Dấu ấn Của NSND Trịnh Thịnh Trên Màn ảnh - VnExpress

  • Mới nhất
  • Thời sự
  • Góc nhìn
  • Thế giới
  • Video
  • Podcasts
  • Kinh doanh
  • Bất động sản
  • Khoa học
  • Giải trí
  • Thể thao
  • Pháp luật
  • Giáo dục
  • Sức khỏe
  • Đời sống
  • Du lịch
  • Số hóa
  • Xe
  • Ý kiến
  • Tâm sự
  • Tất cả
  • Trở lại Giải trí
  • Giải trí
  • Phim
  • Chuyện màn ảnh
Thứ ba, 12/4/2016, 09:22 (GMT+7) Dấu ấn của NSND Trịnh Thịnh trên màn ảnh

Tên tuổi cố nghệ sĩ gắn liền với những bộ phim Việt Nam nổi tiếng như "Chung một dòng sông", "Vợ chồng A Phủ", "Chị Dậu", "Thằng Bờm"...

dau-an-cua-nsnd-trinh-thinh-tren-man-anh

NSND Trịnh Thịnh tên thật là Trịnh Văn Thịnh, sinh năm 1926 tại Hà Nội. Nghệ sĩ mất ngày 12/4/2014, để lại nhiều vai diễn đáng ngưỡng mộ trong lòng nhiều thế hệ khán giả.

Trịnh Thịnh sớm có đam mê với điện ảnh nhưng không có điều kiện tham gia do hoạt động này tại Hà Nội trước năm 1954. Ban đầu ông công tác tại Ngân hàng Đông Dương, sau đó mới bắt đầu sự nghiệp diễn xuất bằng công việc của một diễn viên lồng tiếng trong một hãng phim.

dau-an-cua-nsnd-trinh-thinh-tren-man-anh-1

Khi Hãng phim truyện Việt Nam làm bộ phim đầu tiên mang tên "Chung một dòng sông" vào thập niên 1950, Trịnh Thịnh được đạo diễn Phạm Kỳ Nam mời tham gia vai trợ lý Liêu. Không được đào tạo bài bản nhưng với kinh nghiệm của một diễn viên lồng tiếng, nghệ sĩ đã hoàn thành tốt vai diễn. Phim ra mắt vào mùa hè năm 1959.

Năm 1961, Trịnh Thịnh góp mặt trong phim "Vợ chồng A Phủ" với vai A Sinh.

dau-an-cua-nsnd-trinh-thinh-tren-man-anh-3

Năm 1971, nghệ sĩ gây dấu ấn với vai ông Củng trong phim "Vợ chồng anh Lực". Cũng trong năm này, Trịnh Thịnh đóng cặp cùng NSND Thế Anh trong phim "Không nơi ẩn nấp" (ảnh).

dau-an-cua-nsnd-trinh-thinh-tren-man-anh-4

Trịnh Thịnh với vai ông già nhà quê gia trưởng nhưng giàu lòng nhân hậu trong phim "Chuyến xe bão táp" sản xuất năm 1977.

dau-an-cua-nsnd-trinh-thinh-tren-man-anh-5

Năm 1980, nghệ sĩ đóng vai quan huyện trong phim "Chị Dậu". Xuất hiện không nhiều nhưng Trịnh Thịnh để lại ám ảnh cho người xem ở phân đoạn quan huyện ve vãn chị Dậu trong căn phòng của mình.

dau-an-cua-nsnd-trinh-thinh-tren-man-anh-6

Bộ phim "Thằng Bờm" sản xuất năm 1987 đánh dấu sự thành công của Trịnh Thịnh ở dạng vai hài. Nghệ sĩ khiến khán giả thích thú khi thể hiện nhân vật ông nội thằng Bờm. Vai diễn đem lại cho ông giải Bông Sen Vàng, hạng mục "Nam diễn viên xuất sắc" tại Liên hoan phim Việt Nam năm 1988.

dau-an-cua-nsnd-trinh-thinh-tren-man-anh-7

Trịnh Thịnh có khả năng hóa thân đa dạng dù không học qua trường lớp diễn xuất. Năm 1992,  trong phim "Lời nguyền của dòng sông", nghệ sĩ khiến người xem xúc động khi vào vai một người dân chài bị xã hội xa lánh, xua đuổi đến mức vợ chết không có chỗ chôn. Ông sống trong sự uất ức, căm hận với lời nguyền không bao giờ bước chân lên bờ. 

dau-an-cua-nsnd-trinh-thinh-tren-man-anh-8

Những năm 1990, nghệ sĩ xuất hiện với nhiều vai hài. Trong phim "Cửa hàng Lopa" sản xuất năm 1998, Trịnh Thịnh đóng cặp cùng Minh Vượng trong vai hai người già cô đơn trên hành trình đi tìm "một nửa còn lại" của đời mình (ảnh).

dau-an-cua-nsnd-trinh-thinh-tren-man-anh-9

NSND Trịnh Thịnh trong phim "Thiên đường của ông nội", sản xuất năm 1998. Sau phim này, ông tham gia vai diễn cuối cùng trong phim "Tết này ai đến xông nhà" (2002) rồi dừng hẳn đóng phim do sức khỏe yếu. 

Châu Mỹ

  • Nghệ sĩ Nhân dân Trịnh Thịnh qua đời
  • Đồng nghiệp tề tựu tiễn biệt NSND Trịnh Thịnh
Trở lại Giải tríTrở lại Giải trí Copy link thành công ×

Từ khóa » Nghệ Sĩ Hài Trịnh Thịnh