Dầu An Toàn Thực Phẩm - Tân Phú Hiếu

Nội Dung

Toggle
  • DẦU MỠ BÔI TRƠN AN TOÀN THỰC PHẨM (FOOD-GRADE LUBRICANTS) LÀ GÌ?
  • Phân loại dầu thực phẩm
    • Khi nào cần sử dụng dầu thực phẩm NSF 3H?
    • Khi nào cần sử dụng dầu thực phẩm NSF H1?
    • Khi nào cần sử dụng dầu thực phẩm NSF H2?
  • PHÂN LOẠI VÀ CHỨNG NHẬN DẦU MỠ BÔI TRƠN AN TOÀN THỰC PHẨM

DẦU MỠ BÔI TRƠN AN TOÀN THỰC PHẨM (FOOD-GRADE LUBRICANTS) LÀ GÌ?

Là dầu mỡ bôi trơn được sử dụng cho máy móc, thiết bị trong công nghiệp chế biến thực phẩm, đồ uống, bao bì thực phẩm và sản xuất dược phẩm. Trong quá trình sản xuất có thể xảy ra việc tiếp xúc ngẫu nhiên giữa dầu mỡ bôi trơn và thực phẩm, sản phẩm sản xuất/chế biến. Do đó, ngoài chức năng của dầu mỡ bôi trơn thông thường, dầu mỡ an toàn thực phẩm còn phải: không màu, không mùi, không vị, và an toàn thực phẩm.

Ngoài ra, dầu mỡ bôi trơn an toàn thực phẩm còn phải chịu được môi trường làm việc khắc nghiệt của quá trình chế biến thực phẩm như: nhiệt độ làm việc thay đổi lớn và đột ngột, môi trường ẩm ướt, nhiều hơi nước, thực phẩm làm nấm mốc dễ phát triển, phụ gia chế biến thực phẩm ảnh hưởng tới độ bền hóa học của dầu mỡ bôi trơn….

Phân loại dầu thực phẩm

Bô nông nghiệp Hoa Kỳ USDA đã định danh 3 cấp độ an toàn thực phẩm cho các chất bôi trơn phi thực phẩm là H1, H2, H3.

Khi nào cần sử dụng dầu thực phẩm NSF 3H?

Đối với những ứng dụng bôi trơn tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thì phải sử dụng sản phẩm dầu an toàn thực phẩm đạt tiêu chuẩn USDA NSF 3H.

Khi nào cần sử dụng dầu thực phẩm NSF H1?

Đối với những vị trí có thể xảy ra tiếp xúc ngẫu nhiên với thực phẩm trong quá trình chế biến. Trong trường hợp xảy ra sự tiếp xúc ngẫu nhiên với thực phẩm thì mức độ cho phép không được vượt quá 10/1.000.000 (10 mg/1kg thực phẩm). Trong trường hợp này thì sử dụng dầu thực phẩm cấp độ an toàn NSF H1 hoặc NSF 3H.

Khi nào cần sử dụng dầu thực phẩm NSF H2?

Đối với những vị trí cần bôi trơn không có khả năng xảy ra tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm thì được dùng dầu thực phẩm NSF H2 hoặc có thể dùng dầu có cấp độ an toàn NSF H1 hoặc 3H.

PHÂN LOẠI VÀ CHỨNG NHẬN DẦU MỠ BÔI TRƠN AN TOÀN THỰC PHẨM

Dựa vào việc tiếp xúc với thực phẩm có thể xảy ra hay không và mức độ tiếp xúc, Bộ Nông nghiệp Hòa Kỳ (United States Department of Agriculture hay USDA) phân dầu mỡ an toàn thực phẩm thành 3 cấp độ: H1, H2 và H3. Để phê duyệt, xếp loại 1 sản phẩm thuộc cấp độ an toàn nào, người ta căn cứ vào thành phần cấu thành nên sản phẩm đó. Một sản phẩm đạt an toàn thực phẩm cấp H1, H2, H3 khi sản phẩm đã đăng ký và được Trung tâm hợp tác về An toàn Thực phẩm và Nước uống NSF (National Sanitary Foundation) phê duyệt.

1. Cấp H1: được xử dụng khi sự tiếp xúc ngẫu nhiên với thực phẩm có thể xảy ra. Dầu mỡ an toàn thực phẩm H1 phải được sản xuất từ các nguyên liệu, phụ gia được phê duyệt và liệt kê tại chương 21 của Luật Liên Bang (Code of Federal Regulations) của Cục quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ. Trong trường hợp tiếp xúc ngẫu nhiên với thực phẩm, hàm lượng tiếp xúc với thực phẩm không vượt quá 10 ppm (10mg/kg thực phẩm).

2. Cấp H2: được sử dụng khi sự tiếp xúc với thực phẩm không thể xảy ra. Vì không có nguy cơ xảy ra sự tiếp xúc với thực phẩm nên không yêu cầu thành phần nguyên liệu sản xuất dầu mỡ phải nằm trong danh sách đã được xác định và phê duyệt. Tuy nhiên, dầu mỡ cấp H2 không được chứa kim loại nặng như antimony, a-sen, cadimium, chì, thủy ngân, selenium, không được chứa các chất gây ung thư, chất gây tăng đột biến, chất gây quái thai, và axit vô cơ.

3. Cấp H3: còn được gọi là dầu tan (soluble oil) hoặc dầu có thể ăn được (edible oil), sử dụng để làm sạch, ngăn ngừa gỉ sét ở các bộ phận có thể tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm như hook, trolley và các bộ phận tương tự. Thiết bị, dụng cụ phải rửa hoặc lau chùi sạch dầu mỡ trước khi sử dụng.

Loading

Từ khóa » Nsf H1 H2 H3