Đặt Vòng Tránh Thai Có Tốt Không? | TCI Hospital
Có thể bạn quan tâm
Đặt vòng tránh thai là một trong những biện pháp kiểm soát sinh sản khá phổ biến. Các chị em khi muốn sử dụng biện pháp này thường cân nhắc đặt vòng tránh thai có tốt không? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp một số thông tin cơ bản nhất để giúp chị em có được câu trả lời.
Menu xem nhanh:
- 1. Vòng tránh thai là gì?
- 2. Đặt vòng tránh thai có tốt không?
- 3. Những đối tượng có thể đặt vòng tránh thai
- Những đối tượng sau không nên đặt vòng tránh thai
- 4. Tác dụng phụ của vòng tránh thai
- 5. Nếu muốn có con sau khi đặt vòng tránh thai
1. Vòng tránh thai là gì?
Tên tiếng Anh của vòng tránh thai là “dụng cụ đặt trong tử cung”, nó có hình chữ T và được đặt vừa khí trong tử cung của người phụ nữ để ngăn không cho tinh trùng tới gặp trứng. Nếu sử dụng vòng tránh thai đúng cách thì khả năng có thai của chị em sẽ chỉ dưới 1%.
2. Đặt vòng tránh thai có tốt không?
Như đã nói ở trên, khả năng tránh thai của thiết bị này rất cao, trên 99%. Ngoài ra, vòng tránh thai còn có một số lợi ích như sau:
– Tác dụng kéo dài rất lâu, chỉ khi nào chị em tháo vòng thì mới hết tác dụng tránh thai.
– Vòng tránh thai gần như không gây rắc rối gì cho người dùng. Khi đã đặt vòng tránh thai thì cả bạn lẫn đối tác đều không cảm nhận được sự tồn tại của nó.
– Bạn chỉ cần bỏ tiền một lần mà tác dụng lại lâu dài. Do đó chi phí đặt vòng tránh thai tính ra rẻ.
– Vòng tránh thai an toàn đối với mẹ đang cho con bú. sinh mổ 8 có thai lại
3. Những đối tượng có thể đặt vòng tránh thai
Hầu hết phụ nữ khỏe mạnh đều có thể đặt vòng tránh thai. Chúng đặc biệt phù hợp với những phụ nữ chỉ có một đối tác, có nguy cơ mắc bệnh lây qua đường tình dục thấp bởi vòng tránh thai không giúp phòng các loại bệnh STD.
Những đối tượng sau không nên đặt vòng tránh thai
– Bị mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục hoặc bị nhiễm trùng vùng chậu gần đây.
– Phụ nữ mang thai
– Người bị ung thư cổ tử cung hoặc tử cung
– Bị chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân.
– Những người bị dị ứng với đồng hoặc mắc bệnh Wilson (khiến cơ thể quá nhiều đồng) không thể đặt vòng tránh thai làm từ đồng.
– Những người bị bệnh gan, ung thư vú hoặc có nguy cơ cao bị ung thư vú thì không đặt vòng tránh thai nội tiết.
Ngoài ra, có những trường hợp kích thước hoặc hình dạng tử cung khiến việc đặt vòng gặp khó khăn, tuy nhiên, tỷ lệ này thường rất hiếm.
4. Tác dụng phụ của vòng tránh thai
Một tác dụng phụ mà có nhiều người gặp phải là vòng tránh thai bị tuột dẫn tới dính bầu.
Thông thường, sau khi đặt vòng tránh thai thì cổ tử cung sẽ giữ thiết bị cố định ở một chỗ, nhưng những đối tượng sau đây có thể bị tuột vòng:
– Bạn chưa có con
– Bạn dưới 20 tuổi
– Bạn đã đặt vòng tránh thai ngay sau sinh hoặc sau khi phá thai ở tam cá nguyệt thứ hai.
– Bạn bị u xơ trong tử cung
– Tử cung của bạn có hình dạng hoặc kích thước không bình thường.
Vòng tránh thai cũng có thể bị tuột ra trong kỳ kinh nguyệt. Bạn cần kiểm tra thường xuyên, nếu thấy đầu dây của vòng ngắn hơn hoặc dài hơn ban đầu thì nó có thể đã bị dịch chuyển, lúc này, bạn cần đến gặp bác sĩ.
5. Nếu muốn có con sau khi đặt vòng tránh thai
Sử dụng vòng tránh thai sẽ không ảnh hưởng đến khả năng sinh con của phụ nữ sau này. Nếu chịu em muốn có thai hãy đến gặp bác sĩ để tháo vòng. Chu kỳ kinh nguyệt của chị em sẽ sớm trở lại bình thường sau khi tháo vòng.
Việc tháo vòng tránh thai cũng rất nhanh chóng, đơn giản, chỉ mất một vài phút. Chị em có thể bị chuột rút và chảy máu nhưng hiện tượng này sẽ biến mất sau khoảng 1-2 ngày.
Trên đây là những thông tin về biện pháp kiểm soát sinh sản đặt vòng tránh thai. Nếu chị em còn thắc mắc về các vấn đề thai sản trọn gói thì hãy liên hệ tới đường dây nóng 1900 55 88 92 của bệnh viện ĐKQT Thu Cúc để được hỗ trợ.
Tin liên quan
- Đặt vòng mà vẫn có thai phải làm sao
- Đặt vòng mà bị viêm thì phải làm sao
- Đặt vòng tránh thai bị đau bụng có nguy hiểm không
Từ khóa » đặt Tên Tránh Thai
-
Đặt Vòng Tránh Thai Là Gì? Có An Toàn Không? Khi Nào Cần đặt?
-
Đặt Vòng Tránh Thai Có Những Loại Nào Và Nên Lưu ý Những Gì?
-
Tất Tần Tật Các Biện Pháp Tránh Thai Sau Sinh Mẹ Cần Biết Ngay
-
Top 14 Cách đặt Tên Tránh Thai 2022
-
Đặt Vòng Tránh Thai Và Những điều Cần Biết
-
Các Loại Vòng Tránh Thai Và ưu Nhược điểm Chị Em Cần Biết
-
Các Biện Pháp Tránh Thai Nội Tiết: Miếng Dán, Vòng âm đạo, Tiêm ...
-
Vòng Tránh Thai Là Gì? Có Mấy Loại? - Vinmec
-
5 Biện Pháp Tránh Thai Phổ Biến Nhất, ưu Và Nhược điểm Từng Loại để ...
-
Ưu Và Nhược điểm Của 10 Biện Pháp Tránh Thai Phổ Biến
-
Tư Vấn Và Cung Cấp Biện Pháp Tránh Thai: Dụng Cụ Tử Cung
-
Vòng Tránh Thai – Wikipedia Tiếng Việt
-
Những điều Cần Biết Về Các Biện Pháp Tránh Thai Hiện đại