Viện NCKHYDLS 108, Bệnh viện TWQĐ 108 tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam. Thay mặt Thường vụ, Đảng uỷ, lãnh đạo Viện NCKHYDLS 108, Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song - Viện trưởng Viện NCKHYDLS 108, Giám đốc Bệnh viện đã phát biểu chúc mừng, tri ân quý Thầy cô; đề ra các mục tiêu cụ thể cho đội ngũ giảng viên và phương hướng hoạt động năm 2025. Trân trọng kính mời quý vị xem video phát biểu chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 của Thiếu tướng GS.TS Lê Hữu Song dưới đây: Chi tiết
Bệnh đái tháo đường có xu hướng trẻ

Bệnh đái tháo đường có xu hướng trẻ

14/11/2024 Chi tiết
Phẫu thuật thay khớp nhân đạo tại Bệnh viện TWQĐ 108

Phẫu thuật thay khớp nhân đạo tại Bệnh viện TWQĐ 108

11/11/2024 Chi tiết
Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua quyết thắng năm 2024

Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng và phong trào thi đua quyết thắng năm 2024

30/10/2024 Chi tiết Trang chủ | Y Học Sức Khỏe Phương pháp điều trị mới: Đặt stent điều trị hẹp niệu đạo, hẹp niệu quản tái phát 09:06 AM 29/01/2018 Hẹp niệu đạo là tổn thương tương đối phổ biến và là một thách thức điều trị đối với các nhà ngoại khoa tiết niệu. Nguyên nhân của hẹp niệu đạo có thể do di chứng của chấn thương, viêm nhiễm, sau điều trị hoặc do bẩm sinh. Điều trị phổ biến hiện nay tại Việt Nam là nong niệu đạo, phẫu thuật xẻ niệu đạo, và phẫu thuật tạo hình niệu đạo. Các phương pháp này đều có nhược điểm là tỷ lệ tái phát cao, tới 50-60% theo một số nghiên cứu. Hẹp niệu quản ít gặp hơn hẹp niệu đạo, nhưng điều trị triệt để cũng gặp nhiều khó khăn. Hẹp niệu quản là hậu quả của tổn thương lành tính (bẩm sinh, do sỏi, viêm nhiễm, sau điều trị) hoặc do tổn thương ác tính chèn ép từ bên trong hoặc từ bên ngoài vào. Điều trị hiện tại có thể phẫu thuật tạo hình hoặc đặt stent JJ niệu quản. Phẫu thuật chỉ định cho một số trường hợp và cũng có tỷ lệ biến chứng như hẹp tái phát, lưu thông niệu quản mới không tốt. Trong khi đó đặt stent JJ có nhiều nhược điểm: Phải thay thế sau 3-6 tháng, gây đau khó chịu, nhiễm khuẩn, tạo sỏi …. Trên thế giới, đặt stent điều trị hẹp niệu đạo và hẹp niệu quản là phương pháp tiếp cận ít sang chấn, cho hiệu quả cao, bắt đầu được sử dụng từ những năm 90. Nhưng phát triển mạnh gần đây khi stent bao phủ hoàn toàn bằng silicon, tránh được một số nhược điểm như tạo sỏi hoặc niêm mạc phát triển vào nòng stent, được phát triển và đưa vào sử dụng từ năm 2009. Một số nghiên cứu bước đầu về loại stent này đưa ra kết quả điều trị trung dài hạn rất tốt. Ngày 18/01/2018 vừa qua, tại Khoa Ngoại Tiết niệu, Bệnh viện TƯQĐ 108, hai bệnh nhân, một hẹp niệu đạo, một hẹp niệu quản, đã được đặt stent để điều trị. Bước đầu, cho kết quả tốt. Trường hợp 1: Bệnh nhân N.A.H, 70 tuổi, mổ nội soi cắt tiền liệt tuyến tháng 11/2017. Sau mổ, bệnh nhân có biến chứng hẹp niệu đạo màng, tiến hành mổ xẻ niệu đạo tháng 12/2017 và nong niệu đạo định kỳ sau đó, nhưng bệnh nhân vẫn đái khó, tia tiểu nhỏ. Bệnh nhân đã được đặt stent niệu đạo BUS R80. Sau phẫu thuật, bệnh nhân tiểu dễ, tia tiểu to.

1: Chỗ hẹp niệu đạo; 2: stent trong nòng niệu đạo; 3: tia tiểu to sau khi đặt stent. Trường hợp 2: Bệnh nhân P.V.K, 44 tuổi, mổ nội soi tán sỏi niệu quản trái 02 lần năm 2016, 01 lần năm 2017. Tháng 6/2017, bệnh nhân được chẩn đoán xác định hẹp niệu quản và mổ tạo hình niệu quản, sau mổ niệu quản vẫn hẹp, bệnh nhân đau tức thắt lưng trái, thỉnh thoảng có đợt viêm bể thận trái, và phải đặt lưu stent JJ thường xuyên. Ngày 18/01/2018, bệnh nhân đã được đặt stent URS-O-R-10-120, phẫu thuật thuận lợi, stent ở vị trí tốt. Sau 4 ngày bệnh nhân hết đau, stent ở vị trí mong muốn.

3: Chỗ hẹp của niệu quản; 4: stent trong lòng niệu quản. Khoa Ngoại Tiết niệu - Bệnh viện TƯQĐ 108 Chia sẻ

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng chuyên mục

    Một số điều cần biết về kéo dài chân, nâng chiều cao

    Một số điều cần biết về kéo dài chân, nâng chiều cao

    14:14 07/07/2019
    Chăm sóc người bị cảm cúm

    Chăm sóc người bị cảm cúm

    13:46 21/12/2018
    Một số điều cần biết về bệnh Viêm tụy cấp

    Một số điều cần biết về bệnh Viêm tụy cấp

    03:08 12/07/2018

Từ khóa » Cách Xử Lý Hẹp Niệu đạo