Dấu ấn 10 Nền Kinh Tế Lớn Nhất Thế Giới 2021 - Báo Đấu Thầu

Quốc tế (BĐT) - Cùng với hiệu quả của các gói kích thích kinh tế, việc nhiều nước triển khai tiêm vaccine phòng Covid-19 trên diện rộng, cũng như sớm điều chỉnh chính sách chống dịch phù hợp để mở cửa trở lại nền kinh tế, đã tạo lực đẩy giúp kinh tế thế giới lấy được đà tăng trưởng trong năm 2021. Cùng tìm hiểu 10 quốc gia lớn nhất thế giới tính theo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) đạt được những gì trong năm qua.
Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ trong tháng 11/2021 đã giảm xuống 4,2%, mức thấp nhất kể từ tháng 2/2020. Ảnh: st
Tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ trong tháng 11/2021 đã giảm xuống 4,2%, mức thấp nhất kể từ tháng 2/2020. Ảnh: st

Mỹ: Hồi phục trong nỗi lo lạm phát

Đại dịch vẫn là một yếu tố chính ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Mỹ trong năm 2021. Tuy vậy, nhờ chiến dịch tiêm chủng và lệnh lưu trú tại nhà, nền kinh tế lớn nhất thế giới đã đạt được những bước tiến đáng chú ý trong năm qua, mặc dù vẫn thấp hơn mức trước đại dịch trên nhiều chỉ số chính.

Theo số liệu Cục Phân tích kinh tế Mỹ công bố cuối tháng 12/2021, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này đạt mức tăng trưởng 6,4% trong quý I, 6,7% trong quý II và 2,3% trong quý III. Quy mô nền kinh tế được đo bằng GDP đã vượt qua mức trước đại dịch trong quý II/2021, sau khi nhanh chóng rơi vào suy thoái nhưng ngắn ngủi vào năm 2020.

Thị trường lao động chịu tác động sâu sắc nhất trong đại dịch nhưng đã hồi phục trở lại với tốc độ ổn định trong năm 2021, sau khi mất hơn 22 triệu việc làm chỉ tính từ tháng 3 đến tháng 4/2020. Theo báo cáo việc làm hàng tháng của Bộ Lao động Mỹ, tỷ lệ thất nghiệp của nước này trong tháng 11 đã giảm xuống 4,2%, mức thấp nhất kể từ tháng 2/2020. Mức lương của người lao động cũng tiếp tục tăng.

Các chính sách tài chính và tiền tệ bất thường trong cuộc khủng hoảng đã tạo ra những kích thích giúp thúc đẩy hoạt động kinh tế và tiêu dùng. Và khi nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ, đầu tư mạo hiểm gia tăng trở lại, những yếu tố này đã kết hợp với nhau để đẩy giá cả lên mức cao trong nhiều thập kỷ. Lạm phát trở thành mối quan tâm lớn của Phố Wall vào năm 2021. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ trong tháng 11/2021 lên tới 6,8% so với cùng kỳ năm trước, mức cao nhất kể từ năm 1982.

Trung Quốc: Năm sóng gió của doanh nghiệp tư nhân

Năm 2021, nền kinh tế Trung Quốc phải đối mặt với rất nhiều mối đe dọa đối với tăng trưởng kinh tế. Chẳng hạn các biện pháp phòng chống dịch, cuộc khủng hoảng năng lượng và những cuộc “trấn áp” chưa từng có đối với doanh nghiệp tư nhân. Dù vậy, theo Tổng cục Thống kê Trung Quốc, tăng trưởng GDP của nước này đạt 8,1% trong năm 2021.

Năm qua, một đợt chấn chỉnh pháp lý kéo dài đối với công nghệ, giáo dục và giải trí, bất động sản,... đã ảnh hưởng đến cổ phiếu, gây ra tình trạng sa thải nhân viên hàng loạt ở nhiều công ty, gây áp lực giảm việc làm.

Từ năm 2020, các quy định bổ sung đối với các công ty bất động sản bắt đầu đã gây khó khăn lớn cho các công ty vốn đã gánh quá nhiều nợ. Lĩnh vực bất động sản, chiếm gần 1/3 GDP của Trung Quốc, trong tình trạng lao dốc ngày càng nghiêm trọng khi các tên tuổi lớn trên bờ vực sụp đổ.

Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), sau sự phục hồi mạnh mẽ trong nửa đầu năm 2021, hoạt động kinh tế của Trung Quốc hạ nhiệt nhanh chóng trong nửa cuối năm. Sự chậm lại một phần là do chính sách gây ra, phản ánh sự thắt chặt tài chính đáng kể và các biện pháp hạn chế đối với lĩnh vực tài chính và bất động sản, trong khi dịch Covid-19 tái bùng phát làm phức tạp việc bình thường hóa các hoạt động kinh tế. Điều này dẫn đến đầu tư giảm mạnh và tiêu dùng tư nhân phục hồi chậm chạp. Ngoài ra, tình trạng thiếu điện và cắt giảm sản xuất nhằm giảm lượng khí thải CO2 cũng gây áp lực lên hoạt động kinh tế.

Nhật Bản: Kích thích kinh tế cao kỷ lục

Trong năm tài khóa 2020 (kết thúc vào cuối tháng 3/2021) GDP thực tế của Nhật Bản giảm 4,6% so với năm tài khóa trước đó. Đây là mức sụt giảm mạnh nhất kể từ khi Nhật Bản bắt đầu thu thập dữ liệu về GDP từ năm tài khóa 1955 và là năm thứ hai liên tiếp Nhật Bản rơi vào suy thoái.

Ngoài những vấn đề tồn tại kéo dài trong nền kinh tế, những ảnh hưởng tiêu cực từ Covid-19 đang khiến Nhật Bản rơi vào tình trạng suy thoái kép, với tiêu dùng cá nhân suy giảm mạnh và tỷ lệ thất nghiệp tăng.

Theo số liệu của Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố cuối tháng 12/2021, dự báo tốc độ tăng trưởng GDP cho năm tài chính hiện tại (tháng 1/4/2021 - tháng 31/3/2022) đã bị cắt giảm từ 3,7% xuống còn 2,6%.

Trước đó, ngày 18/11, Chính phủ Nhật Bản đã công bố gói kích thích kinh tế cao kỷ lục trị giá 55.700 tỷ yên (488 tỷ USD) nhằm phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19 với hy vọng khoản chi tiêu mới sẽ giúp củng cố nền kinh tế, vốn đã suy giảm nhiều hơn so với dự kiến trong quý III/2021.

Đức: Thiếu nguyên liệu thô và sản phẩm trung gian

Đại dịch tiếp tục đè nặng lên hoạt động kinh tế của Đức. Trong quý III/2021, GDP tăng 1,7% so với quý trước nhờ tiêu dùng của các hộ gia đình cao hơn. Tuy nhiên, sự phục hồi của kinh tế Đức bị cản trở bởi hạn chế về nguồn cung nguyên liệu kéo dài, sản lượng sụt giảm đáng kể so với nhu cầu mạnh mẽ. Trong khi các đơn đặt hàng xuất khẩu trong lĩnh vực sản xuất đạt mức cao kỷ lục - hưởng lợi từ nhu cầu toàn cầu tăng mạnh - thì sản xuất công nghiệp lại giảm do thiếu nguyên liệu thô và các sản phẩm trung gian. Trong đó, tình trạng thiếu chất bán dẫn đang đè nặng lên ngành sản xuất ô tô nói riêng và kinh tế Đức nói chung.

Kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát tại Đức vào tháng 3/2020, nền kinh tế đầu tàu của châu Âu đã hỗ trợ các công ty gặp khó khăn với các khoản vay và trợ cấp đặc biệt có tổng trị giá gần 120 tỷ euro (142 tỷ USD). Ngoài ra, Chính phủ Đức đã đầu tư gần 40 tỷ euro thông qua chương trình làm việc ngắn hạn để bảo vệ người lao động trước tác động của dịch bệnh, kiểm soát tỷ lệ thất nghiệp và ổn định thu nhập cho người tiêu dùng.

Theo dự báo của Tổ chức Hợp tác kinh tế và Phát triển (OECD), kinh tế Đức tăng trưởng 2,9% năm 2021, 4,1% năm 2022 và 2,4% năm 2023.

Anh: Hái quả nhờ chiến lược vaccine

Ngày 8/12/2020, Anh trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên tiêm chủng đại trà vaccine ngừa Covid-19 của Pfizer/BioNTech. Trong tuyên bố của mình, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã nêu bật thành công ban đầu này, nhấn mạnh đó là lý do tại sao Anh có thể mở cửa trở lại nền kinh tế vào tháng 7/2021.

Dữ liệu quý II/2021 cho thấy, nền kinh tế Anh tăng trưởng 4,8% so với giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 3, thời điểm hoạt động kinh tế bị ảnh hưởng lớn bởi các biện pháp hạn chế, phong tỏa. Tốc độ tăng trưởng này cao gấp đôi so với mức 2% của Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone).

Tuy nhiên, sự phục hồi kinh tế của Anh đã chậm lại đáng kể trong quý III với tốc độ tăng trưởng chỉ đạt 1,3% do doanh nghiệp phải đương đầu với tình trạng thiếu nhân công và nguyên liệu.

Mặc dù vậy, nền kinh tế Anh vẫn tiếp tục đà phục hồi trong năm 2021 khi nhu cầu tiêu dùng được giải phóng, chi tiêu của Chính phủ cao hơn. OECD dự báo, năm 2021, kinh tế Anh đạt tốc độ tăng trưởng cao nhất trong Nhóm G7 (6,9%).

Ấn Độ: Hồi phục mô hình chữ K

Các hoạt động kinh tế của Ấn Độ đã trở lại bình thường sau làn sóng đại dịch thứ hai kể từ đầu năm 2021. Báo cáo GDP quý II năm tài chính 2021 phản ánh sự phục hồi trong chi tiêu cho tiêu dùng tư nhân do việc mở cửa trở lại nền kinh tế, dịch bệnh phần nào được kiểm soát nhờ tiêm chủng trên diện rộng.

Hoạt động dịch vụ của Chính phủ Ấn Độ bao gồm hành chính công và quốc phòng ghi nhận tăng trưởng mạnh mẽ ở mức 17,4%. Chi tiêu chính phủ tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2020 và lãi suất thấp đã thúc đẩy tiêu dùng tăng cao.

Kinh tế Ấn Độ được dự báo đạt mức tăng trưởng 9,3% trong năm tài chính 2021 (kết thúc vào tháng 3/2022) và 7,9% trong năm sau đó.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, sự phục hồi này đã làm thay đổi cấu trúc của nền kinh tế Ấn Độ. Theo thuật ngữ kỹ thuật, đó là sự phục hồi mô hình chữ K, có nghĩa là trong khi một số ngành hoặc bộ phận của nền kinh tế phục hồi rất nhanh, thì nhiều ngành hoặc bộ phận khác vẫn đang gặp khó khăn. Các đơn vị hoạt động tốt là các công ty trong khu vực chính thức và có đủ tài chính để tồn tại sau nhiều lần bị phong tỏa và gián đoạn sản xuất. Trên thực tế, nhiều công ty nhỏ, chủ yếu thuộc khu vực phi chính thức, bị suy yếu, giảm thị phần. Điều này dẫn tới tình trạng tăng trưởng GDP nhưng số người có việc làm lại giảm vì gần 90% tổng số việc làm ở Ấn Độ thuộc khu vực phi chính thức.

Pháp: 30 tỷ euro cho 10 lĩnh vực ưu tiên

Xác định cuộc đại khủng hoảng y tế và sức khỏe lần này sẽ ảnh hưởng lâu dài đến mọi mặt đời sống xã hội, từ tháng 8/2020, Chính phủ Pháp đã khởi động kế hoạch khôi phục kinh tế đặc biệt trị giá 100 tỷ euro (117 tỷ USD), tương đương 1/3 ngân sách nhà nước. Ba trọng tâm chính của kế hoạch này là phát triển xanh, tăng năng lực cạnh tranh và tạo sự gắn kết xã hội.

Việc áp dụng các giải pháp khôi phục nền kinh tế đã bước đầu đem lại hiệu quả nhất định. GDP quý III/2021 tăng 3% so với quý II - mức tăng trưởng cao nhất kể từ quý III/1968. Nền kinh tế Pháp gần như quay trở lại như trước khi xảy ra cuộc khủng hoảng y tế do đại dịch Covid-19 gây ra.

Theo Viện Thống kê quốc gia Pháp, việc mở cửa trở lại các lĩnh vực liên quan du lịch, giải trí và tiêu dùng của các hộ gia đình cũng giúp nền kinh tế tăng trưởng đáng kể.

Giữa tháng 10/2021, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã chính thức giới thiệu kế hoạch "France 2030", khởi đầu cho kế hoạch phát triển 10 năm tới. "France 2030" với tổng ngân sách 30 tỷ euro sẽ đầu tư vào 10 lĩnh vực ưu tiên nhằm "xác định con đường dẫn đến sự độc lập về kinh tế của Pháp và EU", đồng thời "để ứng phó với những thách thức lớn của thời đại".

Tổng thống Emmanuel Macron tin tưởng, với các biện pháp phục hồi kinh tế, tăng trưởng kinh tế Pháp năm 2021 có thể đạt 6%.

Italia: Gói kích thích kinh tế phát huy tác dụng

Năm 2020, Covid-19 đã khiến Italia lao đao với GDP giảm tới 8,9%. Cho tới nay, nỗ lực phủ rộng tiêm chủng để đạt miễn dịch cộng đồng cùng các gói kích thích kinh tế mạnh tay đã phát huy tác dụng. Kinh tế Italia bắt đầu tăng tốc kể từ đầu năm 2021. GDP của Italia trong quý III/2021 đã tăng 3,8% so với cùng kỳ năm trước nhờ nhu cầu nội địa mạnh mẽ và xuất khẩu tăng trưởng cao.

Cơ quan Tín dụng xuất khẩu (SACE) của Italia dự báo, xuất khẩu hàng hóa của nước này sẽ tăng 11,3% trong năm 2021, với kim ngạch 482 tỷ euro; tiếp tục tăng 5,4% vào năm 2022 và 4% vào năm 2023, đưa kim ngạch xuất khẩu đạt mức 550 tỷ euro vào năm 2024.

Ngoại trưởng Italia Luigi Di Maio nhận xét: "Nhờ sự phục hồi nhanh chóng trên toàn cầu, đặc biệt là thương mại hàng hóa, Italia đang trên đà phục hồi sau thời kỳ đen tối nhất của đại dịch".

Chính phủ Italia dự báo GDP năm 2021 của nước này tăng trưởng 6% hoặc cao hơn.

Canada: Thách thức từ làn sóng lây nhiễm mới

Từ tháng 4/2021, Chính phủ Canada ban hành dự toán ngân sách cho năm 2021, đồng thời lên kế hoạch chi tiết để phục hồi kinh tế, với nhiều chính sách hỗ trợ người lao động, các doanh nghiệp, hiệp hội, ngành nghề được ban hành và đi vào cuộc sống.

Những chính sách này đã đem đến kết quả tích cực gần như ngay lập tức. Đầu tháng 7/2021, một cuộc khảo sát của Ngân hàng Trung ương Canada cho thấy triển vọng kinh doanh ở nước này tiếp tục được cải thiện. Các công ty bị ảnh hưởng bởi đại dịch bày tỏ tự tin rằng doanh số bán hàng sẽ tăng cùng với đà tăng của chương trình tiêm vaccine ngừa Covid-19 toàn quốc.

Nền kinh tế Canada tăng trưởng 5,4% trong quý III/2021 so với cùng kỳ năm trước.

Mặc dù đã đạt được những kết quả tích cực nhờ mở cửa và chiến lược phục hồi, các chuyên gia cũng lưu ý rằng thách thức vẫn còn đối với nền kinh tế Canada, đặc biệt là làn sóng lây nhiễm mới do biến thể Omicron. Tình trạng thiếu lao động trong bối cảnh có sự chênh lệch giữa kỹ năng của người tìm việc và nhu cầu của người sử dụng lao động sẽ rất nặng nề.

Hàn Quốc: Nguy cơ lạm phát đình trệ

Nền kinh tế lớn thứ tư châu Á đã giữ vị trí thứ 10 thế giới về GDP trong năm 2018, sau đó tụt xuống thứ 12 vào năm 2019, quay trở lại và tiếp tục giữ vị trí này trong năm 2020 và năm 2021.

Năm vừa qua, kinh tế Hàn Quốc có dấu hiệu phục hồi mạnh mẽ sau đại dịch, trong bối cảnh xuất khẩu tăng mạnh và tiêu dùng phục hồi. OECD dự báo, nền kinh tế nước này tăng trưởng 4% trong năm 2021 và 3% trong năm 2022, với động lực chính là xuất khẩu chip bán dẫn và ô tô tăng mạnh.

Tuy vậy, Hàn Quốc đang phải đối mặt với áp lực lạm phát gia tăng, do giá dầu và nông sản tăng cao khi kinh tế phục hồi. Một số chuyên gia nhận định, nền kinh tế Hàn Quốc có nguy cơ rơi vào tình trạng lạm phát đình trệ - hiện tượng kinh tế tăng trưởng thấp, trong khi tỷ lệ lạm phát cao.

Đầu tháng 11/2021, Hàn Quốc bắt đầu triển khai kế hoạch “Sống chung với Covid”. Tuy nhiên, sự xuất hiện của biến thể Omicron đã cản trở nỗ lực trở lại trạng thái bình thường của Hàn Quốc. Chính phủ nước này đã phải dừng kế hoạch nới lỏng hơn nữa các biện pháp hạn chế vào giữa tháng 12/2021 khi cho rằng mức độ đe dọa của đại dịch đã lên mức cao nhất tại vùng thủ đô Seoul.

Từ khoá

10 nền kinh tế lớn nhất thế giới Tweet

Tin cùng chuyên mục

Ảnh minh họa - Ảnh: Reuters.

Đà tụt dốc của đồng yên khiến giới chức Nhật Bản lo ngại

Ảnh minh họa - Ảnh: Reuters.

Kinh tế châu Âu tiếp tục suy yếu

Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump - Ảnh: Bloomberg.

Lạm phát Mỹ “cứng đầu”, ông Trump có thực hiện được lời hứa kéo giá cả xuống?

Chiến tranh thương mại với Mỹ sẽ khiến châu Âu phải giảm lãi suất sâu hơn

Chiến tranh thương mại với Mỹ sẽ khiến châu Âu phải giảm lãi suất sâu hơn

Ảnh minh họa - Ảnh: Bloomberg.

Đồng yên rẻ không còn hút vốn vào thị trường chứng khoán Nhật Bản

Ảnh minh họa - Ảnh: Reuters.

Lần đầu tiên sau 14 năm, Trung Quốc cam kết nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng

Công bố thông tin

  • Kết quả lựa chọn nhà thầu
  • International Tendering
  • Thông báo mời thầu, mời chào giá
  • Thông báo đấu giá
  • Danh mục khu đất đấu thầu

ĐỌC BÁO IN

BÁO ĐẤU THẦU SỐ 249 - 2024

BÁO ĐẤU THẦU SỐ 249 - 2024

Phát hành ngày 27/12/2024

Đường dây nóng

Gửi phản hồi
Nhà thầu cho biết không nhận được văn bản công bố vi phạm tại 2 gói thầu phục vụ lễ hội năm 2022 do Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM làm chủ đầu tư. Ảnh minh họa: Phúc Minh

Đấu thầu tại Sở Văn hóa và Thể thao TP.HCM: Truyền thông VNC “ngã ngửa” vì bị quy kết gian lận

20/12/2024 14:00
Phối cảnh Dự án Đường Tố Hữu nối dài đi sân bay Phú Bài, tỉnh Thừa Thiên Huế

Gói thầu giao thông 668 tỷ đồng tại Huế: Gánh nặng cho nhà thầu liên danh?

19/12/2024 14:00
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Gói thầu 468 tỷ đồng tại Hà Tiên (Kiên Giang): Hợp đồng ngoài lãnh thổ Việt Nam không được đánh giá?

17/12/2024 14:00
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Gói thầu xây trung tâm hội nghị tại Bình Dương: Thái Sơn có bị loại oan?

26/12/2024 14:00

Điểm nhấn

Mời gói thầu 547 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai

Mời gói thầu 547 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 6 đoạn Ba La - Xuân Mai

19/12/2024 15:54
Gói thầu số 13 Thi công xây dựng và lắp đặt thiết bị công trình thuộc Dự án Nâng cấp, chỉnh trang trục đường Phạm Văn Đồng và quảng trường TP. Quảng Ngãi thuộc về Liên danh Gói thầu Quảng Trường. Ảnh: NC st

Gói thầu xây lắp 90 tỷ đồng tại Quảng Ngãi: Bách Bằng bị đề xuất cấm thầu, vì đâu?

19/12/2024 14:00
Gói thầu Thi công xây lắp công trình đường và cầu qua sông Đăk Pxi (huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum) dự kiến mở thầu ngày 19/12/2024. Ảnh minh họa: Nhã Chi

Gói thầu giao thông 31 tỷ đồng tại Đắk Hà (Kon Tum): Im lặng trước loạt kiến nghị của nhà thầu?

13/12/2024 14:00
Ảnh chỉ mang tính minh họa. Nguồn Internet

Đấu thầu tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Cao Bằng: Xây dựng Cao Hà từ trúng thành trượt, do đâu?

13/12/2024 14:00

Chuyên đề

Động lực từ cơ chế, chính sách đặc thù

Động lực từ cơ chế, chính sách đặc thù

20 năm kiến tạo giá trị

20 năm kiến tạo giá trị

Đấu thầu qua mạng: Thích ứng để vững tiến

Đấu thầu qua mạng: Thích ứng để vững tiến

Phương Nam: Vóc dáng những công trình thế kỷ

Phương Nam: Vóc dáng những công trình thế kỷ

Nâng tầm phát triển

Nâng tầm phát triển

Hài hòa lợi ích trong chính sách đầu tư PPP

Hài hòa lợi ích trong chính sách đầu tư PPP

Báo chí kiến tạo phát triển

Báo chí kiến tạo phát triển

Khai phóng nguồn lực đất đai

Khai phóng nguồn lực đất đai

Bảo đảm điện cho nền kinh tế

Bảo đảm điện cho nền kinh tế

Đón thời cơ phát triển

Đón thời cơ phát triển

Khơi thông chính sách cho ngành thuốc và thiết bị y tế vươn tầm

Khơi thông chính sách cho ngành thuốc và thiết bị y tế vươn tầm

Tháo gỡ khó khăn về định mức, đơn giá xây dựng

Tháo gỡ khó khăn về định mức, đơn giá xây dựng

Việt Nam lan tỏa giá trị mới

Việt Nam lan tỏa giá trị mới

Chào 2024

Chào 2024

Những công trình khai phóng tiềm năng đất nước

Những công trình khai phóng tiềm năng đất nước

Năng lượng xanh cho phát triển bền vững

Năng lượng xanh cho phát triển bền vững

Kiến tạo tương lai xanh

Kiến tạo tương lai xanh

Đấu thầu qua mạng, minh bạch hơn, hiệu quả hơn

Đấu thầu qua mạng, minh bạch hơn, hiệu quả hơn

Khơi động lực phát triển

Khơi động lực phát triển

Quảng Bình định vị điểm đến hàng đầu Đông Nam Á

Quảng Bình định vị điểm đến hàng đầu Đông Nam Á

Thái Nguyên, hành trình xanh, thông minh, bản sắc

Thái Nguyên, hành trình xanh, thông minh, bản sắc

Luật Đấu thầu 2023: Bước chuyển lớn về đấu thầu

Luật Đấu thầu 2023: Bước chuyển lớn về đấu thầu

Cùng doanh nghiệp vượt khó

Cùng doanh nghiệp vượt khó

Khai mở cao tốc, Cửu Long vươn tới thịnh vượng

Khai mở cao tốc, Cửu Long vươn tới thịnh vượng

Thanh Hóa xác lập vị thế mới

Thanh Hóa xác lập vị thế mới

Quảng Ngãi: Khát vọng bứt phá

Quảng Ngãi: Khát vọng bứt phá

Lào Cai: Cực tăng trưởng năng động

Lào Cai: Cực tăng trưởng năng động

Vững bước thành công

Vững bước thành công

Hợp sức phục hồi thị trường bất động sản

Hợp sức phục hồi thị trường bất động sản

Cần Thơ: Rộng mở cơ hội phát triển

Cần Thơ: Rộng mở cơ hội phát triển

Việt Nam - Điểm đến mới

Việt Nam - Điểm đến mới

Chào 2023

Chào 2023

Vững vàng tăng trưởng

Vững vàng tăng trưởng

Hà Nam: Đón vận hội mới

Hà Nam: Đón vận hội mới

Vĩnh Phúc: Chủ động đón đầu tương lai

Vĩnh Phúc: Chủ động đón đầu tương lai

Luật Đấu thầu (sửa đổi) - Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác đấu thầu

Luật Đấu thầu (sửa đổi) - Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác đấu thầu

Kiến tạo vị thế mới

Kiến tạo vị thế mới

Đấu thầu qua mạng: Hệ thống mới, bước tiến mới

Đấu thầu qua mạng: Hệ thống mới, bước tiến mới

Năng lượng xanh cho phát triển bền vững

Năng lượng xanh cho phát triển bền vững

Báo chí tạo dựng niềm tin

Báo chí tạo dựng niềm tin

Xung lực phục hồi kinh tế

Xung lực phục hồi kinh tế

Thị trường bất động sản 2022: Nhiều trợ lực phục hồi

Thị trường bất động sản 2022: Nhiều trợ lực phục hồi

Khơi mạch nguồn dân tộc

Khơi mạch nguồn dân tộc

Chào 2022

Chào 2022

Gọi vốn tư nhân cho đầu tư phát triển

Gọi vốn tư nhân cho đầu tư phát triển

Ước vọng doanh nghiệp đầu đàn

Ước vọng doanh nghiệp đầu đàn

Vị thế hàng Việt trong đấu thầu

Vị thế hàng Việt trong đấu thầu

Điểm tựa niềm tin

Điểm tựa niềm tin

Gỡ khó cho nhà thầu

Gỡ khó cho nhà thầu

Lan tỏa năng lượng tích cực

Lan tỏa năng lượng tích cực

Đấu thầu qua mạng bước vào giai đoạn mới

Đấu thầu qua mạng bước vào giai đoạn mới

Đột phá chiến lược, tăng trưởng bền vững

Đột phá chiến lược, tăng trưởng bền vững

Triển vọng thị trường bất động sản 2021

Triển vọng thị trường bất động sản 2021

Việt Nam tiến nhanh trong kỷ nguyên mới

Việt Nam tiến nhanh trong kỷ nguyên mới

Ngành Kế hoạch và Đầu tư: bản lĩnh, trí tuệ, tiên phong

Ngành Kế hoạch và Đầu tư: bản lĩnh, trí tuệ, tiên phong

Đấu thầu qua mạng, lợi ích đa chiều

Đấu thầu qua mạng, lợi ích đa chiều

Khu công nghiệp Xanh

Khu công nghiệp Xanh

Chuyển đổi số, thay đổi để thích ứng

Chuyển đổi số, thay đổi để thích ứng

Khơi dậy sức mạnh Việt Nam

Khơi dậy sức mạnh Việt Nam

Hoàn thiện thể chế về PPP

Hoàn thiện thể chế về PPP

Đấu thầu qua mạng

Đấu thầu qua mạng

Hồ sơ nhà thầu

Hồ sơ nhà thầu

Việt Nam: Khát vọng thịnh vượng - ưu tiên và hành động

Việt Nam: Khát vọng thịnh vượng - ưu tiên và hành động

Lào Cai: Triển vọng thu hút đầu tư

Lào Cai: Triển vọng thu hút đầu tư

Thương hiệu Việt

Thương hiệu Việt

Đột phá thể chế để khơi thông nguồn vốn tư nhân

Đột phá thể chế để khơi thông nguồn vốn tư nhân

Khát vọng hùng cường

Khát vọng hùng cường

Lợi ích kép của mua sắm tập trung

Lợi ích kép của mua sắm tập trung

Thị trường bất động sản năm 2020: Thách thức và cơ hội

Thị trường bất động sản năm 2020: Thách thức và cơ hội

Vững niềm tin, vượt gian khó

Vững niềm tin, vượt gian khó

Báo chí xung kích và mở lối

Báo chí xung kích và mở lối

Kết nối đầu tư

TCT36
PVI
Công ty Gia Long
Công ty Cổ phần Xây dựng Phục Hưng Holdings
hoàng trung
Đức Hùng
Thí nghiệm điện miền Bắc
Công ty 622
Công ty CP Kỹ thuật làm sạch và thương mại quốc tế
PC1
Đông Nhật Huy
Giang Thành
Nguyên Cát
Lưu Nguyễn
Carmelina
Hưng Việt 2024 - 2025
Xây dựng Tây Ninh lần 2
Pleiku
Ban QLDA ĐTXD công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn Hưng Yên

Từ khóa » Top Những Nước Phát Triển Nhất Thế Giới