Dầu ăn Thực Vật Của Nhật Loại Nào Ngon Và Tốt Nhất? (Tư Vấn Mua ...
Có thể bạn quan tâm
Một trong những xu hướng ăn uống để giữ gìn sức khoẻ đang phổ biến ở Nhật, đó là thay thế dầu ăn động vật bằng các loại dầu ăn thực vật. Hiện nay, nhiều người Nhật có xu hướng sử dụng dầu ăn thực vật trong các bữa ăn hằng ngày bằng cách chan trực tiếp dầu vào các món ăn luôn, như các loại thức uống, salad, súp hay thậm chí các món kem, dessert.
Nội dung tóm tắt ẩn 1) Một trong những xu hướng ăn uống để giữ gìn sức khoẻ đang phổ biến ở Nhật, đó là thay thế dầu ăn động vật bằng các loại dầu ăn thực vật. Hiện nay, nhiều người Nhật có xu hướng sử dụng dầu ăn thực vật trong các bữa ăn hằng ngày bằng cách chan trực tiếp dầu vào các món ăn luôn, như các loại thức uống, salad, súp hay thậm chí các món kem, dessert. 1.1) 1. Dầu ăn thực vật của Nhật là gì? 1.2) 2. Cách sử dụng dầu ăn thực vật của Nhật ! 1.3) 3. Lợi ích của dầu ăn thực vật của Nhật 1.4) 4. Sự khác nhau giữa dầu ăn thực vật và dầu mỡ động vật ! 1.5) 4. Hướng dẫn cách chọn dầu ăn thực vật Nhật Bản 1.5.1) Chọn dầu thực vật không biến đổi gen (non-GMO) 1.5.2) Chọn dầu được chiết xuất bằng phương pháp ép lạnh 1.5.3) Chọn dầu ăn dựa trên cách nấu 1.5.4) Chọn chất liệu chai đựng kín khí và ngăn ánh sáng 1.6) 5. Top 8 loại Dầu ăn thực vật của Nhật Tốt và Ngon nhất! 1.6.1) Top 1: Dầu Olive Oil Extra Virgin của Ajinomoto 1.6.2) Top 2: Dầu hạt lanh của Nhật Flaxseed Oil 1.6.3) Top 3: Dầu lá tía tô của Nhật Perilla Oil 1.6.4) Top 4: Dầu hạt mắc ca Macadamia Oil 1.6.5) Top 5: Dầu gạo của Nhật Rice Bran Oil 1.6.6) Top 6: Dầu ăn hoa cải Ajinomoto Canola Oil 1.6.7) Top 7: Dầu mè trắng của Nhật Maruhon White Sesame Oil 1.6.8) Top 8: Dầu dừa MCT Oil của Nhật 1.7) Mua dầu ăn thực vật của Nhật ở đâu ?Bởi vì các loại dầu ăn thực vật của Nhật có khả năng cung cấp các loại axit béo tốt, chưa bão hoà như Omega-3, Omega-7, Omega-6 hay Vitamin E, Vitamin K. Do vậy tiêu thụ với lượng vừa phải mỗi ngày rất tốt cho sức khoẻ của những người ăn chay, ăn kiêng, hay trẻ em ăn dặm, phụ nữ có thai, người già yếu.
Vậy dầu ăn thực vật của Nhật thực chất là những loại dầu chiết xuất từ nguồn gốc gì, mà sao có nhiều công năng thế ? Ngoài ra cách sử dụng thì như thế nào, có cần lưu ý điều gì không ? Mời các bạn cùng tìm hiểu với Mira trong bài viết chi tiết sau nhé !
1. Dầu ăn thực vật của Nhật là gì?
Các bạn có thể xem hình trên là một dãy những chai dầu ăn thực vật trong bếp nhà Mira, có dầu lá tía tô, dầu hạt lanh, dầu hạt mắc ca, dầu olive và dầu mè. Ngoài dầu mè thì mình sử dụng để chiên, xào, các loại dầu thực vật còn lại đều có thể sử dụng sống, chan trực tiếp vào nước uống, salad, hay cả các món kem, tráng miệng.
Dầu thực vật (植物油) là loại dầu được chiết xuất từ các loại thực vật trong tự nhiên như các loại hạt, trái hay thậm chí là hoa nữa. Các loại dầu thực vật của Nhật đang được bán phổ biến trên thị trường là các loại như sau:
- dầu dừa (ヤシ油 hay MCT oil)
- dầu hạt cải (菜種油)
- dầu mè (芝麻油)
- dầu ô liu (オリーブ・オイル)
- dầu lá tía tô (えごま油)
- dầu hạt mắc ca Macadamia Nuts Oil
- dầu hạt lanh Flaxseed oil (アマニ油)
- dầu gạo (コメ油)
2. Cách sử dụng dầu ăn thực vật của Nhật !
Trong một chương trình tivi của Nhật có giới thiệu bí quyết pha nước trái cây giúp cơ thể hấp thụ nhiều Vitamin và chất khoáng. Đó là cho vào một ít dầu Olive vào hỗn hợp các loại nước ép hay sinh tố. Dầu Olive sẽ giúp cơ thể hấp thụ nhiều hơn các Vitamin A, Vitamin C, Vitamin K có trong các loại trái cây. Đặc biệt, dầu Olive mix chung với nước sinh tố thì rất hợp, không có mùi gì mà còn giúp giảm cảm giác lợn cợn của nước trái cây, giúp uống dễ dàng hơn !
Không chỉ có dầu Olive, mà các loại dầu như dầu lá tía tô, dầu hạt mắc ca, dầu hạt lanh cũng đều có thể dùng sống, chan trực tiếp vào các món ăn nhé. Ngoài ra thêm một lý do là vì dầu thực vật có nhược điểm là dễ bị oxy hoá, biến chất khi đun nóng ở nhiệt độ cao. Do vậy nhiều loại dầu thực vật được khuyên nên dùng ăn sống trực tiếp, chứ không chiên xào.
Sau đây là một số lưu ý trong cách sử dụng các loại dầu thực vật của Nhật :
- Các loại dầu thực vật có thể dùng đun nóng, chiên, xào như : dầu olive, dầu mè, dầu gạo, dầu ăn hoa cải.
- Các loại dầu thực vật ăn sống, chan trực tiếp vào món ăn: dầu olive (có thể chiên xào và ăn sống), dầu hạt lanh flaxseed oil, dầu hạt mắc ca, dầu lá tía tô, dầu dừa MCT oil.
- Nên sử dụng dầu thực vật với lượng vừa phải mỗi ngày. Không nên sử dụng quá nhiều sẽ gây hại cho sức khoẻ. Tiêu chuẩn người lớn mỗi ngày nên tiêu thụ khoảng từ 7 ml đến 15 ml dầu. Trẻ em thì chỉ nên cho dùng khoảng 5 ml dầu.
- Dầu thực vật dùng để chiên rán thức ăn ở nhiệt độ cao (trên 180OC) sẽ bị oxy hóa và biến chất. Vì vậy không nêndùng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần, không tốt cho sức khỏe.
3. Lợi ích của dầu ăn thực vật của Nhật
Việc sử dụng dầu ăn thực vật từ Nhật mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích sức khoẻ. Có thể dễ dàng liệt kê những hiệu quả tuyệt vời của dầu ăn thực vật như:
- Có thể sử dụng cho chế độ ăn chay, ăn kiêng. Bổ sung các chất Omega 3,6 từ gốc thực vật
- Giảm thiểu cholesterol xấu trong máu, thúc đẩy sự tuần hoàn máu, phòng ngừa các bệnh về đường tim mạch
- Chống oxy hoá và lão hoá da, cải thiện độ nhạy cảm của da với nhiệt độ lạnh
- Hỗ trợ hệ tiêu hoá và hấp thu, làm giảm chứng táo bón
- Giảm nguy cơ mắc đái đường, dự phòng loãng xương.
- Hiệu quả làm đẹp cho da, dưỡng ẩm da và môi, mát xa thư giãn cho cơ thể
4. Sự khác nhau giữa dầu ăn thực vật và dầu mỡ động vật !
Đầu tiên, từ cái tên là mình đã thấy khác nhau rồi, dầu ăn thực vật và dầu mỡ động vật ! Tuy nhiên từ cái tên khác nhau thì mình có thể truy ra nguồn gốc hay thành phần dinh dưỡng, cách sử dụng khác nhau như thế nào. Mời các bạn cùng xem phân tích sau của Mira nhé !
- Về nguồn gốc:
Dầu thực vật được chiết xuất từ các loại hạt và quả như đậu nành, dừa, olive, hướng dương, hoa cải…Còn dầu mỡ động vật lại được lấy từ gia súc, gia cầm và hải sản như heo, gà, bò, cá hồi…
- Về thành phần và dưỡng chất
Dầu thực vật chứa nhiều axit béo chưa bão hòa và vitamin E, K. Đây là các loại chất béo tốt cho sức khỏe, tiêu biểu là hai chất Omega 3 hay Omega 6, Omega 7. Khi chúng ta tiêu thụ với mức độ vừa phải hằng ngày, nhóm chất béo chưa bão hoà này sẽ giúp giảm nguy cơ xơ vữa động mạch, giảm cholesterol và hạn chế tỷ lệ mắc bệnh tim mạch.
Còn mỡ động vật thì lại chứa rất nhiều axit béo bão hòa, cùng chứa nhiều vitamin A, D. Tuy nhiên chất béo bão hòa được xếp vào nhóm chất béo xấu, sẽ làm tăng cholesterol xấu trong máu. Ngoài ra khi phối hợp với những món ăn giàu tinh bột sẽ tăng thêm nguy cơ mắc bệnh tim mạch; tắc nghẽn mạch máu; tiểu đường; máu hoặc nội tạng nhiễm mỡ.
- Về cách bảo quản:
Ở điều kiện của nhiệt độ bình thường thì dầu thực vật luôn ở trạng thái lỏng. Còn mỡ động vật thì lại ở thể đông đặc ở nhiệt độ bình thường. Tuy nhiên lưu ý cách bảo quản dầu thực vật phải để ở nơi thoáng mát, không có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp để tránh làm dầu bị oxy hoá. Một số loại dầu thực vật cần phải bảo quản trong tủ lạnh sau khi mở chai !
4. Hướng dẫn cách chọn dầu ăn thực vật Nhật Bản
Trên thực tế, bạn có thể tìm thấy rất nhiều nhãn hiệu dầu ăn thực vật của Nhật được bày bán tại các cửa hàng, siêu thị trên khắp xứ anh đào ! Và nếu bạn vẫn phân vân không biết nên chọn loại dầu nào, dưới đây là 4 gợi ý của Mira dành cho bạn.
Chọn dầu thực vật không biến đổi gen (non-GMO)
Lời khuyên đầu tiên là bạn nên chọn các loại dầu ăn từ thực vật không biến đổi gen. Các loại thực vật biến đổi gen thường gặp là bắp, đậu nành, hạt cải dầu và hạt bông. Bạn nên ưu tiên chọn những loại dầu ăn chiết xuất từ sản phẩm được nuôi trồng hữu cơ và không chứa các chất gây hại trong quá trình chăm bón để bảo vệ sức khoẻ tốt hơn.
Chọn dầu được chiết xuất bằng phương pháp ép lạnh
Có 2 phương pháp chủ yếu để chiết xuất dầu thực vật là “chiết xuất bằng dung môi hoá học” và “ép lạnh”. Trong đó, phương pháp ép lạnh được xem là an toàn và thân thiện tuyệt đối với cơ thể, đồng thời có thể chiết xuất 100% thành phần dầu và dưỡng chất từ thực vật. Đáng lựa chọn hơn rất nhiều đúng không nào!
Chọn dầu ăn dựa trên cách nấu
Một trong những điểm đặc điểm của dầu thực vật đó là bạn có thể ăn sống, hay dùng để chan trực tiếp vào salad hay các loại súp, thức uống. Tuy nhiên, có một số loại dầu thực vật thì bắt buộc bạn phải nấu chín với thức ăn. Do vậy, bạn nên lưu ý chọn loại dầu ăn phù hợp với cách chế biến món ăn nhé.
Chọn chất liệu chai đựng kín khí và ngăn ánh sáng
Bạn có ngạc nhiên không khi được Mira tư vấn nên quan tâm đến việc chọn chất liệu chai khi mua dầu thực vật ? Có một lý do rất đáng lưu ý, đó là dầu thực vật tuy được làm từ nguyên liệu tự nhiên rất tốt cho cơ thể, nhưng chúng dễ bị oxy hoá, mất đi mùi vị, hay trường hợp xấu có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ.
Vì vậy nên lời khuyên cho bạn là hãy ưu tiên chọn các loại dầu được đựng trong chai thuỷ tinh tối màu và có nắp đậy kín khí. Mục đích tránh cho dầu ăn tiếp xúc với không khí càng nhiều càng tốt, cũng như ngăn cách ánh sáng lọt qua khiến dầu giảm đi chất lượng. Các loại dầu ăn đựng trong chai nhựa hay vỏ giấy có thể không tốt trong khả năng giữa kín ánh sánh như chai thuỷ tinh nhé.
Ngoài ra sau khi mở nắp chai dầu thì bạn nên lưu ý bảo quản ở nơi kín mát, thông thoáng. Đặc biệt, loại nào trên vỏ chai mà có ghi chú cần bảo quản tủ lạnh thì hãy cho vào tủ lạnh nhé.
5. Top 8 loại Dầu ăn thực vật của Nhật Tốt và Ngon nhất!
Top 1: Dầu Olive Oil Extra Virgin của Ajinomoto
Dầu olive đứng dầu trong danh sách các loại dầu thực vật tốt nhất cho sức khoẻ. Dầu olive có khả năng chịu nhiệt cao nên có thể dùng chiên xào, và có thể dùng ăn sống để trộn salad, nước uống nữa. goài việc thúc đẩy sự hấp thu chất khoáng để duy trì mật độ xương, dầu olive còn giảm đường máu và nguy cơ mắc bệnh đái đường.
Dầu olive của Ajinomoto là sản phẩm nguồn nguyên liệu tươi sạch được cung cấp từ những trang trại với hệ thống nuôi trồng đạt tiêu chuẩn cao, chế biến bằng phương pháp nép lạnh để đảm bảo hương vị và dưỡng chất từ trái ô liu. Với thiết kế nắp chai màu tối, đậy kín khí, sản phẩm mang đến trọn vẹn hương vị ô liu tuyệt hảo cho các món ngon của bạn. Đây là dòng dầu ăn thực vật của Nhật rất đáng lựa chọn!
- Thương hiệu: Ajinomoto
- Loại dầu: dầu olive
- Dưỡng chất: Omega-3, Omega-7, Vitamin E, Vitamin K và các chất chống oxy hoá khác.
- Cách chế biến: Có thể chiên, xào hay ăn sống, chan trực tiếp vào món ăn hoặc trộn kèm các món salad, chiên xào, nấu chín
- Cách bảo quản : Sau khi mở nắp thì bảo quản ở nơi thoáng mát, không có ánh nắng mặt trời. Sử dụng trong vòng 1-6 tháng sau khi mở nắp
- Trọng lượng: 600g
- Giá tham khảo: 754 Yen -> ship về đến Việt Nam khoảng 495,000 VND
Top 2: Dầu hạt lanh của Nhật Flaxseed Oil
Dầu hạt lanh là gì ? Dầu hạt lanh trong tiếng Nhật gọi là マニア油, trong tiếng Anh gọi là Flaxseed Oil.
Hạt lanh là hạt giống từ cây Linum usitatissimum, có nguồn axit béo omega-3 dồi dào. Axit béo omega-3 rất cần thiết cho sức khỏe và đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người như: giảm viêm, cải thiện sức khỏe tim mạch và chống lão hóa.
Theo các chuyên gia, nam giới cần bổ sung cho cơ thể ít nhất 1.600 mg axit béo omega-3 mỗi ngày và ở nữ giới là 1.100 mg. Trên thực tế, một muỗng 15ml dầu hạt lanh chứa 7,196 mg axit béo omega-3. Vì vậy mỗi ngày chỉ cần dùng khoảng 7 ml dầu hạt lanh là đủ cung cấp Omega-3 cho cơ thể !
Được chiết xuất bởi phương pháp ép lạnh, dầu hạt lanh của Nisshin Ojillio có thể sử dụng để trộn salad hoặc mix cùng các loại nước ép rau củ hàng ngày. Thiết kế nắp đậy kín khí giúp dầu được bảo quản lâu hơn, dễ dàng lấy ra đúng lượng dầu cần sử dụng.
- Thương hiệu: Nisshin Oillio
- Loại dầu: dầu hạt lanh ( flaxseed oil )
- Dưỡng chất: Omega-3, EPA, DHA.
- Cách chế biến: dùng sống, chan trực tiếp nước trái cây, trái cây dầm, trộn salad. Mỗi ngày chỉ nên dùng 1 lượng khoảng 7 ml.
- Trọng lượng: 145g
- Giá tham khảo: 950 Yen => Giá ship về đến Việt Nam là 425,00 VND
Top 3: Dầu lá tía tô của Nhật Perilla Oil
Dầu lá tía tô là gì ? Trong tiếng Nhật gọi là dầu egoma エゴマ油 hay dầu Shiso , trong tiếng Anh gọi là Perilla Oil.
Dầu tía tô rất phổ biến ở Nhật và Hàn Quốc, được chiết xuất từ hạt cây tía tô, mang đến nhiều lợi ích về sức khoẻ trí não và hệ thần kinh. Đây là một loại dầu có hương vị, mùi thơm phong phú và giàu axit α-linolenic, là một axit béo thiết yếu. Axit α-linolenic được đặc trưng bởi EPA và DHA trong nhóm axit béo không bão hòa Omega 3. Dầu tía tô rất thích hợp cho các món ăn sống, hoặc có thể dùng để tạo thêm hương vị cho các món ăn nóngg. Phù hợp để bổ sung Omega 3, DHA, EPA cho chế độ ăn chay, ăn kiêng hay cho trẻ em ăn dặm.
- Thương hiệu: Sokensha
- Loại dầu: chiết xuất từ hạt và lá tía tô
- Dưỡng chất: Omega-3, DHA, EPA
- Cách chế biến: ăn sống, làm nước sốt, trộn salad, chan trực tiếp vào các thư sống, mix cùng nước trái cây. Mỗi ngày chỉ nên dùng từ 7 ml đến 15 ml
- Trọng lượng: 270 gram
- Giá tham khảo: 1400 Yen => Giá về đến Việt Nam là 545,000 VND
Top 4: Dầu hạt mắc ca Macadamia Oil
Hạt mắc ca (macadamia nuts) là nguồn cung cấp Omega- 7 dồi dào. Chúng ta thường hay nghe nói đến Omega 3,6,9, tuy nhiên có thêm 1 nguồn là Omega-7 cũng rất quan trọng với sức khoẻ. Omega- 7 gíup kiểm soát cân nặng, hỗ trợ giảm cân, điều trị bệnh tiểu đường, trị các chứng khô da, khô âm đạo, tăng sản xuất collagen cho cơ thể, dưỡng ẩm da.
Dầu hạt mắc ca của Nisshin Oillio có thể dùng sống chan trực tiếp vào thức ăn hằng ngày, gíup cơ thể khoẻ mạnh, đồng thời dưỡng da và giữ dáng.
- Thương hiệu: Nisshin Oillio
- Loại dầu: dầu hạt mắc ca
- Dưỡng chất: Omega-7
- Cách chế biến: dùng ăn sống chan trực tiếp với nước trái cây, trái cây dầm, trộn salad
- Trọng lượng: 145g
- Giá tham khảo: 758 Yen ~ Giá ship về đến Việt Nam là 395,000 VND
Top 5: Dầu gạo của Nhật Rice Bran Oil
Trong dầu gạo có chứa hàm lượng cao gamma oryzanol – dưỡng chất chống ô xy hóa được tìm thấy trong hạt gạo nguyên cám. Cùng với phytosterol, vitamin E, omega 3, 6, 9, dầu gạo có khả năng thúc đẩy tuần hoàn máu, bảo vệ vững chắc sức khỏe tim mạch. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Dinh dưỡng của Mỹ năm 2005 đã cho thấy lượng cholesterol đã giảm xuống trung bình 7% sau chế độ ăn có sử dụng dầu gạo. Giảm lượng cholesterol đồng nghĩa với ngăn ngừa và làm giảm nguy cơ bị đột quỵ cũng như các bệnh về tim.
Bên cạnh đó, dầu gạo có nhiệt độ bốc khói cao (khoảng 254oC) nên có khả năng hạn chế hiện tượng cháy khét, giúp lưu giữ hương vị thơm ngon của món ăn trong tất cả hình thức chế biến như chiên, xào, trộn salad hay làm bánh. Do vậy, tại các quốc gia tiên tiến như Úc, Nhật, New Zealand, Hàn Quốc… dầu gạo rất được tin dùng khi đáp ứng được những yêu cầu khắt khe về một chế độ dinh dưỡng cân bằng. Cụ thể, ở Nhật, dầu gạo được xem là “dầu ăn của trái tim” hay tại châu Âu và Mỹ, dầu gạo được nhìn nhận như một biểu tượng tốt cho sức khỏe.
- Thương hiệu: Sanwa
- Loại dầu: dầu gạo
- Dưỡng chất: Vitamin E, Omega 3,6,9
- Cách chế biến: dùng đun nóng, chiên , xào, các món cần nhiều dầu.
- Trọng lượng: 1500g
- Giá tham khảo: 1738 Yen ~ Giá ship về đến Việt Nam khoảng 795,000 VND
Top 6: Dầu ăn hoa cải Ajinomoto Canola Oil
Được chiết xuất từ hạt cải dầu và hạt đậu nành nguyên chất, có thể dùng để chế biến cho mọi món ăn mà bạn thích. Sản phẩm này hoàn toàn không chứa cholesteron và hoàn toàn không có mùi, rất phù hợp khi trộn salad hoặc thực hiện các món chiên xào mà không sợ ngấm mùi dầu.
- Thương hiệu: Ajinomoto
- Loại dầu: dầu hạt cải, dầu đậu nành
- Dưỡng chất: Vitamin E, Omega-3
- Cách chế biến: chiên xào
- Trọng lượng: 1350g
- Giá tham khảo: 498 Yen ~ Giá ship về đến Việt Nam khoảng 495,000 VND
Top 7: Dầu mè trắng của Nhật Maruhon White Sesame Oil
Khác với các sản phẩm dầu mè khác, dầu mè của Maruhon được chiết xuất bằng cách ép lạnh nên không có mùi hương đặc trưng của mè. Điều này giúp giữ nguyên hương vị nổi bật của nguyên liệu trong khi chế biến, phù hợp cho cả món Á và Âu, đặc biệt là với đồ ngọt và bánh mì.
Dầu mè hay dầu vừng là dầu thực vật được ép từ hạt mè (vừng) chứa nhiều calo, chất béo no không bão hòa, axit béo Omega 3, 6, canxi, Vitamin E, B. Một muỗng canh dầu mè cung cấp 14g chất béo, 5,576 mg omega -6, 40,5mg Omega-3 và 119 calo.
- Thương hiệu: Maruhon
- Loại dầu: dầu mè trắng
- Dưỡng chất: Omega 3, Vitamin E, B
- Cách chế biến: nấu chín, chiên xào
- Trọng lượng: 1650g
- Giá tham khảo: 2000 Yen ~ Giá ship về đến Việt Nam khoảng 945,000 VND
Top 8: Dầu dừa MCT Oil của Nhật
Chứa chiết xuất dầu MCT được chưng cất từ 100% dừa tự nhiên, có khả năng tiêu hoá và hấp thụ nhanh hơn các loại dầu thực vật thông thường như dầu ô liu hay dầu hạt cải. Đây là sản phẩm phù hợp cho trẻ sơ sinh và người già, giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể hiệu quả, duy trì sức khoẻ và hỗ trợ đắc lực cho việc giảm cân.
- Thương hiệu: Sendai Shozankan
- Loại dầu: dầu dừa
- Dưỡng chất: chất béo MCT
- Cách chế biến: nấu chín, chiên xào hay trộn salad, chan vào canh hoặc súp, mix với trà cafe
- Trọng lượng: 360g
- Giá tham khảo: 2223 Yen ~ Giá ship về đến Việt Nam khoảng 845,000 VND.
Mua dầu ăn thực vật của Nhật ở đâu ?
Mỹ phẩm và Hàng Nhật nội địa ở Mira Chan’s Merry Shop được Mira tự tay đi mua và gửi về với số lượng ít, không thông qua bất kì trung gian nào. Vì vậy bạn có thể an tâm về hạn sử dụng và chất lượng của sản phẩm hoàn toàn 100% nội địa Nhật Made in Japan nhé !
Liên hệ với Mira theo địa chỉ sau để được tư vấn sản phẩm tốt và phù hợp cho bạn nhé !
- Facebook : Mira Chan’s Merry Shop hay Mira Chan’s Kitchen
- Instagram : mira.chan.merry.shop
- Hotline : 0922961033
- Email: mira.chan.merry.shop@gmail.com
Từ khóa » Dầu Pam Không Calo ở Nhật
-
TOP Các Loại Dầu ăn Của Nhật Hỗ Trợ Giảm Cân, Tốt Cho Tim Mạch
-
8 Loại Dầu ăn Của Nhật Tốt Nhất 2021
-
Top 14 Dầu Pam Không Calo ở Nhật
-
Dầu ăn Kiêng PAM 10oz - WheyStore
-
Dầu ăn Hạt Cải Ajinomoto Nhật Bản - Không Chorestorol, Giảm Béo
-
Dầu ăn Kiêng PAM Original - Dầu ăn Cho Người Tập Gym
-
Dầu Xịt Ăn Kiêng PAM - SUPVN
-
( 12oz ) Dầu ăn Kiêng PAM 0 Calo | Shopee Việt Nam
-
Dầu ăn Nhật Bản - Dầu ăn Tách Béo Cao Cấp - Xinh Korea
-
Dùng Dầu Ăn Kiêng 0 Calo Có Giảm Cân? - Mít Tơ B Blog
-
Dầu ăn Kiêng Dạng Xịt Pam 6oz Original - NoSugar Shop
-
Dầu Ăn Kiêng Dạng Xịt Crisco 0 Calories (575-1200 Lần Dùng)
-
Dầu Ăn Kiêng PAM Original Dạng Xịt 10oz (~1.000 Lần Dùng)
-
Dầu ăn Hạt Cải Oillio Nisshin Nhật – Japan Market
-
Nhật Bản Thiên Đường Của Thực Phẩm Low Carb | Thu Hương
-
Dầu PAM ăn Kiêng Dạng Xịt 0 Calo - CoopMart