Đất Trồng Lúa Là Gì? Có được Chuyển Nhượng? Lên Thổ Cư Không?
Có thể bạn quan tâm
Đối với khu vực nông thôn thì đất trồng lúa là một phần rất quan trọng giúp gia tăng thu nhập và có cuộc sống ổn định. Tuy nhiên nếu bạn đang thắc mắc đất trồng lúa là gì, có được chuyển nhượng và nâng cấp thành đất thổ cư không, hãy theo dõi bài viết dưới đây của tranvantoan.com nhé.
- Đất trồng lúa là gì?
- Đất trồng lúa có được chuyển nhượng?
- Thủ tục chuyển nhượng đất trồng lúa:
- Đất trồng lúa có được lên thổ cư không?
Đất trồng lúa là gì?
Đất trồng lúa là một loại hình đất thích hợp cho việc trồng và sản xuất các loại cây lúa nước. Đất trồng lúa được chia thành 2 hình thái khác nhau gồm:
- Đất chuyên trồng lúa nước: Loại đất này có thể trồng được từ hai vụ lúa nước trong một năm theo quy định của khoản 2 Điều 3 Nghị định 35/2015/NĐ-CP.
- Đất trồng lúa khác: là đất dùng để trồng các loại cây lúa khác và đất trồng lúa nương đã được quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 35/2015/NĐ-CP.
Đất trồng lúa có được chuyển nhượng?
Theo quy định của nhà nước, đất trồng lúa có thể được chuyển nhượng nếu nằm trong các điều kiện sau được quy định tại khoản 3 Điều 186 và khoản 1 Điều 168 của Luật chuyển nhượng quyền sử dụng đất:
- Đất trồng lúa không có tranh chấp
- Quyền sử dụng đất trồng lúa không bị kê biên
- Đất trồng lúa vẫn còn trong thời hạn sử dụng.
Song song với đó, sẽ có những trường hợp bạn không được chuyển nhượng đất trồng lúa, là:
- Các cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng người Việt Nam định cư ở nước ngoài, hoặc tổ chức có vốn đầu tư nước ngoài đang nằm trong nhóm đối tượng không được nhà nước cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất.
- Các tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa, các loại đất rừng, tuy nhiên nếu việc chuyển nhượng nằm trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất do cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt thì được phép.
- Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất, canh tác nông nghiệp.
Thủ tục chuyển nhượng đất trồng lúa:
Bước 1: Điền thông tin đầy đủ vào hợp đồng chuyển nhượng dưới sự thỏa thuận của cả hai bên.
Bước 2: Đem hợp đồng chuyển nhượng đi công chứng tại UBND cấp tỉnh, thành phố nơi có bất động sản chuyển nhượng ở đó.
Bước 3: Nộp hồ sơ đăng ký biến động đất đai. Hồ sơ bao gồm:
- Đơn xin đăng ký biến động
- Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã công chứng
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Bản sao CMND, sổ hộ khẩu của hai bên.
Đất trồng lúa có được lên thổ cư không?
Dựa theo quy định của Luật đất đai 2013 tại Điều 57, nếu muốn chuyển mục đích sử dụng đất phải được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, gồm các trường hợp sau:
- Chuyển từ đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm
- Chuyển từ đất trồng lúa sang đất trồng rừng, đất làm muối
- Chuyển từ đất trồng lúa sang đất nuôi trồng thủy sản
- Chuyển từ đất trồng cây lâu năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản.
- Chuyển từ đất trồng cây lâu năm khác sang đất làm muối, hoặc đất nuôi trồng thủy sản nói chung.
- Chuyển từ đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất sang nhóm đất nông nghiệp
- Chuyển từ đất trồng lúa sang đất phi nông nghiệp
- Chuyển từ đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất, cho phép sử dụng và không thu tiền sang đất phi nông nghiệp có thu tiền sử dụng đất.
- Chuyển từ đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất phi nông nghiệp thuộc dạng đất ở
- Chuyển đất xây dựng với mục đích kinh doanh, hoặc sản xuất không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ;
- Chuyển đất từ loại hình thương mại, dịch vụ sang đất sản xuất phi nông nghiệp.
Như vậy, quay lại với câu hỏi “Đất trồng lúa có được lên thổ cư không?” chúng tôi xin trả lời rằng bạn có thể chuyển từ loại hình đất trồng lúa lên đất thổ cư với bộ hồ sơ xin phép gồm:
- Đơn đề nghị đăng ký biến động về quyền sử dụng đất
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
Hồ sơ sẽ được nộp tại phòng tài nguyên môi trường để tiến hành thủ tục chuyển đổi. Trong thời hạn tối đa 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan nhà nước tiếp nhận hồ sơ của bạn sẽ thông báo kết quả. Nếu được duyệt, bạn cần tiến hành thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
Tranvantoan.com mong rằng sau khi tham khảo bài viết trên đây bạn đã có cho mình lời giải đáp chi tiết về đất trồng lúa là gì, có được chuyển nhượng hay chuyển đổi sang đất thổ cư không.
Bài viết liên quan
Chuyển đổi đất trồng cây lâu năm lên thổ cư 2020, điều kiện, giá, thủ tục
Đất vườn là gì? Có xây được nhà? Thủ tục chuyển sang thổ cư?
Đất nuôi trồng thủy hải sản là gì? Có được chuyển đổi không?
Lưu ý: Bên mình KHÔNG TƯ VẤN về đất trồng lúa. Bài viết chỉ nhằm mục đích chia sẻ.
Vui lòng KHÔNG LIÊN HỆ BÊN MÌNH
Từ khóa » Cây Lúa Nước Thích Hợp Với Loại đất Nào
-
Đất Trồng Lúa Là Gì? Cách Làm Và Cải Tạo đúng Kỹ Thuật - My Garden
-
Loại đất Nào Sau đây Thường được Dùng để Trồng Cây Lúa Nước?
-
Loại đất Nào Sau đây Thường được Dùng để Trồng Cây Lúa Nước?
-
Loại đất Nào Tốt Nhất Cho Cây Lúa Nước - Bí Quyết Xây Nhà
-
Đất Trồng Lúa Nước Còn Lại Là Gì? Trách Nhiệm Sử Dụng đất Trồng Lúa?
-
Đặc điểm Sinh Thái Của Cây Lúa - Phần 4 - 2lua
-
Đất Thích Hợp để Trồng Lúa Nước: A. Đất Ba Gian B. Đất Phù Sa C. Đất ...
-
[LỜI GIẢI] Loại đất được Coi Là Thích Hợp Nhất đối Với Cây Lúa Mì Là
-
Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cây Lúa. Những Biện Pháp Giúp Tăng ...
-
Loại đất Nào Thường được Dùng để Trồng Cây Lúa Nước?
-
Thích Hợp để Canh Tác Cây Lúa, Hoa Màu Và Cây Công Nghiệp Hằng Nă
-
Trong Sản Xuất Nông Nghiệp, Loại đất Tốt Nhất Dùng để Trồng Cây Lúa Là
-
Loại đất Nào Sau đây Thường được Dùng để Trồng Cây Lúa Nước
-
[PDF] ĐÁNH GIÁ ĐẤT THÍCH HỢP CHO CÂY LÚA, NGÔ VÀ ĐẬU TƯƠNG ...