Đau Bả Vai Lan Xuống Cánh Tay Là Bệnh Gì? | TCI Hospital
Có thể bạn quan tâm
Trang chủ » Sống khỏe » Bệnh cơ xương khớp
Đau bả vai lan xuống cánh tay là bệnh gì? 30/11/2020 - 08:35 Tác giả: Bệnh viện ĐKQT Thu CúcNhững cơn đau bả vai lan xuống cánh tay kéo dài khiến cho cơ thể bị mệt mỏi, đau nhức, khó vận động, hạn chế khả năng sinh hoạt và thậm chí là mất ngủ vào buổi đêm. Để hiểu rõ hơn về những triệu chứng này chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua bài viết sau đây.Vì sao xuất hiện những cơn đau bả vai lan xuống cánh tay
Đau bả vai lan xuống cánh tay do một số nguyên nhân chủ yếu sau:
– Do các tổn thương xương khớp hoặc bệnh lý về cột sống cổ như: Thoái hóa cột sống cổ, thoát vị đĩa đệm vùng cổ, trượt đốt sống cổ, dị tật, viêm, chấn thương vùng cổ… điều này dễ gây ra các cơn đau nhức từ bả vai chạy xuống cánh tay do các dây thần kinh bị đốt sống trượt ra ngoài chèn ép.
– Đau bả vai lan xuống cánh tay do nhiễm lạnh: Cơ thể bị nhiễm lạnh khi thay đổi thời tiết bất chợt, mùa đông hoặc do ngồi trước quạt, phòng máy lạnh quá lâu thường gây ra các cơn đau bả vai rồi sau đó lan xuống 2 cánh tay. Hiện tượng này được giải thích do khi bị nhiễm lạnh máu sẽ khó lưu thông, các cơ vùng bả vai và cánh tay sẽ có xu hướng bị co lại gây ra những cơn đau nhức chạy lan.
– Nằm ngủ sai tư thế: Nhiều người có thói quen nằm nghiêng khi ngủ, việc nằm nghiêng khá tốt cho cột sống tuy nhiên cần được thay đổi liên tục giữa 2 bên. Nằm nghiêng 1 bên quá lâu dễ gây ra hiện tượng đau ở bả vai rồi lan xuống cánh tay, triệu chứng này kéo dài trong suốt thời gian ngủ nhưng người bệnh chỉ cảm nhận rõ sau khi ngủ dậy, đặc biệt là vào buổi sáng.
– Do đặc thù công việc và do làm việc sai cách: Những công việc như lái xe, sơn trần hay làm việc với máy vi tính thường ngồi làm việc với thời gian lâu, ít có thời gian nghỉ ngơi và thay đổi tư thế dễ dẫn đến những cơn đau bả vai lan xuống cánh tay. Khi thực hiện các công việc bê vác, vận chuyển thường xuyên vận động cánh tay và sử dụng lực ở 2 bả vai nếu không có tư thế khoa học sẽ rất dễ gây ra bệnh đau bả vai và cánh tay.
– Tuổi tác: Những người bắt đầu đến tuổi trung niên với hệ mạch máu đã giảm tính dẻo dai, đàn hồi rất dễ gặp phải những cơn đau bả vai lan xuống cánh tay.
đau bả vai lan xuống cánh tay phải làm sao?
Để khắc phục tình trạng đau nhức từ bả vai lan xuống cánh tay, bạn cần nhanh chóng đi khám tại bệnh viện, bác sĩ sẽ thăm khám các dấu hiệu lâm sàng và cho bệnh nhân làm một số xét nghiệm cần thiết giúp xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Đồng thời để ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị đau bả vai lan xuống cánh tay bạn cần chú ý một số điều sau:
– Chú ý đến tư thế: Ngủ đúng tư thế, không gối đầu quá cao, sử dụng nệm mềm để tránh đau vai và cánh tay. Đối với người lao động nhiều, cần chú ý đến tư thế đứng ngồi hoặc khom lưng vác vật nặng cần có chế độ nghỉ ngơi khoa học.
– Người bệnh có chế độ ăn uống khoa học, đủ chất, có thể bổ sung thêm vitamin E, B, C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, bổ sung canxi giúp xương khớp chắc khỏe, làm chậm quá trình loãng xương, thoái hóa xương khớp…
– Nên thường xuyên vận động, tập thể dục nhẹ nhàng để xương khớp được thư giãn, không ngồi hoặc đứng trong thời gian dài.
Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo bước đầu, tốt nhất khi có triệu chứng đau bả vai lan xuống cánh tay bạn nên đi khám và làm theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
Chia sẻ: Từ khóa: Đau bả vaiBài viết liên quanĐánh bay nỗi lo đau bả vai thường xuyên khó chịu
Triệu chứng đau bả vai ngày càng trở nên phổ biến với mọi người, những cơn đau khiến...
Đau bả vai phải là bệnh gì? cách phòng ngừa như thế nào
Đau bả vai phải là triệu chứng thường gặp có thể do nhiều nguyên nhân gây nên. Tuy...
Người mắc bệnh xương khớp có được chơi thể thao không?
Bao nhiêu tuổi thì có nguy cơ bị loãng xương?
Lưng đau nhói mỗi khi bê vác nặng là bị làm sao?
Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ có gây ra biến chứng gì không ạ?
Người bị thừa cân, béo phì có nguy cơ cao mắc các bệnh về cơ xương khớp hơn?
Thoát vị đĩa đệm L4 L5 có nguy hiểm không và cách chẩn đoán
Tình trạng thoát vị đĩa đệm L4 L5 có nguy hiểm không và cách chẩn đoán thế nào…Triệu chứng và phương pháp phẫu thuật ngón tay lò xo
Khi mắc ngón tay lò xo, người bệnh rất khó khăn trong việc gập hoặc duỗi ngón tay.…Hội chứng hẹp ống cổ tay và những điều cần lưu ý
Hội chứng hẹp ống cổ tay là tình trạng tê, dị cảm, đau nhức các chi do bị…Các bài tập thể dục trị thoái hoá cột sống hỗ trợ chữa bệnh
Thể dục trị thoái hóa cột sống là phương pháp hỗ trợ điều trị thoái hoá cột sống…Châm cứu thoái hóa đốt sống cổ: các thông tin tham khảo
Châm cứu thoái hoá đốt sống cổ là phương pháp hỗ trợ điều trị thoái hoá đốt sống…Tìm hiểu về xương đốt sống cổ và các bệnh lý liên quan
Xương đốt sống cổ là vị trí thường xảy ra các bệnh xương khớp, khiến người bệnh đau…
- 0936 388 288
- 0936 388 288
- Đặt lịch khám
Từ khóa » đau Mỏi Vai Và Cánh Tay Trái
-
Đau Bả Vai Trái Lan Xuống Cánh Tay Có Nguy Hiểm Không? | ACC
-
Đau Vai Gáy Lan Xuống Cánh Tay Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?
-
Đau Nhức Bả Vai Lan Xuống Cánh Tay - Vinmec
-
Đau Bả Vai Lan Xuống Cánh Tay - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Đau Vai: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị Và Cách Phòng Ngừa
-
Đau Nhức âm ỉ Vai Và Cánh Tay - Coi Chừng Hội Chứng Chóp Xoay Vai
-
Đau Bả Vai Lan Xuống Cánh Tay Phải Trái Là Bệnh Gì?
-
Đau Bả Vai Trái Lan Dần Xuống Cánh Tay Là Bệnh Gì? - JEX
-
Thông Tin Y Học Cộng đồng - Đau Bả Vai Lan Xuống Cánh Tay Là Bệnh ...
-
Đau Bả Vai Trái Lan Xuống Cánh Tay Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?
-
Đau Vai Gáy Lan Xuống Cánh Tay Có Nguy Hiểm Không?
-
Đau Bả Vai Lan Xuống Cánh Tay: Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục
-
Bệnh đau Vai Gáy: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
【GIẢI MÃ】Hay Mỏi Tay Trái Là Do đâu? | TCI Hospital
-
Cách Chữa đau Vai Gáy Lan Xuống Cánh Tay Nhất định Phải Biết
-
Những điều Nên Và Không Nên Làm Khi Bị đau Nhức Cơ Vai - Hapacol