Đặt Vòng Tránh Thai Có Những ưu Nhược điểm Gì? - Bệnh Viện Thu Cúc
Có thể bạn quan tâm
Đặt vòng tránh thai là phương pháp tránh thai được nhiều chị em lựa chọn vì khả năng ngăn ngừa thai hiệu quả, thực hiện đơn giản lại tiết kiệm chi phí.
Menu xem nhanh:
- 1. Đặt vòng tránh thai là gì?
- 2. Những ưu điểm và nhược điểm của đặt vòng tránh thai
- 2.1. Ưu điểm
- 2.2. Nhược điểm
- 3. Khi nào không nên sử dụng phương pháp này?
- 4. Khi nào nên thực hiện đặt vòng tránh thai?
- 5. Những lưu ý sau khi đặt vòng
- 6. Khi nào tháo vòng tránh thai?
1. Đặt vòng tránh thai là gì?
Vòng tránh thai được biết đến là một trong những dụng cụ có tác dụng ngừa thai hiệu quả lên tới 90% và được ví như phương pháp triệt sản tạm thời và không làm ảnh hưởng tới khả năng sinh sản. Hiện nay, các dụng cụ vòng tránh thai được sử dụng phổ biến có hình dạng chữ T thuộc 2 nhóm vòng chứa đồng và vòng nội tiết.
– Vòng chứa đồng ngừa thai dựa trên cơ chế ngăn cản tinh trùng di chuyển đến gặp trứng để không xảy ra quá trình thụ tinh và hạn chế khả năng làm tổ của phôi trong tử cung.
– Vòng nội tiết chứa hormone tiết tố progestin kích thích cổ tử cung tăng tiết dịch nhầy, cô đặc để cản trở tinh trùng tiến sâu vào bên trong. Đồng thời, hormone từ vòng phóng ra cũng sẽ khiến lớp niêm mạc tử cung bị dày lên, ngăn cản trứng đã thụ tinh làm tổ.
2. Những ưu điểm và nhược điểm của đặt vòng tránh thai
Đặt vòng tránh thai tuy được sử dụng phổ biến nhưng cũng vấn có những ưu điểm và nhược điểm riêng như:
2.1. Ưu điểm
Những ưu điểm không thể không nhắc tới của phương pháp tránh thai này là:
– Hiệu quả và tiết kiệm. Theo thống kê, phương pháp đặt vòng có hiệu quả ngừa thai lên tới 98%. Thời gian sử dụng ước tính từ 5 – 10 năm trong khi chi phí cho một lần đặt vòng trung bình thường dưới 1 triệu.
– Tác dụng như triệt sản nhưng mang tính tạm thời. Chị em hoàn toàn có thể phục hồi chức năng sinh sản ngay sau khi tháo vòng.
– Không ảnh hưởng đến sinh hoạt vợ chồng. Sau khi vòng đặt ổn định, chị em hoàn toàn có thể duy trì sinh hoạt vợ chồng.
2.2. Nhược điểm
Ngoài những ưu điểm thì phương pháp vẫn tồn tại những nhược điểm sau:
– Không tránh được các nguy cơ lây nhiễm bệnh tình dục. Chính vì thế, để hạn chế lây nhiễm bệnh tình dục cần sử dụng các biện pháp phòng tránh an toàn như dùng bao cao su.
– Vẫn có xác suất mang thai ngoài ý muốn trong trường hợp vòng hết hạn sử dụng, đặt lệch, gãy vòng,….
– Gây kích thích âm đạo tăng tiết dịch, chính vì thế có thể gây khó chịu cho chị em.
– Một số trường hợp gặp tác dụng phụ khi sử dụng.
– Gây khó chịu cho chị em do vòng tránh thai kích thích âm đạo tăng tiết dịch.
3. Khi nào không nên sử dụng phương pháp này?
Tuy được sử dụng phổ biến nhưng cá biệt những trường hợp sau đây sẽ không được sử dụng phương pháp này:
– Đang nghi ngờ mang thai hoặc đang mắc các bệnh lý liên quan tới vùng chậu, tử cung trong khoảng thời gian từ 3 tháng đến thời điểm hiện tại
– Tử cung biến dạng do dị tật hoặc có những u xơ
– Chảy máu âm đạo chưa xác định nguyên nhân
– Vừa nạo phá thai, sảy thai hoặc bị băng huyết sau sinh
– Chưa sinh con lần nào
Trước khi thực hiện đặt vòng, chị em cần thăm khám và cho bác sĩ biết được tình trạng của mình trước đó để quyết định xem có thực sự phù hợp để đặt vòng hay không.
4. Khi nào nên thực hiện đặt vòng tránh thai?
Đặt vòng tránh thai khi chị em có mong muốn ngừa thai và đáp ứng những điều kiện cơ bản ban đầu về sức khỏe và các yếu tố khác. Ngoài ra, về thời điểm thích hợp đặt vòng, chị em cần chú ý:
– Mẹ sau sinh sau 6 tuần đối với sinh thường và sau 3 tháng trở lên đối với sinh mổ có thể đặt vòng. Ngoài ra, bác sĩ sẽ đánh giá khả năng phục hồi của tử cung để đánh giá xem thời điểm đặt vòng đã thực sự phù hợp hay chưa.
– Tương tự với chị em vừa sảy thai, nạo thai thì cần nên đặt vòng sau 3 tháng.
5. Những lưu ý sau khi đặt vòng
Sau khi đặt vòng tránh thai, chị em cần thực hiện tốt những lưu ý sau đây:
– Nghỉ ngơi tại chỗ ít nhất 1 giờ và hạn chế lên xuống cầu thang để tránh tụt vòng.
– Không làm công việc nặng như bê vác, vận động mạnh trong một tuần đầu tiên đặt vòng.
– Vệ sinh bên ngoài nhẹ nhàng từ 2 – 3 lần/ ngày, tuyệt đối không thụt rửa để ngăn ngừa các nguy cơ nhiễm trùng từ bên ngoài.
– Không quan hệ trong vòng 2 tuần kể từ khi thực hiện đặt vòng để tránh tình trạng xô dịch vòng khiến hiệu quả ngừa thai không cao.
– Ghi nhớ lịch thăm khám theo chỉ định của bác sĩ.
– Chủ động theo dõi những hiện tượng bất thường có thể xảy ra sau đặt vòng như chảy máu âm đạo, đau bụng,… và báo ngay với bác sĩ khi tình hình không được cải thiện.
6. Khi nào tháo vòng tránh thai?
Chị em cần đến các cơ sở uy tín để thực hiện tháo vòng tránh thai trong một số trường hợp sau đây:– Vòng gần hết thời hạn sử dụng: Tùy thuộc từng loại vòng tránh thai có hạn sử dụng khác nhau. Chị em cần chủ động ghi nhớ thời hạn sử dụng của vòng để tháo vòng khi hết hạn sử dụng. Vòng tránh thai hết hạn sử dụng không còn đảm bảo chất lượng, không còn tác dụng ngừa thai và có nguy cơ lệch, vỡ cao.
– Bước vào tuổi mãn kinh khả năng sinh sản cũng biến mất: Theo các bác sĩ nếu trong vòng 6 tháng không còn xuất hiện kinh nguyệt thì dù vòng còn hạn sử dụng cũng nên tháo vòng để tránh các biến chứng sau này khi vòng không may bị lạc, vỡ.
– Liên tục bị chảy máu sau khi đặt vòng: Một số chị em gặp vấn đề đau bụng và chảy máu liên tục giống rong kinh sau khi đặt vòng. Khi đó cần đi thăm khám và có thể phải tháo vòng.
– Gặp các bệnh lý vùng chậu, viêm nhiễm khu vực tử cung,… Trong quá trình đặt vòng nếu không may gặp các bệnh lý liên quan vùng chậu hay tử cung thì việc tháo vòng là cần thiết để phục vụ điều trị được tốt nhất.
Vòng tránh thai là một trong những phương pháp tránh thai an toàn. Hy vọng với những thông tin trên sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn và sử dụng phương pháp này một cách hiệu quả nhất. Ngoài ra, nếu không thể sử dụng vòng tránh thai, có rất nhiều biện pháp tránh thai an toàn như sử dụng bao cao su, sử dụng thuốc tránh thai, cấy que tránh thai,…
Từ khóa » Hình Dạng Của Vòng Tránh Thai
-
Vòng Tránh Thai Là Gì? Có Mấy Loại? | Vinmec
-
Các Loại Vòng Tránh Thai Và ưu Nhược điểm Chị Em Cần Biết
-
Đặt Vòng Tránh Thai Có Những Loại Nào Và Nên Lưu ý Những Gì?
-
Các Loại Vòng Tránh Thai Phổ Biến Và Lưu ý để Không Gây Tác Dụng Phụ
-
Vòng Tránh Thai Là Gì? Phân Loại Và ưu Nhược điểm Từng Loại?
-
Vòng Tránh Thai Là Gì? Có Bao Nhiêu Loại?
-
Đặt Vòng Tránh Thai Bao Lâu Thì Quan Hệ được? Lưu ý Cần Phải Biết
-
Đặt Vòng Tránh Thai - Bệnh Viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng
-
Đặt Vòng Tránh Thai: Tại Sao đặt Vòng Vẫn Có Thai?
-
Đặt Vòng Tránh Thai Có đau Không? Giá Bao Nhiêu Tiền
-
Vòng Tránh Thai (dụng Cụ Tử Cung) - Bệnh Viện Từ Dũ
-
7 Tác Dụng Phụ Khi đặt Vòng Tránh Thai Bạn Nên Cân Nhắc - Hello Bacsi
-
Đặt Vòng Tránh Thai - Những điều Cần Biết