Đau Bả Vai (Trái, Phải) Lan Xuống Cánh Tay - Điều Cần Biết
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Bác sĩ CKI BÁC SĨ DOÃN HỒNG PHƯƠNG
Trung tâm Thuốc dân tộc – Nguyễn Thị Định – Hà Nội
Đặt lịch
Đau bả vai (trái, phải) lan xuống cánh tay thường liên quan đến những chấn thương, lạm dụng cơ bắp dẫn đến đau mỏi. Tuy nhiên tình trạng này cũng có thể xảy ra từ những bệnh lý, vấn đề về xương khớp. Cụ thể như viêm khớp , thoát vị đĩa đệm cột sống cổ… Để xác định nguyên nhân và có hướng điều trị hiệu quả, người bệnh cần tiến hành kiểm tra và thực hiện các kỹ thuật chẩn đoán theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Nguyên nhân gây đau bả vai trái lan xuống cánh tay
Những cơn đau phát sinh từ bả vai trái lan dần xuống cánh tay có thể liên quan đến chấn thương, tình trạng căng thẳng, lo lắng quá mức hoặc là triệu chứng cảnh báo nhiều vấn đề và bệnh lý nguy hiểm như đau thắt ngực, đau tim.
Cụ thể những nguyên nhân phổ biến gây đau bả vai trái lan xuống cánh tay gồm:
1. Đau thắt ngực
Những bệnh nhân bị đau thắt ngực sẽ có cảm giác khó chịu hoặc phát sinh cơn đau ở tim do cơ quan này không nhận đủ lượng oxy cần thiết. Đối với trường hợp đau ngực, những triệu chứng thường gặp có thể bao gồm:
- Đau bả vai trái lan xuống cánh tay
- Đau vai, gáy, lưng, cổ, hàm
- Đau dạ dày hoặc khó tiêu ở một số trường hợp.
Những cơn đau thắt ngực có thể là dấu hiệu, triệu chứng của bệnh tim hoặc những vấn đề liên quan. Ngoài ra cơn đau cũng có thể phát sinh từ tình trạng tắc nghẽn hoặc hẹp động mạch vành.
Những trường hợp bị đau thắt ngực thường được phân thành 2 loại, bao gồm:
- Đau thắt ngực ổn định: Đau thắt ngực ổn định là tình trạng thường gặp, có thể được dự đoán sớm và kiểm soát tốt. Thông thường tình trạng này sẽ xảy ra và kéo dài ít nhất trong hai tháng. Người bệnh có thể sử dụng thuốc giãn động mạch để cải thiện cơn đau thắt ngực ổn định. Ngoài ra để phòng ngừa cơn đau, bệnh nhân nên kiểm soát căng thẳng và cải thiện thể chất.
- Đau thắt ngực không ổn định: Đau thắt ngực không ổn định thường nguy hiểm hơn so với cơn đau thắt ngực ổn định. Cơn đau có thể xuất hiện một cách đột ngột ngay cả khi người bệnh nghỉ ngơi. Bên cạnh đó, tình trạng đau thắt ngực không ổn định thường làm tăng nguy cơ đau tim, đôi khi bệnh nhân cần được đưa đến bệnh viện để cấp cứu và tránh những rủi ro không mong muốn.
2. Đau tim
Cơn đau tim thường phát sinh khi cơ quan này không được cung cấp một lượng máu cần thiết do tình trạng thu hẹp hoặc tắc nghẽn các động mạch vành. Cụ thể khi có sự tích tụ cholesterol, chất béo cùng những hợp chất khác, bên trong động mạch sẽ hình thành các mảng bám dẫn đến tắc nghẽn. Sau khi mảng bám vỡ, các cục máu đông sẽ xuất hiện, quá trình cung cấp oxy không được đảm, khiến tim chịu nhiều áp lực và gây đau tim.
Trong khi đó hầu hết các dây thần kinh phân nhánh cung cấp oxy và máu đến tim đều đi qua cánh tay và vai trái để nhanh chóng truyền tín hiệu đến não bộ. Chính vì thế khi một cơn đau tim xuất hiện, người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức từ vai trái lan xuống cánh tay.
Người bệnh cần nhờ đến sự chăm sóc y tế ngay lập tức khi cơn đau bả vai bên trái lan xuống cánh tay xuất hiện một các đột ngột hoặc kèm theo những biểu hiện sau:
- Có cảm giác đau, tê và khó chịu ở vùng lưng, bả vai, vai gáy, thái dương hàm, cổ và bụng dưới
- Có cảm giác khó chịu ở vùng ngực, tình trạng này kéo dài trong 1 phút, sau đó biến mất nhưng nhanh chóng tái phát trở lại
- Khó thở có thể kèm theo cơn đau hoặc không đau ngực
- Chóng mặt
- Đầy hơi chướng bụng
- Đột ngột đổ mồ hôi lạnh
- Buồn nôn và nôn ói.
Xem thêm: Vì sao bị đau dưới xương bả vai bên trái sau lưng?
Nguyên nhân gây đau bả vai phải lan xuống cánh tay
Tình trạng đau bả vai phải lan xuống cánh tay xảy ra bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố tác động. Thông thường cơn đau có thể phát sinh và lan rộng do người bệnh lạm dụng vai và tay quá mức, khiến những bộ phận này chịu nhiều áp lực và căng thẳng. Tuy nhiên tình trạng này cũng có thể là triệu chứng của những bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể.
Những nguyên nhân gây đau bả vai phải lan xuống cánh tay bao gồm:
1. Viêm dây thần kinh phế quản
Viêm dây thần kinh phế quản là bệnh lý liên quan đến dây thần kinh ngoại biên. Bệnh lý này xuất hiện làm ảnh hưởng đến nhiều bộ phận và cơ quan quan trọng trong cơ thể. Trong đó có vai, cánh tay, bàn tay và vùng ngực.
Bệnh lý thần kinh ngoại biên sẽ xuất hiện khi các dây thần kinh mang nhiệm vụ truyền tín hiệu từ hệ thống thần kinh trung ương đến các cơ quan gặp vấn đề và bị gián đoạn. Lúc này người bệnh sẽ có cảm giác đau đớn, làm suy giảm chức năng của những bộ phận liên quan. Vì thế dây thần kinh phế quản bị ảnh hưởng, người bệnh sẽ đột ngột bị đau vai và cánh tay. Thông thường tình trạng này chỉ xuất hiện ở một bên của cơ thể và phổ biến hơn ở bên phải. Bên cạnh đó, vào ban đêm cơn đau sẽ có xu hướng tiến triển và trở nên nghiêm trọng hơn.
Đau do viêm dây thần kinh phế quản thường tự thuyên giảm và biến mất sau vài ngày. Tuy nhiên người bệnh có thể khó chịu với những triệu chứng đi kèm gồm:
- Khả năng phản xạ bị suy giảm hoặc mất dần
- Mất sức mạnh
- Mất cảm giác, tê hoặc ngứa ở cánh tay.
Mặc dù có thể tự thuyên giảm nhưng nếu các triệu chứng gây khó khăn cho người bệnh, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc giảm đau thần kinh và thuốc chống viêm để đẩy nhanh quá trình cải thiện tình trạng. Sau đó người bệnh có thể kiên trì thực hiện các bài tập để tăng cường sức mạnh và sự dẻo dai cho cánh tay và vai.
2. Vấn đề về tim
Những vấn đề về tim thường làm phát sinh những cơn đau vai bên trái lan xuống cánh tay. Tuy nhiên ở một số trường hợp, người bệnh có thể cảm thấy đau nhiều ở vai và cánh tay bên phải hoặc đau cả bên trái và phải.
Ngoài tình trạng đau bả vai lan xuống cánh tay, những vấn đề về tim có thể xuất hiện đồng thời với những triệu chứng sau:
- Hơi thở ngắn
- Đau lan tỏa đến xương hàm
- Có cảm giác khó chịu hoặc đau ở ngực, căng cơ hoặc nóng rát ngực
- Cơn đau thường nghiêm trọng và lan tỏa đến xương hàm
- Buồn nôn và nôn ói
- Chóng mặt
- Đổ nhiều mồ hôi, nhịp tim nhanh.
Người bệnh cần di chuyển đến bệnh viện nếu có nghi ngờ hoặc có những triệu chứng bất thường liên quan đến tim mạch.
Xem thêm: Bệnh Tim Mạch – Các dạng thường gặp, Dấu hiệu và Giải pháp điều trị
Đau bả vai trái, phải lan xuống cánh tay là bệnh gì?
Một số nguyên nhân và bệnh lý dưới đây có thể khiến người bệnh bị đau bả vai trái, phải lan xuống cánh tay:
1. Lạm dụng quá mức
Việc gây áp lực liên tục hoặc sử dụng quá mức khớp vai và cánh tay có thể làm phát sinh cơn đau bả vai trái – phải lan xuống cánh tay, đôi khi cơn đau có thể lan rộng xuống vùng lưng khiến người bệnh khó chịu. Ngoài cảm giác đau vai và cánh tay, việc lạm dụng quá mức có thể khiến người bệnh thường xuyên bị mỏi, đau cơ, suy giảm chức năng của vai và cánh tay.
Đau vai lan xuống cánh tay do lạm dụng quá mức thường không nghiêm trọng. Thông thường để cải thiện tình trạng này, người bệnh có thể nghỉ ngơi tại chỗ 30 phút, thay đổi hoạt động và áp dụng biện pháp chườm lạnh.
2. Các bệnh lý về cột sống
Tình trạng đau bả vai trái, phải lan xuống cánh tay có thể phát sinh từ những bệnh lý về cột sống. Trong đó thường gặp nhất là chấn thương gây ra bởi hiện tượng phình hoặc thoát vị đĩa đệm hay bệnh thoái hóa cột sống khi già đi.
- Hẹp ống sống và thoái hóa đốt sống cổ: Những đĩa đệm của đốt sống cổ thường bị thoái hóa hoặc bắt đầu phình ra ở người trưởng thành và người cao tuổi. Khi đó các đĩa đệm sẽ có dấu hiệu cứng và khô, sau đó di chuyển gần nhau hơn. Điều này khiến cơ thể hình thành thêm gai xương để đáp ứng. Những gai xương sẽ mọc xung quanh đĩa với mục đích củng cố sức chịu đựng của đĩa đệm khi tham gia vào các hoạt động của cột sống. Tuy nhiên sự hình thành gai xương lại làm thu nhỏ kích thước của khoảng trống nơi thoát đi ra của các rễ thần kinh, sau đó chèn ép lên rễ dây thần kinh và gây đau.
- Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Bệnh khiến các dây thần kinh xung quanh cổ bị chèn ép. Tình trạng này sẽ trở nên nghiêm trọng hơn khi các đĩa đệm bị vỡ hoặc bị trượt ra khỏi vị trí vốn có của nó. Trong trường hợp các đĩa đệm bị thoát vị chèn ép lên dây thần kinh điều khiển tay, người bệnh sẽ có cảm giác đau ở bả vai bên trái hoặc phải lan xuống cánh tay. Đồng thời yếu cơ, tê hoặc mất cảm giác ở cánh tay.
3. Chấn thương cơ xương khớp
Những chấn thương cơ xương khớp có thể tác động và làm ảnh hưởng đến cả hai bên vai. Để nhận biết trường hợp này, người bệnh có thể dựa vào những dấu hiệu sau:
- Cơn đau thường xuất hiện và kéo dài khoảng một vài phút
- Việc chạm vào vị trí bị ảnh hưởng có thể làm tăng mức độ đau nhức
- Cơ đau thường chỉ xảy ra ở một khu vực nhỏ
- Cảm giác khó chịu có thể kéo dài từ vài tiến đến vài ngày.
Một số chấn thương thường gặp gồm:
- Viêm gân: Viêm gân do lặp lại các động tác nhiều lần hoặc lạm dụng khớp. Trường hợp này có thể dẫn đến đau vai, đau cánh tay và khuỷu tay.
- Viêm bao hoạt dịch: Viêm bao hoạt dịch do bệnh nhân bị chấn thương, té ngã, nhiễm trùng hoặc lạm dụng dẫn đến đau vai và cánh tay.
- Rách cơ xoay khớp vai: Rách cơ xoay khớp vai xuất hiện làm ảnh hưởng đến chức năng của khớp vai, cánh tay và gây đau bả vai dữ dội.
- Gãy xương bả vai: Chấn thương hoặc gãy xương bả vai là một tình tương đối nghiêm trọng và cần được điều trị y tế ngay lập tức. Lúc này người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức nghiêm trọng ở bên vai trái hoặc phải, cơn đau có thể lan rộng xuống cánh tay kèm theo tình trạng sưng và bầm tím ở khu vực có xương bị gãy.
- Chấn thương vòng bít xoay: Vòng bít xoay được xác định là nhóm bốn gân và cơ xuất hiện bao quanh khớp vai. Chúng có thể bị chấn thương khi chơi thể thao, kéo hoặc mang vác vật nặng, nâng vật hoặc lặp lại một động tác trong thời gian dài. Điều này kiến cơn đau phát sinh khi người bệnh chuyển động vai, đau có thể lan xuống cánh tay, cuối cùng khiến vai bị đóng băng (mất các chuyển động vai mạn tính).
- Chấn thương vai hoặc khớp cùng vai đòn: Xương bả vai và xương đòn được kết nối với nhau thông qua dây chằng. Khi chấn thương xuất hiện ở vai, dây chằng có thể bị chèn ép, bị kéo căng hoặc rách. Khi đó người bệnh sẽ nhận thấy cơn đau xuất hiện nhiều ở bả vai và nhanh chóng lan dần xuống cánh tay
- Chấn thương do va đập: Ngoài những vấn đề và tổn thương nêu trên, tình trạng đau bả vai trái, phải lan xuống cánh tay còn có thể xảy ra bởi tình trạng chấn thương do va đập. Va đập xảy ra có thể khiến khối cấu trúc của cơ bắp của vai và cổ cùng các dây chằng bị tổn thương và dẫn đến sưng đau.
Bị đau bả vai (trái, phải) lan xuống cánh tay khi nào cần khám bác sĩ?
Người bệnh cần khám bác sĩ khi cơn đau ở bả vai trái, phải lan xuống cánh tay, kéo dài trên 3 ngày và không đáp ứng với các biện pháp chăm sóc tại nhà. Ngoài ra bạn cần đến bệnh viện ngay khi cơn đau phát sinh một cách đột ngột và nghiêm trọng hoặc kèm theo những triệu chứng sau:
- Sưng đỏ khớp
- Đau nghiêm trọng hơn khi sờ vào
- Không thể cử động tay, vai hoặc khó khăn trong việc di chuyển
- Có cảm giác đau, tê và khó chịu ở nhiều vị trí trên cơ thể
- Có cảm giác khó chịu ở vùng ngực
- Khó thở có thể kèm theo cơn đau hoặc không đau ngực
- Cơ thể mệt mỏi
- Chóng mặt
- Đầy hơi chướng bụng
- Đột ngột đổ mồ hôi lạnh
- Buồn nôn và nôn ói.
Tham khảo thêm: Đau dưới xương bả vai bên trái sau lưng có nguy hiểm không?
Phương pháp điều trị đau bả vai trái, phải lan xuống cánh tay
Để áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp, người bệnh cần tiến hành kiểm tra và chẩn đoán nguyên nhân gây đau bả vai trái, phải hoặc cả hai bên lan xuống cánh tay. Dựa vào nguyên nhân và mức độ nghiêm trọng của từng trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể hướng dẫn bạn cải thiện tình trạng với những phương pháp sau:
1. Biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà
Nếu nguyên nhân gây đau bả vai (trái, phải) lan xuống cánh tay không quá nghiêm trọng, đau nhẹ, người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau đơn giản dưới đây:
- Nghỉ ngơi
Ngay khi cơn đau xuất hiện, người bệnh nên ngồi nghỉ tại chỗ hoặc nằm nghỉ khoảng 30 – 60 phút để các cơ, xương và khớp vai có thời gian thả lỏng và thư giãn. Lúc này cơn đau sẽ nhanh chóng được xoa dịu, người bệnh cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn. Biện pháp này phù hợp với những bệnh nhân thường xuyên lặp lại một động tác trong thời gian dài, lạm dụng khớp xương hoặc bị chấn thương nhẹ.
- Chườm lạnh
Chườm lạnh là biện pháp giảm đau và giảm sưng viêm hiệu quả đối với những trường hợp có cơn đau cấp tính hoặc bị đau do chấn thương nhẹ. Nhiệt độ thấp có thể giúp bạn gây tê và giảm đau tại chỗ. Đồng thời giúp thư giãn các cơ và cải thiện tình trạng sưng viêm.
Để thực hiện biện pháp chườm lạnh, bạn có thể bọc một vài viên đá trong một chiếc khăn bông, sau đó áp trực tiếp lên khu vực bị đau khoảng 15 phút để cải thiện tình trạng. Thực hiện từ 3 – 4 lần/ ngày để cơn đau được cải thiện một cách hiệu quả.
- Băng cố định
Bác sĩ chuyên khoa có thể hướng dẫn bạn sử dụng băng, nẹp cố định để hạn chế các hoạt động làm ảnh hưởng đến khớp bị sưng đau. Đồng thời giúp tổn thương mau lành, cơn đau nhanh chóng thuyên giảm.
- Massage và xoa bóp nhẹ nhàng
Ngay khi cơn đau xuất hiện, người bệnh có thể nghỉ ngơi tại chỗ kết hợp với hoạt động massage và xoa bóp nhẹ nhàng để giúp cơ, xương và khớp đang bị tổn thương thư giãn, thúc đẩy quá trình lưu thông máu và cải thiện tình trạng đau mỏi hiệu quả. Ngoài ra người bệnh có thể xoa bóp cùng với dầu nóng để nâng cao hiệu quả giảm đau.
- Nâng cao cánh tay
Để làm giảm và ngăn ngừa tình trạng đau bả vai lan xuống cánh tay tái phát, người bệnh có thể nâng cánh tay bị đau để cải thiện tình trạng.
Xem thêm: Chữa đau vai gáy bằng châm cứu: Địa chỉ và phương pháp thực hiện
2. Điều trị y tế
Nếu không có đáp ứng với những biện pháp chăm sóc và điều trị tại nhà hoặc đau nghiêm trọng, người bệnh nên đến bệnh viện để được điều trị y tế. Thông thường bệnh nhân bị đau bả vai trái, phải lan xuống cánh tay sẽ được điều trị với những phương pháp sau:
- Sử dụng thuốc giảm đau
Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen hoặc acetaminophen có thể được sử dụng để cải thiện cơn đau bả vai lan xuống cánh tay. Việc sử dụng loại thuốc này sẽ giúp bạn cải thiện cơn đau ở mức độ từ nhẹ đến trung bình, đồng thời giúp phòng ngừa tình trạng viêm sưng xuất hiện.
- Thuốc chống viêm
Naproxen, aspirin, ibuprofen hoặc một số loại thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS) khác sẽ được sử dụng để cải thiện cơn đau, sưng khớp và phòng ngừa phát sinh các tình trạng viêm khớp.
- Thuốc giãn cơ
Những loại thuốc giãn cơ có tác dụng cải thiện cơn đau phát sinh do tình trạng căng cơ hoặc tổn thương cơ thắt xung quanh khớp vai. Thông thường cyclobenzaprine, tizanidine và baclofen là những loại thuốc giãn cơ được chỉ định trong trường hợp này.
- Tiêm steroid
Nếu cơn đau không có dấu hiệu cải thiện sau khi sử dụng kết hợp các loại thuốc uống, bác sĩ chuyên khoa có thể cân nhắc về việc tiêm steroid vào khu vực bị ảnh hưởng. Phương pháp điều trị này có thể giúp người bệnh giảm đau và giảm sưng viêm một cách hiệu quả, phù hợp với trường hợp nặng và không có đáp ứng tốt với các phương pháp khác.
Tuy nhiên tác dụng phụ và rủi ro có thể xuất hiện từ việc sử dụng thuốc steroid dạng tiêm. Vì thế người bệnh nên trao đổi thông tin cùng với bác sĩ chuyên khoa trước khi quyết định sử dụng phương pháp điều trị này.
- Phẫu thuật
Phẫu thuật sẽ được chỉ định cho những trường hợp gãy xương vai, rách cơ xoay khớp vai hoặc một số tình trạng nghiêm trọng khác khiến bệnh nhân bị đau bả vai lan xuống cánh tay.
Ngoài ra bác sĩ chuyên khoa có thể chỉ định một số phương pháp điều trị chuyên môn được liệt kê dưới đây khi cần thiết để khắc phục tình trạng. Bao gồm:
- Vật lý trị liệu, cụ thể như liệu pháp nóng và lạnh, các bài tập trị liệu, kích thích thần kinh điện…
- Kích thích tủy sống
- Diện chẩn, châm cứu hoặc thực hiện một số biện pháp thay thế khác.
Nếu nghi ngờ đau bả vai trái, phải lan xuống cánh tay do mắc bệnh tim mạch hoặc đau thắt ngực, người bệnh cần đến bệnh viện để được kiểm tra và xử lý ngay lập tức.
Bài viết là thông tin cơ bản về các nguyên nhân gây đau bả vai (trái, phải) lan xuống cánh tay và những điều cần biết. Nhìn chung, cơn đau có thể phát sinh từ những vấn đề không gây nguy hiểm và có thể được kiểm soát tại nhà như lạm dụng khớp, chấn thương nhẹ do té ngã.
Tuy nhiên ở nhiều trường hợp, cơn đau có thể xuất hiện do các vấn đề nghiêm trọng về xương khớp hoặc liên quan đến cơn đau thắt ngực hay đau tim. Do đó để đảm bảo an toàn, người bệnh nên đến bệnh viện để được kiểm tra và được điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Có thể bạn quan tâm
- Bị đau vai gáy khó thở – Có phải dấu hiệu nguy hiểm?
- 6 cách chữa đau vai gáy bằng ngải cứu hiệu quả nhanh
Từ khóa » đau Rát Bả Vai Trái
-
Đau Bả Vai Trái Lan Xuống Cánh Tay Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?
-
Đau Xương Bả Vai Và Những điều Bạn Có Thể Chưa Biết
-
Đau Bả Vai Trái Lan Xuống Cánh Tay Có Nguy Hiểm Không? | ACC
-
Đau Vai: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, điều Trị Và Cách Phòng Ngừa
-
Đau Bả Vai Có Phải Là Bệnh Lý Nguy Hiểm? Cách điều Trị Là Gì?
-
Đau Xương Bả Vai Trái Phải Là Bị Bệnh Gì? Cách Giảm Đau Hiệu ...
-
Đau Bả Vai Trái Hoặc Phải Có Thể Là Bệnh Lý Gì? Điều Trị Thế Nào?
-
Đừng Bỏ Qua đau Vai Trái – Dấu Hiệu Của Nhiều Bệnh Nguy Hiểm
-
Đau Nhức Bả Vai Lan Xuống Cánh Tay - Vinmec
-
Đau Vai Trái: Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục - Tập Đoàn Sen Tài Thu
-
Những điều Nên Và Không Nên Làm Khi Bị đau Nhức Cơ Vai - Hapacol
-
Bệnh đau Vai Gáy: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Đau Bả Vai Lan Xuống Cánh Tay - Bệnh Viện Nguyễn Tri Phương
-
Đau Nhức âm ỉ Vai Và Cánh Tay - Coi Chừng Hội Chứng Chóp Xoay Vai
-
Thông Tin Y Học Cộng đồng - Đau Bả Vai Lan Xuống Cánh Tay Là Bệnh ...
-
Cảnh Báo Bệnh Nguy Hiểm Từ đau Lưng Dưới Bả Vai Bên Trái - Phải