Đau Bả Vai Trái Lan Dần Xuống Cánh Tay Là Bệnh Gì? - JEX
Có thể bạn quan tâm
Bả vai trái bị đau cảnh báo nguy cơ thoái hóa khớp vai hoặc bệnh tim mạch nguy hiểm
Đau bả vai trái là gì?
Cơn đau bả vai trái hoặc vai phải lan sang cổ và xuống cánh tay khá phổ biến, không chỉ làm giảm hiệu quả công việc, mà còn khiến bạn gặp khó khăn với cả những thao tác cơ bản như mặc quần áo, nấu ăn, lái xe… Tình trạng này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn: căng cơ do lạm dụng vai, cánh tay quá mức; chấn thương ở vai, cổ; bệnh lý xương khớp hoặc bệnh lý toàn thân…
Bả vai và cánh tay trái bị đau không phải bệnh lý mà là dấu hiệu cảnh báo nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vậy nên, khi cảm giác đau nhức kéo dài hơn 2 tuần, không thuyên giảm (dù đã nghỉ ngơi, không dùng sức ở vai và cánh tay), bạn cần đến gặp bác sĩ để thực hiện các thủ tục chẩn đoán, từ đó mới có thể xác định chính xác cơn đau bả vai trái lan dần xuống cánh tay do đâu và mức độ nguy hiểm như thế nào?
Biểu hiện của đau bả vai trái lan dần xuống cánh tay
Đau vai và đau cánh tay trái (hoặc vai và tay phải) thường liên quan đến nhiều vấn đề bao gồm thói quen vận động, tổn thương xương khớp và bệnh lý toàn thân, thế nên biểu hiện của nó cũng rất đa dạng. Tuy nhiên, những gì bạn có thể cảm nhận được một cách rõ rệt nhất đó là:
-
Đau và cứng ở bả vai, lan tỏa xuống cánh tay và dâng lên cổ, thậm chí ảnh hưởng đến cả lưng.
-
Cảm giác tê, ngứa như châm chích ở bả vai và cánh tay.
-
Cử động vai, cánh tay thiếu linh hoạt.
-
Lực cánh tay yếu, không giữ được đồ vật lâu.
Cơn đau vai và cánh tay có thể xuất hiện ngay lập tức sau chấn thương hoặc âm ỉ, khởi phát từ từ tùy vào từng giai đoạn của bệnh lý. Trường hợp bị bệnh toàn thân giai đoạn nặng, cơn đau bả vai trái sẽ kèm theo những triệu chứng như:
-
Suy nhược cơ thể.
-
Buồn nôn, choáng váng và đổ mồ hôi lạnh.
-
Khó chịu ở ngực, dạ dày và hàm.
Bả vai trái đau kèm theo hiện tượng khó thở là biểu hiện của bệnh lý toàn thân nghiêm trọng
Mức độ đau bả vai trái nặng hay nhẹ và phạm vi ảnh hưởng rộng hay hẹp phụ thuộc vào từng nguyên nhân. Chúng ta cần tìm ra nguyên nhân cụ thể để loại bỏ hiệu quả tình trạng này.
Nguyên nhân khiến bả vai và cánh tay trái bị đau
Đau bả vai trái do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Để tiện theo dõi, chúng ta có thể phân loại những nguyên nhân này thành 2 nhóm là nguyên nhân cơ học và nguyên nhân bệnh học.
Nguyên nhân cơ học
Những tác động từ bên ngoài (chủ quan hoặc khách quan) gây áp lực lên vùng bả vai và cánh tay dẫn đến cảm giác đau nhức bao gồm:
-
Chấn thương
Hiện tượng đau bả vai trái là hậu quả của các chấn thương ở xương hoặc mô quanh khớp vai như gãy xương cánh tay trái, gãy xương đòn, gãy xương bả vai hay rách dây chằng bả vai…
-
Làm việc và vận động quá mức
Khi làm việc hoặc vận động quá mức khiến cơ xung quanh vai và cánh tay trở nên yếu, dễ bị co thắt và nhói đau khi cử động. Đó là lý do khiến những người làm công việc như khuân vác, lái xe, đánh máy tính… và vận động viên chơi tennis, bóng chuyền, cầu lông trở thành đối tượng dễ bị đau vai, cánh tay.
-
Ngủ sai tư thế
Nằm ngủ trong tư thế nghiêng sang vai bên trái và đè lên cánh tay trái sẽ gây ra hiện tượng căng cứng và đau bả vai trái khi ngủ dậy.
Nguyên nhân bệnh lý
Triệu chứng đau bả vai cảnh báo nhiều bệnh lý mà chúng ta không ngờ tới, trong đó phải kể đến như:
-
Bệnh xương khớp
Thoái hóa khớp vai, viêm bao hoạt dịch khớp vai, hội chứng ống cổ tay, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, viêm gân vai, chứng đông cứng khớp vai… là những bệnh xương khớp thường gặp phải và chúng đều gây ra cảm giác đau ở một vùng rộng lớn từ vai xuống cánh tay và bàn tay.
-
Đau thắt lồng ngực
Tim không được cung cấp đủ oxy làm cho lồng ngực bị co thắt dữ dội. Tình trạng này gây đau cánh tay trái và thường kèm theo cảm giác khó chịu ở vai, cổ, lưng hoặc hàm.
Ngoài ra, khi căng thẳng về thần kinh, mới thực hiện phẫu thuật (ở những vị trí gần vai và cánh tay) hoặc nhiễm lạnh cũng là yếu tố làm gia tăng cơn đau ở vai và cánh tay. được đánh giá và quản lý bởi các bác sĩ chuyên khoa về đau kết hợp với các bác sĩ phẫu thuật.
Làm thế nào để đối phó với cơn đau bả vai trái?
Cơn đau bả vai do căng cơ khi vận động quá sức, làm việc sai tư thế sẽ được giải tỏa khi chúng ta nghỉ ngơi và chăm sóc xương khớp hợp lý. Dưới đây là những cách giảm đau vai và cánh tay hiệu quả tại nhà, bạn có thể tham khảo:
-
Sử dụng sản phẩm chăm sóc sức khỏe xương khớp JEX thế hệ mới
Xương và khớp vai bị tổn thương là nguyên nhân chính khiến cho bả vai và cánh tay đau nhức. Vì vậy, để giảm nhẹ cơn đau nhức từ bên trong, chúng ta nên chú trọng phục hồi xương khớp bằng sản phẩm chăm sóc chuyên sâu như JEX thế hệ mới.
JEX thế hệ mới – Sản phẩm hỗ trợ chăm sóc xương khớp, ngừa viêm khớp, hỗ trợ giảm đau và làm chậm thoái hóa khớp hiệu quả Với thành phần chính là sự kết hợp của các tinh chất thiên nhiên quý như: Eggshell Membrane, Collagen Type 2 & Collagen Peptide, Turmeric Root, Chondroitin Sulfate… cùng nhiều dưỡng chất khác chuyên biệt cho xương khớp. JEX thế hệ mới giúp cung cấp nguồn nguyên liệu thiết yếu hỗ trợ cho quá trình tái tạo sụn và xương dưới sụn, từ đó ổn định cấu trúc và duy trì cử động linh hoạt của khớp vai, hỗ trợ giảm viêm, giảm đau và làm chậm thoái hóa khớp, tăng độ dẻo dai, linh hoạt cho khớp.-
Xoa bóp vùng bả vai và cánh tay
Hạn chế sử dụng khớp vai, kết hợp chườm nóng hoặc chườm lạnh và xoa bóp nhẹ nhàng quanh vùng bả vai trái, kéo dài xuống cánh tay giúp cơ bắp thư giãn và cơn đau cũng dịu đi đáng kể.
-
Vật lý trị liệu
Bạn có thể tập các bài vật lý trị liệu đơn giản để tăng cường sức mạnh cho khớp vai. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trị liệu trước khi tự tập tại nhà và tránh luyện tập quá sức.
-
Dùng thuốc giảm đau
Một số loại thuốc giảm đau phổ thông không kê đơn có thể giảm nhẹ cơn đau nhanh chóng. Thế nhưng, bạn không được uống các loại thuốc này liên tục trong thời gian dài vì chúng sẽ gây hại cho dạ dày, thận và gan…
Bên cạnh đó, bạn cần tiếp tục duy trì hoạt động và cử động của khớp vai (không được ngừng sử dụng vai hoàn toàn). Đặt một tấm đệm mỏng sau lưng khi ngồi làm việc cũng sẽ giúp cho cột sống và khớp vai của bạn thoải mái hơn.
Khi nào nên đến gặp bác sĩ?
Chúng ta không được chủ quan với cơn đau bả vai trái lan xuống cánh tay bởi chúng có thể là triệu chứng của nhiều bệnh lý nguy hiểm. Tốt nhất, nếu cảm giác đau vẫn tiếp diễn, gây khó khăn trong việc cử động vai và cánh tay sau 2 tuần áp dụng các giải pháp cải thiện tích cực tại nhà, bạn nên tìm đến sự chăm sóc y tế.
Bạn nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu cơn đau kéo dài hơn 2 tuần và không có dấu hiệu thuyên giảm
Nếu bị đau bả vai trái do bệnh tim, bệnh xương khớp hoặc chấn thương mô mềm quanh khớp vai, bác sĩ sẽ đưa ra kế hoạch điều trị thích hợp. Đây cũng là cách duy nhất có thể loại bỏ và ngăn chặn tái phát cơn đau ở bả vai và cánh tay trái.
Xem thêm- Dấu hiệu của viêm khớp dạng thấp
- Cách phòng ngừa viêm khớp hiệu quả
- Viêm khớp cổ tay: Nguyên nhân, dấu hiệu, triệu chứng của bệnh
Từ khóa » đau Mỏi Vai Gáy Lan Xuống Cánh Tay
-
Đau Bả Vai Lan Xuống Cánh Tay - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Đau Vai Gáy Lan Xuống Cánh Tay Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?
-
Đau Bả Vai Trái Lan Xuống Cánh Tay Có Nguy Hiểm Không? | ACC
-
Đau Nhức Bả Vai Lan Xuống Cánh Tay - Vinmec
-
Cách Chữa đau Vai Gáy Lan Xuống Cánh Tay Nhất định Phải Biết
-
Đau Vai Gáy Lan Xuống Cánh Tay Có Nguy Hiểm Không?
-
Đau Bả Vai Lan Xuống Cánh Tay: Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục
-
Đau Bả Vai Lan Xuống Cánh Tay Phải Trái Là Bệnh Gì?
-
Bệnh đau Vai Gáy: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Thông Tin Y Học Cộng đồng - Đau Bả Vai Lan Xuống Cánh Tay Là Bệnh ...
-
Đau Vai: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị Và Cách Phòng Ngừa
-
Đau Vai Gáy Lan Xuống Cánh Tay Là Bệnh Gì? Cách Xử Lý Hiệu Quả
-
ĐAU MỎI VAI GÁY, TÊ TAY CHÂN | Bệnh Viện Tai Mũi Họng Sài Gòn
-
Đau Nhức âm ỉ Vai Và Cánh Tay - Coi Chừng Hội Chứng Chóp Xoay Vai
-
ĐAU MỎI VAI GÁY - Nguyên Nhân- Triệu Chứng -CÁC CÁCH ĐIỀU ...
-
Đau Bả Vai Trái Lan Xuống Cánh Tay Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?