Đặt Vòng Có ảnh Hưởng Gì Không? - Hello Bacsi

Đặt vòng tránh thai là một trong những phương pháp ngừa thai hiệu quả. Tuy nhiên, khi tìm hiểu về biện pháp ngừa thai này, nhiều chị em vẫn còn lo ngại không biết đặt vòng có ảnh hưởng gì không? 

Đặt vòng tránh thai có ảnh hưởng gì không? Có ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như chức năng sinh sản không? Mời bạn cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây!

Các loại vòng tránh thai và ưu- nhược điểm của từng loại

Có 2 loại vòng tránh thai được sử dụng phổ biến hiện này là vòng tránh thai bằng đồng (chứa đồng) và vòng tránh thai nội tiết (chứa hormone nội tiết). Cả 2 loại này đều có dạng hình chữ T.

 Vòng tránh thai chứa đồng

Đây là loại vòng tránh thai thông dụng nhất hiện nay ở nước ta. Vòng được quấn đồng ở phần thân chữ T. Đuôi vòng có 2 dây nhỏ dài khoảng 2-3cm thò ra âm đạo giúp cố định vị trí đặt vòng.

Khi đưa vào cơ thể, chất đồng sẽ tác động vào các enzym tham gia vào quá trình xâm nhập của tinh trùng vào niêm mạc tử cung để ngăn cản quá trình thụ thai. Các ion đồng cũng làm thay đổi môi trường tử cung, cản trở quá trình di chuyển của tinh trùng để ngăn tinh trùng gặp trứng và làm tổ.

Ưu điểm

  • Hiệu quả tránh thai lâu dài (khoảng từ 8-10 năm)
  • Điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh

Nhược điểm

  • Thời gian đầu đặt vòng có thể tác động đến chu kỳ kinh nguyệt, khiến thời gian hành kinh dài hơn, ra nhiều máu kinh hơn.
  • Một số tác dụng phụ ít gặp khác bao gồm: đau đầu, nổi mụn trứng cá…

Vòng tránh thai nội tiết

Vòng ránh thai nội tiết sẽ chứa hormone nội tiết có khả năng ngăn cản quá trình thụ thai. Hai loại hormone thường được sử dụng là Mirena và Liletta.

Khi đưa vào cơ thể, lượng hormone nội tiết sẽ được giải phóng vào tử cung để ngăn cản sự trứng, làm dày chất nhầy tử cung để ngăn cản sự xâm nhập của tinh trùng. Nếu tinh trùng vẫn xâm nhập được qua lớp nhầy cổ tử cung, hormone nội tiết từ vòng tránh thai sẽ làm mỏng lớp niêm mạc tử cung để ngăn cản quá trình làm tổ.

Ưu điểm

  • Hiệu quả tránh thai cao (đến 99%)
  • Hormone nội tiết chỉ tác động ở niêm mạc tử cung, không gây ảnh hưởng đến hormone của toàn bộ cơ thể.
  • Ổn định chu kỳ kinh nguyệt, lượng máu kinh ra ít hơn, giảm đau bụng kinh.

Nhược điểm:

  • Chi phí cao, thời gian sử dụng (chỉ từ 3-4 năm), ngắn hơn vòng tránh thai chứa đồng
  • Không có tác dụng ngừa thai ngay sau khi đặt vòng vì hormone nội tiết cần thời gian để giải phóng vào cơ thể. Vì vậy, nếu quan hệ tình dục sau khi mới đặt vòng, bạn cần sử dụng thêm các biện pháp ngừa thai khác như bao cao su, thuốc tránh thai…
  • Một số tác dụng phụ ít gặp khác như rối loạn kinh nguyệt, tăng cân, nổi mụn, đau đầu, căng tức ngực, tâm trạng thất thường…

>>> Hãy đọc thêm: Đặt vòng tránh thai nội tiết: Quy trình thực hiện và đối tượng phù hợp

Đặt vòng có ảnh hưởng gì không?

Vòng trái thai được đặt vào tử cung của phụ nữ giúp ngăn trứng làm tổ ở niêm mạc tử cung, đồng thời làm cho quá trình thụ tinh không diễn ra. Điều này giúp tránh thai hiệu quả.

Phương pháp này đem lại hiệu quả cao nhưng cũng có thể gây ra những tác dụng phụ, bao gồm:

Trong tuần đầu tiên khi đặt vòng tránh thai, chị em có thể thấy hiện tượng âm đạo bị chảy máu (không phải do kinh nguyệt), đi kèm là tình trạng đau tức phần bụng dưới, mỏi vùng thắt lưng,… Tuy nhiên, những tình trạng này thường giảm dần và tự khỏi khi cơ thể thích ứng.

đặt vòng có ảnh hưởng gì không

Đặt vòng tránh thai có ảnh hưởng gì không? Trong một vài trường hợp, người vừa được đặt vòng tránh thai sẽ gặp các triệu chứng như: da tái xanh, đau đầu, tức ngực, buồn nôn hoặc có cảm giác muốn nôn, toát mồ hôi, huyết áp giảm,… Những triệu chứng này có thể do bạn quá lo lắng, căng thẳng hoặc chỗ đặt vòng nhạy cảm bị kích thích khi mở rộng tử cung.

Ngoài ra, trong một số trường hợp hiếm gặp khác, phụ nữ sẽ có một số biểu hiện như lượng kinh quá nhiều, đôi khi kinh nguyệt sẽ thay đổi thất thường, kỳ kinh có thể ngắn hơn bình thường và có thể bị viêm nhiễm âm đạo.

>>> Hãy đọc thêm: Bác sĩ phân tích ưu nhược điểm của 8 biện pháp tránh thai hiện đại

Lưu ý quan trọng khi đặt vòng tránh thai

Đặt vòng có ảnh hưởng gì không còn phụ thuộc vào thuộc vào nhiều yếu tố như loại vòng tránh thai, cơ sở y tế bạn chọn để đặt vòng, cách bác sĩ thực hiện và cách bạn chăm sóc bản thân sau khi đặt vòng.

Để hạn chế những tác dụng bất lợi cho sức khỏe khi đặt vòng tránh thai, bạn cần lưu ý:

đặt vòng có ảnh hưởng gì không

  • Nếu gặp phải những dấu hiệu như âm đạo có mùi hôi, dịch âm đạo có màu vàng xanh, ngứa ngáy âm hộ,… sau khi đặt vòng tránh thai, bạn cần nhanh chóng trao đổi với bác sĩ để kịp thời điều chỉnh hoặc có những biện pháp can thiệp kịp thời, loại trừ khả năng viêm nhiễm âm đạo.
  • Trước khi đặt vòng tránh thai nội tiết, bạn cần được bác sĩ tư vấn kỹ lưỡng những ưu nhược điểm đặt vòng tránh thai loại này để cân nhắc lựa chọn và tránh những hoang mang, lo lắng nếu gặp tác dụng phụ.
  • Đi thăm khám nếu sau khi đặt vòng tránh thai nội tiết gặp các biến chứng kéo dài, không có dấu hiệu thuyên giảm. 
  • Tái khám theo lịch hẹn; Tuân thủ hướng dẫn, vệ sinh vùng kín sạch sẽ, uống thuốc kháng viêm và chăm sóc sức khỏe của bác sĩ để đảm bảo vòng tránh thai nội tiết ổn định trong tử cung, phát huy hiệu quả tránh thai tốt nhất.

>>> Hãy đọc thêm: Đặt vòng tránh thai có thai không? Tại sao đặt vòng tránh thai vẫn có thai?

Với những thông tin trên, hy vọng bạn đọc đã có câu trả lời cụ thể cho thắc mắc đặt vòng có ảnh hưởng gì không. Từ đó, bạn có thể đưa ra quyết định có nên đặt vòng tránh thai cho bản thân hay không. Nếu có, bạn hãy lựa chọn những cơ sở y tế uy tín để có thể đảm bảo an toàn cho sức khỏe nhé.

[embed-health-tool-ovulation]

Từ khóa » Hình đặt Vòng Tránh Thai