Đau Bắp Chân Là Bị Gì? Nguyên Nhân Và Cách điều Trị • Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Đau bắp chân phổ biến và do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Trong hầu hết các trường hợp, bạn có thể áp dụng cách chữa đau nhức bắp chân tại nhà đơn giản. Tuy nhiên, hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng.
Đau bắp chân là tình trạng khiến bạn cảm thấy bắp chân đau nhức, mệt mỏi và nặng chân. Triệu chứng đau nhức này thường xuất hiện vào cuối ngày, sau khi bạn vận động nặng hoặc lặp đi lặp lại một động tác ở chân.
Những ai thường dễ bị đau mỏi bắp chân?
Đau bắp chân là hiện tượng đau mỏi rã rời, thấy nặng nề chân khi bước đi, vận động. Cơn đau thường chạy dọc từ mông xuống cẳng chân, bắp chân, hoặc phần bắp đùi đến bắp chân. Tuy nhiên, nhiều người chỉ đau cơ bắp chân, không đau trong xương nên thường chủ quan mà không tìm phương pháp điều trị triệt để.
Đa số người lớn tuổi rất dễ bắt gặp các cơn đau bắp chân, từ đau ê ẩm cho đến nhức nhối, đặc biệt là bắp chân bị đau khi chạy bộ, vận động nhiều, nhiệt độ thay đổi,…
Những người ít vận động do tính chất công việc (như nhân viên văn phòng, giáo viên,,…), hay thường xuyên làm việc nặng, đi lại nhiều, leo núi, tản bộ thường sẽ có nguy cơ cao hơn.
Ngoài ra, những người thường xuyên quỳ gối hay phải ngồi lên bắp chân (như những người tu hành) thường dễ bị đau nhức bắp chân hơn cả.
>>> Bạn có thể quan tâm: 10 cách giúp dân văn phòng ngăn ngừa đau mỏi vai gáy
Bị đau bắp chân là bệnh gì?
Đau bắp chân là bị gì? Đau cơ bắp chân còn có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, phổ biến nhất là:
Chuột rút cơ bắp chân
Cơ bắp bị chuột rút có thể do:
- Mất nước và chất điện giải vì đổ mồ hôi nhiều
- Giữ nguyên một tư thế trong thời gian dài
- Sử dụng cơ bắp chân quá nhiều
- Cơ co giãn kém
- Yếu cơ.
Mặc dù chuột rút thường là tình trạng tạm thời, nhưng chúng có thể gây ra khó chịu và đau đớn rất nhiều.
>>> Bạn có thể quan tâm: Chuột rút: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả
Đau bắp chân do căng cơ
Tình trạng này xảy ra khi một phần hoặc toàn bộ các sợi cơ ở bắp chân bị rách. Mức độ đau khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết rách, nhưng cơn đau nhức phần bắp thường xuất hiện đột ngột cùng với cảm giác nhạy cảm ở bắp chuối. Một số người có triệu chứng sưng, đỏ hoặc bầm tím tại bắp chân bị đau.
Đau cách hồi động mạch
Đây là một tình trạng xảy ra khi các động mạch mang máu đến chân bị thu hẹp hoặc bị chặn lại.
Đau nhức bắp chân do tắc động mạch không xảy ra khi bạn nghỉ ngơi mà thường xuất hiện khi bạn đi bộ. Bởi vì chuyển động này cần lượng máu nhiều hơn đến cơ bắp chân, trong khi tắc hẹp động mạch sẽ khiến lưu lượng máu về chân giảm đi.
Chèn ép thần kinh
Khi các dây thần kinh kiểm soát chân bị chèn ép, chúng không thể “giao tiếp” với phần dưới của chân một cách chính xác gây ra những cơn đau. Đau bắp chân do nguyên nhân thần kinh thường xảy ra khi các xương cột sống bị hẹp và chèn ép vào dây thần kinh.
Cảm giác đau nhức xảy ra ngay cả lúc nghỉ ngơi.
Viêm gân Achilles
Gân Achilles là dải mô nối phần bắp chân với xương gót chân, vì vậy tổn thương ở gân này có thể ảnh hưởng tới bắp chân.
Đau mỏi bắp chân do viêm gân Achilles có thể xảy ra khi bạn mới bắt đầu một chương trình thể thao hoặc tập luyện các bài tập lặp đi lặp lại.
Hội chứng chèn ép khoang
Vấn đề này xảy ra khi máu thừa hoặc dịch tích tụ trong khoang; hoặc băng bó chân quá chặt, khiến cho áp lực mô trong khoang cân – xương kín tăng lên. Hậu quả là chức năng của cơ, thần kinh tại bắp chân bị ảnh hưởng. Các triệu chứng bao gồm đau, sưng, tê, ngứa ran và nhức mỏi phần bắp chuối.
Hội chứng chèn ép khoang cấp tính gây đau nhức bắp chân đột ngột thường xảy ra do chấn thương. Ngoài ra còn có hội chứng chèn ép khoang mạn tính gây đau khi vận động, thường là do tập thể dục mạnh thường xuyên gây ra.
Các dấu hiệu bao gồm tê, các cơ sưng nhìn thấy bằng mắt thường hoặc khó di chuyển bàn chân.
Bệnh thần kinh do đái tháo đường
Điều này xảy ra khi tổn thương dây thần kinh liên ở bệnh nhân bị đái tháo đường. Lượng đường trong máu cao kéo dài gây tổn thương các dây thần kinh trong cơ thể. Điều này thường bắt đầu ở bàn tay và bàn chân.
Các triệu chứng gồm đau bắp chân, ngứa ran và tê.
Suy tĩnh mạch
Bình thường, các tĩnh mạch ở chân có van đặc biệt để đưa máu ngược chiều trọng lực từ chân về tim. Khi suy tĩnh mạch, các tĩnh mạch giãn rộng hoặc các van trong tĩnh mạch bị tổn thương, làm ứ đọng máu tại bắp chân.
Các triệu chứng của suy tĩnh mạch bao gồm đau bắp chân, nhói, chuột rút và nhức.
Huyết khối tĩnh mạch sâu (DVT)
Tình trạng này là do cục máu đông hình thành ở một trong các tĩnh mạch nằm sâu trong chân. Huyết khối tĩnh mạch sâu có nhiều khả năng xảy ra khi bạn đứng/ngồi lâu, có huyết áp cao hoặc rối loạn đông máu.
Các triệu chứng của bệnh là phần bắp chuối đau nhức, đặc biệt là khi đứng hoặc đi bộ, các khu vực ở chân bị đỏ hoặc viêm.
Nguyên nhân khiến bạn bị đau bắp chân khi ngủ dậy?
Bên cạnh các nguyên nhân trên, nhiều người thường gặp hiện tượng đau bắp chân khi ngủ dậy khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Dưới đây là một số lý do chủ yếu khiến bạn ngủ dậy đau bắp chân:
- Thời tiết: Nhiều nghiên cứu cho thấy tình trạng bị đau bắp chân khi ngủ dậy thường gặp hơn vào mùa hè. Do nồng độ vitamin D cao hơn và đạt đỉnh điểm, từ đó làm cơ thể kích hoạt quá trình cân bằng tự nhiên, tạo nên những cơn đau.
- Thiếu chất dinh dưỡng: Nếu bạn không dung nạp đủ các chất dinh dưỡng như canxi, magie và kali,.. cũng làm tăng nguy cơ bị đau bắp chân khi ngủ dậy. Ngoài triệu chứng đau bắp chân, người bệnh có thể gặp phải một số tình trạng như mệt mỏi, buồn nôn, khó chịu,.. làm cơ thể suy nhược nhanh chóng.
- Luyện tập quá sức: Hiện tượng bắp chân bị đau còn là do chế độ luyện tập quá sức, khiến các cơ bắp không thích nghi kịp. Do đó, nếu thấy căng bắp chân thường xuyên, bạn cần điều chỉnh lại chế độ luyện tập, kết hợp ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để tình trạng đau bắp chuối chân thuyên giảm.
Mách bạn các cách giảm đau cơ bắp chân tại nhà
Nếu trải qua cơn nhức mỏi bắp chân nhẹ, bạn có thể áp dụng các cách chữa đau bắp chân tại nhà sau để mau hồi phục:
- Phương pháp PRICE:
- Bảo vệ: Dùng băng, nẹp hoặc dụng cụ cố định khu vực bị ảnh hưởng, để bảo vệ khu vực bị thương.
- Nghỉ ngơi: Cố gắng không sử dụng bắp chân càng nhiều càng tốt ở những ngày đầu tiên bị đau, nhưng hãy hoạt động nhẹ nhàng khi đã thấy đỡ hơn.
- Chườm lạnh: Đặt một túi đá lên vùng bị thương trong vòng 10–15 phút để giảm tình trạng viêm.
- Băng bó: Bạn có thể quấn băng quanh bắp chân để giảm sưng, nhưng lưu ý không quấn quá chặt vì có thể ảnh hưởng đến tuần hoàn máu.
- Nâng cao: Nâng bắp chân lên gối để tăng lưu thông máu và giảm sưng.
- Các thuốc không kê toa: Bạn cũng có thể làm dịu cơn đau bằng cách dùng các loại thuốc giảm đau thông thường như ibuprofen hoặc paracetamol.
- Co duỗi: Các động tác co duỗi nhẹ được xem là cách giảm đau bắp chuối chân rất hiệu quả. Một khi các triệu chứng giảm đi, bạn nên tập thêm các bài tập làm giãn cơ bắp chân.
- Uống nước: Để phòng trường hợp bị đau bắp chân khi ngủ dậy, bạn nên uống 1 cốc nước trước khi ngủ. Đồng thời, tránh tư thế gác chân lên nhau.
>>> Bạn có thể quan tâm: Đau nhức cơ bắp: Tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức nếu bạn nhận thấy các triệu chứng của tình trạng huyết khối tĩnh mạch sâu, bao gồm đau, sưng và nóng ở chân.
Các dấu hiệu nguy hiểm khác cần được cấp cứu ngay, bao gồm:
- Sốt hơn 38°C
- Da bắp chân tái nhợt hoặc lạnh
- Đột ngột sưng nặng ở chân
Ngoài ra, bạn nên đến gặp bác sĩ nếu bất kỳ tình trạng nào sau đây xảy ra:
- Thường xuyên nhức mỏi bắp chân sau khi đi bộ
- Sưng không rõ nguyên nhân ở bắp chuối
- Các tĩnh mạch chân nổi rõ
- Các triệu chứng không cải thiện sau vài ngày điều trị tại nhà
Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu thêm về đau bắp chân, các nguyên nhân gây ra tình trạng này cũng như cách chữa đau bắp chuối tại nhà hiệu quả.
Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin và đặt khám ngay tại: Phòng khám Đa khoa MSC – Đặt lịch hẹn khám với BS.CKII Trần Trọng Thắng[embed-health-tool-bmi]
Từ khóa » Nguyên Nhân Bị Vặn Bắp Chuối
-
Chuột Rút Bắp Chân Ban đêm: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Thường Xuyên Bị Chuột Rút Bắp Chân, Phải Làm Sao? | Vinmec
-
Tại Sao Bạn Bị Chuột Rút Trong Lúc Ngủ? | Vinmec
-
6 Cách để Thoát Khỏi Chuột Rút Nhanh Chóng
-
Nguyên Nhân Gây Chuột Rút - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Phải Làm Gì Khi Bị Chuột Rút Bắp Chân?
-
Nguyên Nhân Và Cách Xử Trí Khi Bị Chuột Rút - YouMed
-
Chuột Rút - Rối Loạn Thần Kinh - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Làm Gì Khi Hay Bị Chuột Rút Về Ban đêm
-
Bị Đau Bắp Chân Là Bệnh Gì Và Phải Làm Sao Để Khỏi?
-
Triệu Chứng đau Bắp Chân - Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị
-
Xử Trí Khi Bị Chuột Rút | BvNTP
-
6 Cách Xử Lý Chuột Rút Chân Hiệu Quả Nhất Hiện Nay
-
Đau Nhức Bắp Tay Bắp Chân Về đêm: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị