Đặt Vòng Tránh Thai Quan Hệ Có Bầu Không? Vì Sao đặt Vòng Vẫn Có ...
Có thể bạn quan tâm
Hầu hết các cặp vợ chồng có ý định “đặt vòng” đều băn khoăn, liệu đặt vòng tránh thai quan hệ có bầu không, hiệu quả tránh thai của phương pháp này thế nào. Thấu hiểu điều đó, ThS.BS Lâm Hoàng Duy, Bác sĩ Trung tâm Sản Phụ khoa Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM đã có những chia sẻ chi tiết về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.
Vòng tránh thai hoạt động như thế nào?
Có nhiều loại vòng tránh thai, tùy vào chỉ định đối với một số bệnh lý mà bác sĩ sẽ tư vấn cho khách hàng lựa chọn loại vòng phù hợp. Phổ biến nhất là vòng tránh thai – một dụng cụ tử cung nhỏ chứa đồng (thường có hình chữ T) được đặt vào lòng tử cung của người phụ nữ với mục đích ngăn việc thụ thai trong nhiều năm. (1)
Nguyên tắc hoạt động của vòng tránh thai loại này là tạo nên sự thay đổi trong môi trường của nội mạc tử cung để ngăn không cho tinh trùng vào tử cung gặp trứng, ngăn cản trứng làm tổ ở đây. Chính vì thế, phương pháp này được nhiều cặp đôi lựa chọn vì sự an toàn, tính hiệu quả, đơn giản và kinh tế.
Tuy nhiên, phương pháp đặt vòng vòng tránh thai sẽ không phù hợp cho phụ nữ thường bị đau bụng kinh nhiều hoặc tử cung bất thường bẩm sinh.
Đặt vòng tránh thai quan hệ có bầu không?
Thống kê cho thấy, phụ nữ đặt vòng vẫn có trường hợp mang thai nhưng rất hiếm. Mặc dù đây được xem là phương pháp ngừa thai hiệu quả nhưng tỷ lệ ngừa thai của vòng chỉ đạt khoảng 98-99%. Điều này có nghĩa là cứ 100 người đặt vòng tránh thai sẽ có 1-2 người mang thai.
Vì sao đặt vòng tránh thai vẫn có thai?
Bác sĩ Lâm Hoàng Duy cho biết, đặt vòng tránh thai vẫn có thai có thể do các nguyên nhân sau:
Vòng tránh thai bị tụt
Số liệu thống kê cho thấy, khoảng 2-10% vòng có thể tụt một phần hoặc tụt hoàn toàn khỏi tử cung, dẫn đến trường hợp mặc dù đã đặt vòng vẫn có thể mang thai. Tuy nhiên, phụ nữ có thể không nhận ra việc vòng tránh thai đã bị tụt ra ngoài. (2)
Chia sẻ về nguyên nhân khiến vòng tránh thai đưa vào tử cung vẫn có thể bị tụt ra ngoài, bác sĩ Lâm Hoàng Duy cho biết, đối với tử cung vòng tránh thai là một “vật lạ”. Khi đưa vào tử cung, đôi khi tử cung của bạn sẽ “phản ứng lại” bằng cách co thắt để đẩy vòng tụt ra ngoài. Lúc này, phụ nữ có thể gặp phải các triệu chứng như đau bụng, đau lưng,…
“Trong thời gian đầu đặt vòng, đặt biệt là tuần lễ đầu tiên rất dễ xảy ra các phản ứng do vòng chưa thích ứng với tử cung, dẫn đến hiện tượng tụt vòng. Do đó, thời gian đầu phụ nữ nên nghỉ ngơi và thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng. Sau một thời gian vòng dần tương thích với tử cung sẽ không còn bị tụt ra ngoài”, bác sĩ Lâm Hoàng Duy khuyến cáo.
Vòng tránh thai chưa hoạt động
Trong thời gian đầu sau khi đặt vòng, có thể tử cung của bạn vẫn chưa “thích nghi” hoàn toàn, ngoài việc đau bụng và rong huyết làm ảnh hưởng đến “chuyện vợ chồng” ra thì việc tụt vòng cũng làm giảm hiệu quả ngừa thai. Do đó, nếu trong khoảng thời gian này, ít nhất là 3 đến 7 ngày, vợ chồng tốt nhất nên tránh quan hệ hoặc nên sử dụng thêm biện pháp tránh thai hỗ trợ khác như bao cao su sẽ tránh thai tốt hơn.
Vòng bị hết hạn
Vòng tránh thai có thời gian sử dụng nhất định. Do đó, phụ nữ có thể mang thai khi sử dụng vòng quá hạn sử dụng theo khuyến cáo.
Dấu hiệu nhận biết tụt vòng tránh thai
Trong những trường hợp vòng tránh thai di chuyển ra khỏi vị trí đặt ban đầu sẽ bị tụt ra ngoài. Do đó sau khi đặt vòng, bạn nên tái khám và siêu âm kiểm tra thường xuyên, cụ thể là sau khi đặt vòng 1 tuần, 1 tháng, 3 tháng và sau đó là mỗi 3-6 tháng/lần, hoặc khi có bất kỳ triệu chứng bất thường như đau bụng dưới thường xuyên, xuất huyết âm đạo nhiều hoặc không theo chu kỳ kinh.
Dấu hiệu nhận biết mang thai sớm sau đặt vòng
Không giống các biện pháp ngừa thai khác, vòng tránh thai ít gây ra thay đổi đáng kể trong cơ thể. Cụ thể, quá trình rụng trứng ở phụ nữ vẫn diễn ra bình thường, nội mạc tử cung vẫn tiếp tục phát triển, phụ nữ vẫn có hiện tượng kinh nguyệt mỗi tháng. Tuy nhiên có thể trong thời gian đầu sau khi đặt vòng, kinh nguyệt của chị em có thể bị ít hơn hoặc nhiều hơn so với bình thường, sau một vài chu kỳ, kinh nguyệt sẽ trở về như bình thường. (3)
Bản chất vòng tránh thai là ngừa thai bằng cách ngăn không cho trứng và tinh trùng gặp nhau. Tuy nhiên, thực tế có một số phụ nữ đặt vòng tránh thai mà vẫn có bầu. Trong trường hợp này, chị em vẫn có những triệu chứng như khi mang thai bình thường. Do đó, chị em có thể lưu ý những dấu hiệu mang thai sớm sau đây:
- Bị chậm kinh;
- Ốm nghén, chóng mặt, mệt mỏi, buồn ngủ;
- Đau vùng bụng dưới;
- Nhiệt độ cơ thể tăng lên;
- Cảm thấy ăn quá nhiều hoặc chán ăn, ăn không ngon miệng.
Mang thai sau đặt vòng tránh thai có ảnh hưởng thai nhi không?
Vòng tránh thai là dụng cụ được sử dụng để tránh thai, do đó khi đặt vòng mà vẫn mang thai hầu hết các cặp đôi đều lo lắng liệu có nguy hiểm không, có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Bác sĩ Lâm Hoàng Duy chia sẻ một số rủi ro có thể gặp phải khi đặt vòng mà vẫn có thai gồm:
Sảy thai
Sảy thai trong vòng 20 tuần đầu là nguy cơ hàng đầu mà các cặp đôi sẽ đối mặt khi mang thai trong trường hợp đã đặt vòng. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu mang thai, phụ nữ nên đến bệnh viện khám sớm để được bác sĩ tư vấn, tùy trường hợp có thể lấy vòng ra ngoài, giảm thiểu tối đa rủi ro có thể gặp phải.
Mang thai ngoài tử cung
Đặt vòng tránh thai dễ dẫn đến khả năng mang thai ngoài tử cung. Bác sĩ Lâm Hoàng Duy khuyến cáo chị em cần lưu ý những triệu chứng của thai ngoài tử cung sau đây để được thăm khám và xử trí kịp thời:
- Xuất hiện những cơn đau nhói ở vùng bụng, vùng chậu;
- Xuất huyết (chảy máu) âm đạo nhiều;
- Đau dữ dội ở một bên của bụng;
- Chóng mặt hoặc ngất xỉu.
Sinh non
Việc tiếp tục giữ vòng tránh thai khi mang thai cũng làm tăng nguy cơ sinh non trước tuần thứ 37 của thai kỳ so với phụ nữ mang thai bình thường. Chính vì lý do đó, các chuyên gia sản khoa khuyến cáo cần lấy vòng tránh thai ra khỏi cơ thể càng sớm càng tốt khi phát hiện có thai. Một số rủi ro khác phải kể đến gồm:
- Mẹ bị vỡ ối sớm trước khi bắt đầu chuyển dạ;
- Bong nhau thai một phần hoặc toàn bộ;
- Nhau tiền đạo che phủ một phần hoặc toàn bộ tử cung;
- Viêm nhiễm vùng chậu.
Mang thai sau đặt vòng tránh thai có nên giữ thai không?
Bác sĩ Lâm Hoàng Duy chia sẻ, khi đặt vòng mà vẫn có thai, miễn không phải là thai ngoài tử cung thì thai phụ vẫn có thể giữ thai và tiếp tục thai kỳ như bình thường mà không cần quá lo lắng. Nếu muốn tiếp tục giữ thai, thai phụ cần thăm khám sớm. Đầu tiên, bác sĩ sản khoa sẽ thăm khám vùng chậu cho mẹ, cho chỉ định siêu âm kiểm tra tình trạng thai nhi và vị trí vòng tránh thai trong tử cung. (4)
Việc tháo vòng đôi khi cũng làm tăng rủi ro sảy thai trong lúc tháo, chính vì thế bác sĩ sản phụ khoa sẽ thảo luận với gia đình, cân nhắc tháo vòng cho mẹ nếu thấy dây vòng còn lộ ra ngoài. Ngược lại, nếu vòng đã mất dây, bác sĩ sẽ tư vấn nguy cơ và đồng hành cùng gia đình để theo dõi thai kỳ.
Trường hợp thai phụ vẫn tiếp tục giữ thai thuận lợi, cần chú ý thăm khám thai kỳ đều đặn theo lịch hẹn của bác sĩ để được theo dõi chặt chẽ sức khỏe thai nhi. Bác sĩ sản khoa sẽ thực hiện các kiểm tra, đánh giá, siêu âm và xét nghiệm đầy đủ nhằm phát hiện sớm các bất thường nếu có, can thiệp và xử trí kịp thời.
Trong trường hợp thai phụ muốn chấm dứt thai kỳ, cần lắng nghe tư vấn của bác sĩ về phương pháp khoa học, cũng như kế hoạch mang thai và sinh con trong tương lai để có lựa chọn phù hợp.
Làm sao tránh nguy cơ có bầu sau khi đặt vòng tránh thai?
Khi được đặt đúng vị trí và tuân thủ đầy đủ các lưu ý khi sử dụng, vòng tránh thai là phương pháp ngừa thai rất hiệu quả. Để tránh việc mang thai ngoài ý muốn sau khi đặt vòng tránh thai, bác sĩ Lâm Hoàng Duy lưu ý chị em phụ nữ:
- Thường xuyên khám phụ khoa và siêu âm tử cung đều đặn 2 lần/năm để tránh việc vòng bị sai lệch, nằm sai chỗ.
- Chú ý đến hạn sử dụng của vòng: Trung bình một vòng tránh thai chứa đồng có hạn sử dụng từ 5 năm đến 10 năm, sau thời gian trên cần được gỡ bỏ và thay thế bằng dụng cụ mới. Nếu sử dụng quá thời hạn, hiệu quả ngừa thai của vòng không còn, và việc lấy vòng cũng sẽ gặp khó khăn hoặc tăng nguy cơ nhiễm trùng.
- Mặc dù đã đặt vòng, phụ nữ cũng nên sử dụng thêm bao cao su để bảo vệ bản thân khỏi các căn bệnh lây nhiễm qua đường tình dục (STI) bởi vòng không có công dụng này.
- Khi muốn sinh con, các cặp đôi cần đến gặp bác sĩ để tháo vòng.
- Sau đặt vòng, chị em nên nghỉ ngơi ít nhất 2 ngày, không được làm việc nặng ít nhất 1 tuần. Sau 2 tuần mới được quan hệ tình dục trở lại, chú ý chỉ quan hệ nhẹ nhàng. Nếu xuất hiện các dấu hiệu bất thường, chị em cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám và xử trí ngay
Mang thai và sinh con là thiên chức thiêng liêng, là niềm hạnh phúc vô bờ bến của mọi chị em phụ nữ. Nếu vợ chồng chưa có ý định mang thai hoặc muốn kế hoạch hóa gia đình, việc sử dụng biện pháp ngừa thai là hết sức cần thiết.
Trung tâm Sản Phụ khoa, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh quy tụ đội ngũ bác sĩ Sản Phụ khoa giỏi chuyên môn giàu kinh nghiệm cùng sự hỗ trợ của hệ thống máy móc tối tân, kỹ thuật hiện đại sẽ tư vấn các cặp vợ chồng biện pháp tránh thai phù hợp và hiệu quả. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ tư vấn và hướng dẫn các cặp vợ chồng làm thế nào để có kế hoạch mang thai và sinh con an toàn, khỏe mạnh trong tương lai.
Để được tư vấn và thăm khám với các chuyên gia hàng đầu tại Trung tâm Sản Phụ khoa, Hệ thống Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh, các cặp đôi vui lòng liên hệ đến:
HỆ THỐNG BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội:
- 108 Hoàng Như Tiếp, P.Bồ Đề, Q.Long Biên, Hà Nội
- Hotline: 024 3872 3872 – 024 7106 6858
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM:
- 2B Phổ Quang, P.2, Q.Tân Bình, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Quận 8:
- 316C Phạm Hùng, P.5, Q.8, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7:
- 25 Nguyễn Hữu Thọ, P.Tân Hưng, Q.7, TP.HCM
- Hotline: 093 180 6858 – 0287 102 6789
- Fanpage: https://www.facebook.com/benhvientamanh/
- Website: https://tamanhhospital.vn
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp giải đáp cho được cho bạn phần nào những thắc mắc về trường đặt vòng tránh thai quan hệ vẫn có bầu. Hiệu quả của phương pháp đặt vòng tránh thai vẫn chưa đạt ngưỡng tuyệt đối, do đó nếu nghi ngờ bản thân mang thai sau đặt vòng, chị em cần đến ngay bệnh viện thăm khám để được các bác sĩ sản khoa tư vấn cụ thể.
Từ khóa » Vòng Tránh Thai Bị Tụt Phải Làm Sao
-
Vòng Tránh Thai Bị Tụt Có Nguy Hiểm Gì Không?
-
8 Dấu Hiệu Tuột Vòng Tránh Thai Chị Em Hết Sức Lưu ý - Hello Bacsi
-
Dấu Hiệu Bị Tuột Vòng Tránh Thai Và Hướng Xử Trí - Docosan
-
Vòng Tránh Thai Bị Tụt Thấp Phải Làm Thế Nào?
-
Vòng Tránh Thai Bị Tụt Thấp Phải Làm Sao - Sức Khỏe đời Sống 24h
-
Vòng Tránh Thai Bị Tụt Thấp Phải Xử Lý Thế Nào? - Phòng Khám Lê Lợi
-
Đặt Vòng Tránh Thai, Có Bị Tụt Vòng Khi 'quan Hệ' Mạnh?
-
Vòng Tránh Thai Bị Tụt: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Đau Lưng Sau Tuột Dây Vòng Tránh Thai Có Nguy Hiểm Không? | Vinmec
-
Đặt Vòng Tránh Thai Bao Lâu Thì Quan Hệ được? Lưu ý Cần Phải Biết
-
Đặt Vòng Tránh Thai: Tại Sao đặt Vòng Vẫn Có Thai?
-
Vòng Tránh Thai Trôi Vào Trong ổ Bụng
-
Cách Xử Lý Khi Vòng Tránh Thai Bị Tuột, Tụt Thấp, Bị Lệch