Đau Bả Vai Lan Xuống Cánh Tay: Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục
Có thể bạn quan tâm
Đau bả vai lan xuống cánh tay có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Trong số đó, tình trạng này có thể liên quan đến một số bệnh lý xương khớp mà bạn không thể xem thường. Vì vậy, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân gây đau bả vai lan xuống cánh tay và cách khắc phục hiệu quả qua bài viết dưới đây nhé!
Đau bả vai phải lan xuống cánh tay là tình trạng bệnh không thể xem thường
Nhận biết đau bả vai phải lan xuống cánh tay
Đau bả vai phải là triệu chứng thường gặp ở một số bệnh lý về xương khớp. Cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn khi lan xuống cánh tay, khiến cho người bệnh gặp khó khăn trong quá trình vận động và sinh hoạt hằng ngày. Các khớp xương ở vùng vai là những khớp linh động giúp chúng ta có thể thực hiện nhiều vận động quan trọng. Cũng chính vì thế mà các khớp này dễ bị suy yếu, hao mòn và chịu nhiều áp lực tác động từ bên ngoài.
Phụ thuộc vào yếu tố cơ địa và tình trạng bệnh lý của mỗi người, đau bả vai phải lan xuống cánh tay sẽ có những biểu hiện khác nhau. Dưới đây là một số triệu chứng mà người bệnh thường gặp:
- Đau nhức âm ỉ hoặc dữ dội ở vùng vai, gáy hoặc lưng.
- Đau nhức bả vai phải, cơn đau lan xuống phần trên của cánh tay.
- Cử động đầu khó khăn vì cơn đau xuất hiện ở vùng cổ và vai gáy.
- Bả vai đau nhức khiến tay không giơ lên cao được.
- Hai cánh tay thậm chí là các ngón tay có cảm giác tê bì, mất cảm giác và khó cầm nắm đồ vật.
Nguyên nhân gây đau vai gáy lan xuống cánh tay
Đau bả vai phải lan xuống cánh tay có thể do một số nguyên nhân dưới đây.
Nguyên nhân bệnh lý
Đau bả vai phải lan xuống cánh tay có thể xuất phát từ một số bệnh lý xương khớp
Đau bả vai phải lan xuống cánh tay thường là dấu hiệu của một số bệnh lý xương khớp nghiêm trọng:
- Thoái hóa đốt sống cổ: Đau bả vai phải lan xuống cánh tay là một trong những dấu hiệu phổ biến của thoái hóa đốt sống cổ. Đi kèm theo đó là các triệu chứng đau nhức và cảm giác khó khăn khi vận động vùng cổ.
- Thoát vị đĩa đệm cổ: Khi bao xơ của đĩa đệm bị rách, nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài có thể gây chèn ép lên tủy sống, các dây thần kinh và mô xung quanh, từ đó xuất hiện cảm giác đau nhức và tê mỏi ở cổ. Đồng thời, triệu chứng có xu hướng ảnh hưởng đến vùng bả vai và lan xuống cánh tay.
- Hẹp ống sống: Đây là tình trạng ống sống - phần không gian bên trong cột sống bị thu hẹp và gây áp lực lên tủy sống cùng với các dây thần kinh bên trong, từ đó dẫn đến tình trạng đau bả vai phải lan xuống cánh tay.
- Thoái hóa khớp vai: Thoái hóa khớp vai có thể đẩy nhanh sự phát triển bất thường của các tế bào xương, từ đó hình thành nên gai xương và chèn ép lên dây thần kinh. Đau bả vai phải lan xuống cánh tay chính là kết quả của sự chèn ép dây thần kinh trong một thời gian dài.
Nguyên nhân lối sống
Một số nguyên nhân liên quan đến lối sống dưới đây cũng có thể dẫn đến đau bả vai phải lan xuống cánh tay.
- Tư thế ngủ: Ngủ với các tư thế nằm nghiêng, nằm bắt tay lên trán hay dùng tay kê đầu có thể gây chèn ép lên cơ và các dây thần kinh, từ đó gây ra cơn đau bả vai phải lan xuống cánh tay.
- Lạm dụng cơ quá mức: Lạm dụng cơ quá mức có thể gây ra các tổn thương và viêm ở bả vai, thậm chí các cơn đau nhức còn lan xuống cánh tay.
- Nhiễm lạnh: Khi trời trở lạnh, nếu bạn không giữ ấm tốt cho cơ thể sẽ khiến máu khó lưu thông. Điều này có thể làm cho vùng cổ, cánh tay và vai gáy bị co lại và gây ra cơn đau bả vai phải lan xuống cánh tay. Những người có thói quen tắm vào ban đêm hoặc thường xuyên làm việc trong điều hòa sẽ dễ gặp phải tình trạng này.
Yếu tố nguy cơ
Ngoài ra, một số yếu tố khác được cho là làm tăng nguy cơ đau bả vai phải lan xuống cánh tay bao gồm:
- Tuổi tác.
- Lười vận động.
- Thừa cân.
Đau bả vai lan xuống cánh tay có nguy hiểm không?
Như đã đề cập ở trên, đau bả vai phải lan xuống cánh tay có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm cả các nguyên nhân bệnh lý và nguyên nhân lối sống.
Nếu những cơn đau nhức chỉ bắt nguồn từ nguyên nhân lối sống như lạm dụng cơ quá mức, bị nhiễm lạnh hay do tư thế ngủ thì không đáng quan ngại. Bạn có thể khắc phục tình trạng này bằng cách nghỉ ngơi, điều chỉnh tư thế ngủ phù hợp và thực hiện một số biện pháp chăm sóc tại nhà bao gồm massage, chườm nóng,...
Tuy nhiên, trong rất nhiều trường hợp, đau bả vai phải lan xuống cánh tay là dấu hiệu của một bệnh lý xương khớp phổ biến. Nếu không được điều trị kịp thời, càng về sau bệnh sẽ tiến triển càng nặng và khó chữa trị hơn, thậm chí bệnh nhân có thể mất khả năng vận động và tàn phế.
Vì vậy, ngay từ khi xuất hiệu dấu hiệu đau bả vai phải lan xuống cánh tay, bạn cần đến thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và điều trị càng sớm càng tốt để ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm có thể xảy đến.
Chẩn đoán đau bả vai phải lan xuống cánh tay
Khi đến bệnh viện, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và tiền sử y tế của bạn đầu tiên
Đau bả vai phải lan xuống cánh tay do nhiều nguyên nhân gây ra nên cần xác định tình trạng bệnh cụ thể trước khi đưa ra phương pháp điều trị. Trước hết, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám lâm sàng và tiền sử y tế của người bệnh. Một số câu hỏi có thể được đưa ra bao gồm:
- Triệu chứng xuất hiện từ khi nào?
- Biểu hiện và mức độ của triệu chứng?
- Có các dấu hiệu khác đi kèm hay không?
- Tiền sử về hoạt động thể chất và vận động khớp vai?
- Tiền sử về bệnh xương khớp?
Bên cạnh việc thăm khám lâm sàng, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một trong số các phương pháp chẩn đoán hình ảnh sau:
- Chụp X - quang.
- Chụp cộng hưởng từ - MRI.
- Chụp cắt lớp vi tính - CT Scan.
Dựa vào kết quả của thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán cuối cùng về nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của bệnh, từ đó giúp bạn có phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Điều trị đau vai gáy lan xuống cánh tay
Tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ đau bả vai phải lan xuống cánh tay mà bạn sẽ được bác sĩ chỉ định một trong số các phương pháp điều trị dưới đây hoặc kết hợp nhiều phương pháp cùng lúc.
Biện pháp khắc phục tại nhà
Đối với cơn đau ở mức độ nhẹ đến trung bình, một số biện pháp khắc phục tại nhà sau đây có thể giúp ích cho bạn.
Phương pháp RICE
Phương pháp RICE giúp làm dịu cơn đau bả vai phải lan xuống cánh tay hiệu quả
RICE là phương pháp làm dịu cơn đau bả vai phải lan xuống cánh tay hiệu quả và đẩy nhanh tốc độ hồi phục bệnh. Phương pháp này bao gồm:
- Nghỉ ngơi (Rest): Cần ngừng thực hiện bất cứ hoạt động nào có khả năng gây đau hoặc làm nặng thêm tình trạng bệnh.
- Chườm đá (Ice): Đắp túi chườm lạnh lên bả vai phải trong khoảng 15 - 20 phút. Thực hiện đều đặn 2 lần/ngày. Chườm lạnh được áp dụng nếu khớp vai có triệu chứng sưng viêm.
- Nén (Compress): Quấn hay băng quanh vùng bả vai nhằm giảm sưng viêm nhờ việc hạn chế cung cấp máu quá mức cho vùng bị tổn thương.
- Nâng cao (Elevate): Cố gắng nâng tay phải lên cao.
Thực hiện động tác kéo giãn
Kéo giãn với mức độ nhẹ nhàng sẽ giúp cải thiện tính linh hoạt vùng bả vai, đồng thời kiểm soát tốt cơn đau nhức bả vai phải lan xuống cánh tay. Dưới đây là một số động tác kéo giãn đơn giản có thể thực hiện ngay tại nhà.
- Căng tay chéo: Từ từ kéo cánh tay phải qua ngực hết mức có thể. Sử dụng tay trái để giữ lấy phần trên của cánh tay phải. Giữ tư thế này trong vòng 30 giây để vai của bạn được thư giãn. Lặp lại động tác trên thêm 3 lần nữa.
- Căng ngực: Chắp tay ra sau lưng, cần đảm bảo lòng bàn tay hướng về phía cơ thể. Từ từ nâng 2 bàn tay đang nắm chặt về phía trần nhà cho đến khi cảm thấy căng. Giữ tư thế này trong khoảng từ 10 - 30 giây. Thả tay ra, sau đó từ từ hạ tay xuống. Nghỉ tối đa 30 giây rồi lặp lại động tác 3 - 5 lần.
Duy trì tư thế tốt
Ngủ đè lên cánh tay là một tư thế xấu mà bạn cần điều chỉnh để cải thiện các triệu chứng của bệnh
Tư thế xấu có thể gây căng thẳng nhiều hơn lên các mô ở vai và cánh tay, từ đó làm nghiêm trọng thêm tình trạng bệnh. Vì vậy, việc điều chỉnh và duy trì tư thế tốt là rất cần thiết. Đặc biệt, bạn cần chú ý đến tư thế ngủ, tránh tình trạng ngủ đè lên vai, lên cánh tay hoặc kê tay dưới đầu. Nếu cần thiết, bạn có thể đặt một chiếc gối mỏng ở bên dưới bả vai phải để cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn.
Sử dụng thuốc điều trị
Bên cạnh các biện pháp khắc phục tại nhà kể trên, sử dụng thuốc Tây là một cách giúp làm dịu cơn đau bả vai phải lan xuống cánh tay nhanh chóng, cụ thể như sau:
- Paracetamol: Paracetamol là thuốc giảm đau không kê đơn được sử dụng phổ biến trong điều trị đau nhức xương khớp, trong đó có đau bả vai phải lan xuống cánh tay.
- Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDs): NSAIDs có tác dụng giảm đau mạnh hơn so với Paracetamol. Bên cạnh đó, nhóm thuốc này còn có công dụng chống viêm hiệu quả thông qua cơ chế ức chế chất trung gian hóa học Prostaglandin. Một số đại diện được sử dụng phổ biến hiện nay bao gồm: Meloxicam, Ibuprofen,...
- Thuốc giãn cơ: Nhóm thuốc này tác dụng trên thần kinh trung ương làm giảm co cứng cơ hiệu quả, từ đó giúp làm dịu các cơn đau do co thắt. Một số thuốc được sử dụng phổ biến trong nhóm này bao gồm: Tolperisone, Eperisone,...
- Vitamin: Một số vitamin nhóm B như vitamin B1, B6, B12 được chỉ định trong điều trị đau bả vai phải lan xuống cánh tay. Các vitamin này có tác dụng phục hồi dây thần kinh bị chèn ép. Ngoài ra, nó còn giúp thúc đẩy quá trình tạo hồng cầu, tăng tuần hoàn máu và giảm tình trạng co cứng cơ.
Sử dụng thuốc Tây là một cách giúp làm dịu cơn đau bả vai phải lan xuống cánh tay nhanh chóng
Mặc dù các nhóm thuốc trên giúp kiểm soát tốt các triệu chứng của đau bả vai phải lan xuống cánh tay nhưng bạn cần tuyệt đối tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ điều trị, không tự ý ngừng thuốc hay tăng liều thuốc để tránh gặp phải những tác dụng không mong muốn gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Vật lý trị liệu
Vật lý trị liệu là phương pháp được chỉ định nhằm phục hồi chức năng vùng bả vai. Đây là một phương pháp an toàn và đem lại hiệu quả tốt cho bệnh nhân đau bả vai phải lan xuống cánh tay. Đối với trường hợp bệnh nhân phải phẫu thuật, nó còn có tác dụng tăng tốc độ phục hồi sau phẫu thuật. Một số phương pháp vật lý trị liệu thường được áp dụng bao gồm:
- Nhiệt trị liệu: Nhiệt trị liệu là phương pháp sử dụng tác nhân nhiệt độ để mang lại hiệu quả điều trị. Tùy theo nhiệt độ của tác nhân mà chia thành: nhiệt nóng và nhiệt lạnh. Nhiệt nóng sẽ giúp máu lưu thông tốt hơn, từ đó các cơ vùng bả vai được cung cấp đủ máu và oxy, giảm tình trạng cơ cứng. Trong khi đó, nhiệt lạnh giúp giảm đau và sưng viêm ở vị trí này. Lưu ý: Không sử dụng nhiệt quá nóng hoặc quá lạnh vì có thể gây tổn thương da, khoảng nhiệt nóng thích hợp là 45 - 50 độ C, khoảng nhiệt lạnh thích hợp là 10 độ C.
- Điện trị liệu: Phương pháp này sử dụng các thiết bị đặc biệt để đưa dòng điện đến vị trí bả vai bị đau nhức, từ đó kích thích trực tiếp vào các mạnh máu giúp tăng tuần hoàn, giảm thiểu các triệu chứng đau nhức và sưng viêm hiệu quả.
- Phương pháp laser: Phương pháp này sử dụng tia laser có bước sóng rộng thâm nhập sâu vào vị trí bả vai bị tổn thương, từ đó kích thích quá trình tái tạo các mô sinh học, giúp đẩy lùi các cơn đau nhức bả vai phải lan xuống cánh tay.
Nhiệt trị liệu đem lại hiệu quả cao trong điều trị đau bả vai phải lan xuống cánh tay
Phẫu thuật
Bác sĩ thường đề xuất phương pháp phẫu thuật trong trường hợp đau bả vai phải lan xuống cánh tay nghiêm trọng mà các biện pháp điều trị trước đó đều không đem lại hiệu quả, nhất là đau bả vai phải lan xuống cánh tay do một số bệnh lý như thoát vị đĩa đệm cổ, thoái hóa đốt sống cổ,... Có thể nói, phẫu thuật chính là giải pháp cuối cùng để khắc phục triệu chứng này. Tùy thuộc vào tình trạng đau bả vai phải lan xuống cánh tay, bác sĩ sẽ chỉ định bạn phẫu thuật với hình thức phù hợp.
Bên cạnh đó, việc lựa chọn cơ sở y tế để thực hiện phẫu thuật cũng rất quan trọng. Nếu chọn được bệnh viện có dịch vụ tốt, trang thiết bị hiện đại cùng với đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao, điều đó sẽ giúp bạn hạn chế những rủi ro và biến chứng trong phẫu thuật, đồng thời rút ngắn thời gian nằm viện và hồi phục.
Hỗ trợ giảm đau nhức bả vai, vai gáy
Bên cạnh các phương pháp điều trị kể trên, các chuyên gia xương khớp khuyên bạn nên sử dụng thêm Khương Thảo Đan để giúp nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng của đau bả vai phải lan xuống cánh tay.
Viên Khương Thảo Đan - Hỗ trợ giảm đau nhức bả vai, vai gáy
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các sản phẩm chữa bệnh xương khớp, song Khương Thảo Đan vẫn được nhiều bệnh nhân lựa chọn và tin dùng nhờ những ưu điểm vượt trội sau:
- Thành phần KGA1 chiết xuất từ củ Địa liền: Hoạt chất này được nghiên cứu và chiết tách thành công bởi PGS. Tiến sĩ Lê Minh Hà cùng cộng sự của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. KGA1 có công dụng giảm đau và chống viêm tương đương với các thuốc tân dược được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay như Efferalgan, Indomethacine,... Điểm nổi bật đáng kể tới của hoạt chất này đó là hoàn toàn an toàn, lành tính và không gây tác dụng phụ trên đường tiêu hóa, không gây phá hủy nội tạng.
- Thành phần Collagen type II không biến tính: Khi vào trong cơ thể, Collagen type II không biến tính sẽ tạo thành các acid amin cần thiết giúp hỗ trợ bổ sung dịch sụn khớp, tăng cường hệ miễn dịch và hạn chế sự xâm lấn của các yếu tố có hại lên mô sụn, từ đó giúp cho vùng bả vai bị tổn thương được phục hồi và ngăn ngừa các triệu chứng của đau bả vai lan xuống cánh tay.
- Khương Thảo Đan là sản phẩm kế thừa từ bài thuốc Độc Hoạt Ký Sinh Thang: Đây là bài thuốc chữa xương khớp nổi tiếng từ xa xưa mà cha ông ta để lại có tác dụng giảm tình trạng đau nhức, sưng viêm do các bệnh lý xương khớp gây ra. Đồng thời, khi kết hợp với các thành phần có trong Khương Thảo Đan, nó còn có công dụng như một bài thuốc dẫn, giúp đưa KGA1 và Collagen type II không biến tính đến đúng vị trí xương khớp bị tổn thương, từ đó giúp cho các hoạt chất trong sản phẩm phát huy vai trò một cách tối ưu nhất.
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán Khương Thảo Đan gần nhất
Đặt mua trực tiếp tại công ty (giao hàng, thu tiền tận nhà) TẠI ĐÂY
Lời kết
Đau bả vai lan xuống cánh tay là triệu chứng không được xem thường vì nó có thể liên quan đến nhiều bệnh lý xương khớp nguy hiểm. Tốt nhất, ngay khi có dấu hiệu đau bả vai phải lan xuống cánh tay, bạn cần đến bệnh viện thăm khám để được chẩn đoán chính xác về tình trạng bệnh và được bác sĩ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Chúc bạn sớm bình phục!
Mọi vấn đề cần thắc mắc về tình trạng đau bả vai phải lan xuống cánh tay cũng như muốn biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm Khương Thảo Đan, bạn đọc vui lòng liên hệ qua số hotline 1800 1156 (miễn cước) hoặc để lại bình luận ngay dưới bài viết này.
Tham khảo:
Từ khóa » đau Mỏi Vai Cánh Tay Trái
-
Đau Bả Vai Trái Lan Xuống Cánh Tay Có Nguy Hiểm Không? | ACC
-
Đau Nhức Cánh Tay Trái, Phải Cảnh Báo Bệnh Gì? - Phòng Khám ACC
-
Đau Nhức Bả Vai Lan Xuống Cánh Tay - Vinmec
-
Đau Bả Vai Lan Xuống Cánh Tay - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Đau Vai: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị Và Cách Phòng Ngừa
-
Đau Bả Vai Trái Lan Dần Xuống Cánh Tay Là Bệnh Gì? - JEX
-
Đau Bả Vai Lan Xuống Cánh Tay Phải Trái Là Bệnh Gì?
-
Đau Nhức âm ỉ Vai Và Cánh Tay - Coi Chừng Hội Chứng Chóp Xoay Vai
-
Thông Tin Y Học Cộng đồng - Đau Bả Vai Lan Xuống Cánh Tay Là Bệnh ...
-
Đau Bả Vai Trái Lan Xuống Cánh Tay Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?
-
Đau Vai Gáy Lan Xuống Cánh Tay Có Nguy Hiểm Không?
-
Bệnh đau Vai Gáy: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Đau Bả Vai Lan Xuống Cánh Tay Là Bệnh Gì? | TCI Hospital
-
【GIẢI MÃ】Hay Mỏi Tay Trái Là Do đâu? | TCI Hospital
-
Đau Bả Vai (Trái, Phải) Lan Xuống Cánh Tay - Điều Cần Biết
-
ĐAU MỎI VAI GÁY, TÊ TAY CHÂN | Bệnh Viện Tai Mũi Họng Sài Gòn
-
Những điều Nên Và Không Nên Làm Khi Bị đau Nhức Cơ Vai - Hapacol