Đau Bụng đi Ngoài: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
Có thể bạn quan tâm
Đau bụng đi ngoài là triệu chứng thường gặp về đường tiêu hóa, có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Đau bụng đi ngoài cũng có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý về đường tiêu hóa, nhiễm khuẩn hoặc ngộ độc thực phẩm. Nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, đau bụng đi ngoài có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe.
5/5 - (10248 bình chọn)Trong bài viết này, dưới sự tham vấn chuyên môn từ Ths.BS Nguyễn Thị Hằng, Ban biên tập Tâm Bình sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cần thiết về nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị đau bụng đi ngoài.
- 1. Nguyên nhân gây đau bụng đi ngoài
- 1.1 Do bị ngộ độc thực phẩm
- 1.2 Tiêu chảy dẫn đến đau bụng
- 1.3 Rối loạn tiêu hóa gây đau bụng đi ngoài
- 1.4 Căng thẳng kích thích đau bụng đi ngoài
- 1.5 Ăn quá nhiều gây khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy
- 1.6 Do dùng thuốc và đồ uống chứa cồn
- 1.7 Dị ứng hoặc nhạy cảm với thức ăn
- 1.8 Do mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa
- 1.9 Các nguyên nhân khác
- 2. Đau bụng đi ngoài là triệu chứng của bệnh gì?
- 2.1 Hội chứng ruột kích thích (IBS) hay viêm đại tràng co thắt
- 2.2 Rối loạn vi sinh đường ruột gây đau bụng tiêu chảy
- 2.3 Polyp đại trực tràng
- 2.4 Dấu hiệu của viêm đại tràng
- 2.5 Mắc bệnh Celiac
- 2.6 Triệu chứng của bệnh viêm ruột thừa
- 3. Các trường hợp đau bụng đi ngoài
- 3.1 Đau bụng đi ngoài sau khi ăn
- 3.2 Đau bụng đi ngoài sau ăn sáng
- 3.3 Đau bụng đi ngoài sau khi ăn đồ lạ
- 3.4 Đau bụng đi ngoài do bia rượu
- 3.5 Đau bụng đi ngoài nhiều lần trong ngày
- 3.6 Đau bụng quặn từng cơn kèm đi ngoài
- 3.7 Đau bụng đi ngoài kèm sốt ở trẻ em
- 3.8 Đau bụng tiêu chảy ở bà bầu
- 4. Biến chứng của đau bụng đi ngoài
- 4.1 Tiêu chảy dẫn đến mất nước và điện giải
- 4.2 Biến chứng viêm loét dạ dày
- 4.3 Dẫn đến ung thư dạ dày
- 4.4 Ung thư đại tràng
- 5. Khi nào cần gặp bác sĩ
- 6. Chẩn đoán đau bụng đi ngoài
- 7. Đau bụng đi ngoài uống thuốc gì?
- 8. Mẹo chữa đau bụng đi ngoài tại nhà bằng bài thuốc dân gian
- 8.1 Giảm đau bụng với mật ong
- 8.2 Gừng tươi và vỏ quất
- 8.3 Rau sam chữa đau bụng, tiêu chảy
- 8.4 Dùng lá ổi giảm đau, cầm tiêu chảy
- 8.5 Uống nước chè xanh
- 8.6 Quả sung
- 8.7 Mẹo giảm đau, giảm tiêu chảy với lá mơ lông
- 8.8 Hạt vừng đen
- 8.9 Dùng hồng xiêm xanh
- 9. Phòng ngừa đau bụng đi ngoài
- Hỗ trợ giảm Đau bụng đi ngoài từ Bộ đôi sản phẩm thảo dược
1. Nguyên nhân gây đau bụng đi ngoài
Nếu bạn đang bị đau bụng tiêu chảy, điều quan trọng là phải xác định nguyên nhân gây ra các triệu chứng của mình. Như vậy sẽ xác định loại thuốc, biện pháp điều trị tại nhà và lời khuyên hữu ích trong cải thiện tình trạng.
Ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa… là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bụng đau và mót đi ngoài:
1.1 Do bị ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm – Một trong những nguyên nhân dẫn đến đau bụng đi ngoài
Do người bệnh sử dụng thức ăn bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc hoặc chứa các chất phụ gia độc hại. Lúc này, bệnh nhân thường có biểu hiện như đau bụng, đi ngoài dữ dội sau khi ăn xong, kèm theo tình trạng nôn mửa, tiêu chảy, sốt cao… Thậm chí, có thể dẫn tới co giật và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
>Ngộ độc thực phẩm: Nhận biết nguyên nhân để xử lý kịp thời
1.2 Tiêu chảy dẫn đến đau bụng
Người bệnh bị đi ngoài liên tục, phân lỏng, lượng phân giảm dần sau mỗi lần đi, có nhầy, bọt hoặc toàn nước. Kèm theo đó là các triệu chứng như đau bụng âm ỉ, buồn nôn, chán ăn, khát nước…
Tình trạng này có thể thuyên giảm sau khi uống thuốc cầm tiêu chảy.
1.3 Rối loạn tiêu hóa gây đau bụng đi ngoài
Hiện tượng này xảy ra khá phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Khi đó, người bệnh chỉ cần ăn đồ lạ là bị đau bụng đi ngoài hoặc sau khi sử dụng một số loại thuốc.
Biểu hiện của rối loạn tiêu hóa là đau âm ỉ bụng dưới, có trường hợp đau cả bụng trên và xung quanh rốn. Đau kèm với đi ngoài nhiều lần, giảm sau khi đi.
1.4 Căng thẳng kích thích đau bụng đi ngoài
Căng thẳng và lo lắng có thể kích thích nhu động ruột dẫn đến đau bụng tiêu chảy.
Não và ruột có mối liên hệ mật thiết với nhau. Điều này có thể giải thích tại sao căng thẳng có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa.
Ví dụ, căng thẳng nghề nghiệp có thể kích thích phản ứng đau dạ dày.
1.5 Ăn quá nhiều gây khó tiêu, đau bụng, tiêu chảy
Ăn quá nhiều có thể dẫn đến chứng khó tiêu, tiêu chảy và đau dạ dày. Vì hệ thống tiêu hóa phải vật lộn để xử lý một lượng lớn thức ăn.
Cả người lớn và trẻ em đều có thể gặp phải tác dụng phụ của việc ăn quá nhiều. Nhưng trẻ em có thể dễ gặp phải tác dụng phụ này hơn. Điều này là do trẻ không phải lúc nào cũng có thể phân biệt được giữa cảm giác đói và cảm giác no.
1.6 Do dùng thuốc và đồ uống chứa cồn
Uống nhiều đồ cồn có thể cản trở quá trình tiêu hóa, dẫn đến đau dạ dày, tiêu chảy, nôn mửa hoặc các triệu chứng khác.
Một số loại thuốc cũng có thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa. Trong đó có nhiều loại thuốc có tác dụng phụ là đau bụng tiêu chảy.
Các loại thuốc có thể gây đau bụng tiêu chảy bao gồm:
- Thuốc kháng axit có chứa magiê
- Kháng sinh
- Thuốc hóa trị
- Lạm dụng thuốc nhuận tràng
- Một loại thuốc trị tiểu đường
- Thuốc chống viêm không steroid
1.7 Dị ứng hoặc nhạy cảm với thức ăn
Một số loại thức ăn nhất định khi bạn ăn có thể gây tiêu chảy, đau bụng và các vấn đề về tiêu hóa khác. Các triệu chứng thường xảy ra trong thời gian ngắn và thường sẽ biến mất vài giờ sau khi ăn.
Nguyên nhân do cơ thể chúng ta bị dị ứng hoặc quá nhạy cảm với loại thức ăn đó. Theo nghiên cứu, hơn 20% dân số gặp phải tình trạng nhạy cảm với thực phẩm.
1.8 Do mắc các bệnh lý về đường tiêu hóa
Các cơn đau bụng, đi ngoài nhiều lần đôi khi là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý về đường tiêu hóa. Lúc này để chữa dứt điểm tình trạng, bạn cần có giải pháp điều trị những bệnh lý này.
Một số bệnh lý phổ biến về dạ dày, ruột, đại tràng là nguyên nhân gây đau bụng đi ngoài thường xuyên. Trong phần 2, chúng tôi sẽ nói chi tiết hơn về các bệnh lý này.
1.9 Các nguyên nhân khác
Ngoài ra, một số đối tượng khác cũng thường xuyên bị đau quặn bụng, đi ngoài nhiều lần. Ví dụ như bà bầu bị đau bụng đi ngoài do thay đổi hormone trong cơ thể, khiến các cơ ruột bị thả lỏng. Do đó, quá trình tiêu hóa sẽ diễn ra một cách chậm chạp hơn.
Nếu ăn quá nhiều, hoặc chọn các món ăn có nhiều gia vị sẽ rất dễ dẫn đến chướng bụng, đầy hơi, khó tiêu và đau bụng, đi ngoài là hệ quả thường thấy. Ngoài ra, hệ miễn dịch toàn cơ thể của mẹ bầu cũng không được như trước, nên dễ bị tấn công bởi các loại vi sinh vật ngoại lai hơn.
2. Đau bụng đi ngoài là triệu chứng của bệnh gì?
Trong một số trường hợp, các triệu chứng đau kéo dài có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm như:
2.1 Hội chứng ruột kích thích (IBS) hay viêm đại tràng co thắt
Bạn thấy hiện tượng đi ngoài phân không thành khuôn, có thể nát, sền sệt hoặc ra bọt, tần suất liên tục, số lần đại tiện nhiều hơn 2 lần trong ngày. Hoặc cứ ăn xong là buồn đi ngoài, chỉ sau khi đi xong mới thấy bụng dễ chịu hơn thì rất có thể bạn đã mắc hội chứng ruột kích thích (hay còn gọi là đại tràng co thắt).
Đây là bệnh do thay đổi thói quen ăn uống, sau khi ăn đồ lạ hoặc dùng một số thuốc điều trị bệnh. Lúc này, bạn có thể gặp phải các cơn co thắt ở đường ruột mạnh và kéo dài hơn người bình thường, khiến cho thức ăn di chuyển trong đường ruột nhanh hơn.
2.2 Rối loạn vi sinh đường ruột gây đau bụng tiêu chảy
Nếu đi ngoài nhiều lần, phân lỏng, không thành khuôn hoặc phân sống, khả năng cao do sự mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột dẫn đến giảm hấp thu, tăng nhu động ruột. Đây là hiện tượng rối loạn vi sinh đường ruột.
2.3 Polyp đại trực tràng
Nếu bạn gặp phải triệu chứng đau bụng quặn từng cơn kèm theo đi ngoài, đã uống thuốc nhưng không đỡ có thể là dấu hiệu cảnh báo mắc bệnh polyp đại trực tràng. Để có kết quả chính xác bạn nên đi thăm khám và làm các xét nghiệm.
2.4 Dấu hiệu của viêm đại tràng
Tình trạng đi ngoài nhiều lần trong ngày (5-6 lần) kèm theo cảm giác đau bụng dọc khung đại tràng; đau âm ỉ hoặc đau quặn; tính chất phân thay đổi như lỏng, sền sệt, không thành khuôn; khi đó có thể bạn đã mắc bệnh viêm đại tràng.
Bệnh do nhiễm vi khuẩn (Shigella, Salmonella…), ký sinh trùng, nấm hoặc ngộ độc hóa chất gây nên. Ngoài ra, viêm đại tràng còn do rối loạn thần kinh thực vật, áp lực, căng thẳng tâm lý…
2.5 Mắc bệnh Celiac
Đây một dị ứng thực phẩm do cơ thể không tiêu hóa được gluten, một loại protein có trong nhiều loại ngũ cốc. Khi người bệnh ăn các thực phẩm giàu gluten như: lúa mì, mì căn, lúa mạch đen, trứng, nước soda… có thể bị đau bụng tiêu chảy ngay lập tức.
2.6 Triệu chứng của bệnh viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa là một bệnh lý viêm nhiễm ở phần ruột thừa, một túi nhỏ nằm ở góc giao giữa ruột non và ruột già. Người bệnh có thể có các dấu hiệu như: tiêu chảy, khó tiêu, sốt cao, đau vùng bụng dưới bên phải, nôn mửa…
3. Các trường hợp đau bụng đi ngoài
Đau bụng đi ngoài là triệu chứng chung phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể xuất hiện:
3.1 Đau bụng đi ngoài sau khi ăn
Nhiều người thắc mắc ăn xong đau bụng đi ngoài là bệnh gì? Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng – Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam, tình trạng này có thể là do bị ngộ độc thực phẩm từ thức ăn ôi thiu, không đảm bảo vệ sinh.
Người bệnh có thể đau từng cơn hoặc đau dữ dội, kèm theo triệu chứng tiêu chảy, nôn mửa. Nếu không được cấp cứu kịp thời có thể nguy hiểm tới tính mạng.
3.2 Đau bụng đi ngoài sau ăn sáng
Bữa sáng quen thuộc của người Việt Nam thường là bún, miến, phở, xôi, bánh mì… Có gia đình tự nấu tại nhà nhưng hầu hết đều ăn tại hàng quán. Tuy nhiên, với một số người “bụng dạ yếu” có thể bị đau bụng và hết sau khi đi ngoài.
Đau bụng sau khi ăn sáng – Bác sĩ tiết lộ nguyên nhân không ngờ đến!
3.3 Đau bụng đi ngoài sau khi ăn đồ lạ
Một số người có hệ tiêu hóa kém, dễ nhạy cảm với đồ ăn lạ dẫn đến việc bị đi ngoài ngay sau khi ăn. Kèm theo đó là các triệu chứng như nổi mẩn đỏ, phù nề, khó thở, ngứa…
3.4 Đau bụng đi ngoài do bia rượu
Sau khi uống bia rượu, một số người gặp phải trường hợp bị chướng bụng, đầy hơi, ấm ách khó chịu. Nặng hơn có thể bị đau bụng, đi vệ sinh ngay sau khi uống hoặc đi ngoài vào ngày hôm sau. Một ngày có thể đi đến 4 – 5 lần, phân lỏng, nát.
Đây có thể là phản ứng bình thường khi uống rượu bia nhưng cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý, nặng hơn là ngộ độc.
Vì vậy, người bệnh cần thận trọng theo dõi triệu chứng để có hướng điều trị kịp thời.
3.5 Đau bụng đi ngoài nhiều lần trong ngày
Là khi người bệnh đi ngoài với tần suất 5 – 6 lần/ngày, phân nát, sống, không thành khuôn.
Việc đi ngoài nhiều lần còn khiến cơ thể bị suy kiệt, mất nước… Đây là dấu hiệu cảnh báo tình trạng không ổn định của hệ tiêu hóa hoặc cảnh báo bệnh lý.
3.6 Đau bụng quặn từng cơn kèm đi ngoài
Đau bụng quặn từng cơn kèm theo đi ngoài có thể là dấu hiệu cảnh báo ổ bụng có vấn đề. Lúc này, người bệnh không nên chủ quan, không tự ý mua thuốc về uống mà cần đi gặp bác sĩ để chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
3.7 Đau bụng đi ngoài kèm sốt ở trẻ em
Đối với trẻ em nếu thấy xuất hiện triệu chứng đau bụng đi ngoài kèm sốt có thể cảnh báo tình trạng tắc ruột. Ngoài ra có thể thêm triệu chứng như buồn nôn, nôn, chướng bụng, khó chịu, mệt mỏi.
Để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, bố mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để thăm khám và có hướng điều trị kịp thời.
3.8 Đau bụng tiêu chảy ở bà bầu
Người mang thai đặc biệt dễ bị đau bụng và tiêu chảy. Một lý do phổ biến là nhiều người thay đổi chế độ ăn uống khi biết mình có thai. Điều này có thể gây rối loạn tiêu hóa.
Ngoài ra khi mang thai cơ thể dễ nhạy cảm với một số loại thực phẩm, kể cả các loại thực phẩm bạn ăn thường xuyên cũng dẫn đến đau bụng tiêu chảy. Trên hết, sự thay đổi hormone trong hệ thống sinh sản khi mang thai cũng có thể gây ra những triệu chứng này.
4. Biến chứng của đau bụng đi ngoài
Nếu bạn thường xuyên rơi vào trường hợp này kèm theo các triệu chứng ngày càng nặng và không điều trị tận gốc thì có thể sẽ dẫn tới biến chứng nguy hiểm.
4.1 Tiêu chảy dẫn đến mất nước và điện giải
Tiêu chảy kéo dài không có biện pháp điều trị kịp thời sẽ khiến cơ thể mất đi một lượng nước và khoáng chất quan trọng như natri, kali, canxi, magiê… Người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng như khô miệng, khát nước, mắt sụp, đờ đẫn, nước tiểu ít và sẫm màu, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt…
Khi không được bù nước kịp thời, có thể gây suy hô hấp, suy tim, suy thận hoặc thậm chí là tử vong.
4.2 Biến chứng viêm loét dạ dày
Khi bị đau bụng đi ngoài do ngộ độc thực phẩm hoặc vi khuẩn Helicobacter pylori, cơ thể sẽ tiết ra nhiều axit dạ dày để tiêu diệt các tác nhân gây bệnh.
Tuy nhiên, axit dạ dày cũng có thể gây tổn thương niêm mạc dạ dày và làm cho dạ dày bị viêm loét. Viêm loét dạ dày có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng trên rốn, ợ chua, ợ hơi, buồn nôn, nôn máu hoặc phân có máu.
4.3 Dẫn đến ung thư dạ dày
Người bệnh xuất hiện các triệu chứng đau bụng, đi vệ sinh nhiều lần kèm theo buồn nôn. Các triệu chứng này có thể bị nhầm lẫn với bệnh viêm dạ dày, viêm ruột.
Ngoài đau bụng, tiêu chảy, người bệnh còn bị đau thượng vị kéo dài, ăn không ngon, cảm giác nóng rát tại dạ dày, đi ngoài phân màu đen…
4.4 Ung thư đại tràng
Nếu đau bụng tiêu chảy do các bệnh về đại tràng như viêm đại tràng, đại tràng co thắt mà không được điều trị đúng đắn, bệnh tái đi tái lại có thể dẫn đến ung thư đại tràng. Điều này có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng đi ngoài kéo dài hơn 3 tuần, phân có máu hoặc nhầy, phân toàn là nước hoặc phân toàn là máu…
Ung thư đại tràng là một trong những loại ung thư phổ biến và nguy hiểm. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, ung thư đại tràng có thể di căn sang các cơ quan khác như gan, phổi, xương hoặc não .
5. Khi nào cần gặp bác sĩ
Người bị tiêu chảy và đau bụng nên đi khám bác sĩ nếu tình trạng kéo dài hơn 2 ngày, cơn đau ngày càng trầm trọng hơn trong khoảng thời gian 24 giờ hoặc đi kèm với bất kỳ triệu chứng nào sau đây:
- Buồn nôn hoặc nôn thường xuyên
- Sốt kéo dài từ 38,9°C trở lên
- Phân có máu hoặc máu khô, trông giống như bã cà phê ướt
- Khát nước hoặc khô miệng
- Rối loạn tâm thần hoặc mất ý thức
- Vàng da hoặc mắt
- Co giật
Tình trạng có thể nguy hiểm hơn đối với trẻ sơ sinh, người lớn tuổi và những người có hệ miễn dịch yếu. Trong những trường hợp này, hãy ngay lập tức đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt.
6. Chẩn đoán đau bụng đi ngoài
Để xác định nguyên nhân gây đau bụng đi ngoài, trước tiên bác sĩ sẽ tiến hành khám sức khỏe. Bác sĩ cũng sẽ hỏi một số câu hỏi liên quan đến tiền sử sức khỏe và lối sống sinh hoạt như việc bạn có thay đổi chế độ ăn uống gần đây hay không.
Bác sĩ có thể tiến hành xét nghiệm phân để kiểm tra xem có vi khuẩn, vi rút hay ký sinh trùng nào gây bệnh hay không. Nếu kết quả này âm tính, bác sĩ có thể yêu cầu thêm các xét nghiệm chẩn đoán khác như:
- Nội soi thực quản dạ dày và tá tràng: để kiểm tra các vấn đề viêm loét và dấu hiệu của bệnh celiac.
- Nội soi đại tràng: kiểm tra các dấu hiệu tổn thương và dấu hiệu bệnh, chẳng hạn như loét và polyp.
- Chụp X-quang đường tiêu hóa (trên hoặc dưới): kiểm tra đường ruột có bị tắc hay gặp vấn đề gì khác.
7. Đau bụng đi ngoài uống thuốc gì?
Cách nhanh nhất để dứt tình trạng này là sử dụng thuốc tây. Một số loại thuốc không kê đơn có thể giúp bạn giảm triệu chứng nhanh chóng ngay sau khi sử dụng một thời gian ngắn.
Cụ thể là Smecta, Anti – Diarrheal, Tetracyclin, Ciprofloxacin, Norfloxacin… Ngoài ra, bác sĩ còn chỉ định bổ sung nước và điện giải nhằm lập lại cân bằng sinh hóa cho hệ đường ruột.
Tuy nhiên, các loại thuốc tây thường có nhiều tác dụng không mong muốn, gây hại đến gan, thận, dạ dày. Người bệnh cần thận trọng khi sử dụng. Đặc biệt là đối với người già hoặc trẻ bị đau bụng đi ngoài. Bên cạnh đó, người bệnh không tự ý sử dụng mà chưa có chỉ định của nhân viên y tế để tránh các tác dụng phụ có thể xảy ra.
Đại tràng Extra Tâm Bình – Hỗ trợ Giảm đau bụng đi ngoài
Phù hợp: Rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng, đại tràng co thắt
Tìm hiểu thêmMua ngay
8. Mẹo chữa đau bụng đi ngoài tại nhà bằng bài thuốc dân gian
Một số bài thuốc dân gian cũng có tác dụng chữa đau bụng đi ngoài rất tốt mà người bệnh dễ dàng thực hiện tại nhà.
8.1 Giảm đau bụng với mật ong
Mật ong có tính kháng khuẩn cao, giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa. Sử dụng mật ong đúng cách giúp phục hồi sau tiêu chảy do nhiễm khuẩn hiệu quả.
Cách thực hiện:
- Lấy khoảng 10-15ml mật ong hòa cùng với nước ấm.
- Uống sau mỗi bữa ăn để giúp ấm bụng, giảm đau.
8.2 Gừng tươi và vỏ quất
Thành phần của gừng chứa nhiều Gingerols và Shogaols, giúp làm ấm, giảm đau bụng đi ngoài. Kết hợp gừng và vỏ quất có tác dụng giảm buồn nôn, kích thích tiêu hóa.
Cách thực hiện:
- Nấu 1-2 lít nước lọc với 20g gừng tươi và vỏ quất.
- Uống liên tục trong 4-5 ngày giúp làm giảm triệu chứng.
8.3 Rau sam chữa đau bụng, tiêu chảy
Trong rau sam có chứa chất kháng sinh tự nhiên, có tác dụng chống nhiễm trùng và tiêu diệt vi khuẩn trong đường ruột.
Cách thực hiện:
- Rau sam: 100g và cỏ sữa tươi 50g.
- Sắc hai loại nguyên liệu trên lấy nước đặc uống hàng ngày.
- Trường hợp đi ngoài ra máu bổ sung thêm nhọ nồi (20g), rau má (20g) để cầm máu.
8.4 Dùng lá ổi giảm đau, cầm tiêu chảy
Lá ổi chữa chất tanin có tác dụng giảm tiết dịch ruột, giảm nhu động ruột và kháng khuẩn. Nhờ vậy giúp giảm đau bụng đi ngoài.
Cách thực hiện:
- Dùng từ 7 đến 9 búp ổi non trộn với muối trắng.
- Nuốt phần nước cốt và loại bỏ bã.
- Mỗi ngày nhai từ hai đến ba lần cho đến khi khỏi hẳn.
Trường hợp không ăn được trực tiếp có thể sắc nhỏ lửa với nước, đun sôi khoảng 15 – 20 phút. Mỗi ngày uống 1 chén. Uống trong vài ngày liên tục.
8.5 Uống nước chè xanh
Tương tự lá ổi, người bệnh có thể dùng lá chè xanh với muối để làm giảm triệu chứng. Uống một chút nước cốt trà xanh và muối pha loãng để kháng khuẩn cho dạ dày và hệ tiêu hóa.
8.6 Quả sung
Quả sung chứa nhiều thành phần giúp cải thiện hệ tiêu hóa và ngăn chặn tế bào ung thư một cách hiệu quả. Do đó rất tốt trong trường hợp người bệnh bị đau bụng tiêu chảy.
Cách thực hiện:
- Chọn quả sung bánh tẻ, tươi, thái lát mỏng hoặc đập dập.
- Đem phơi khô, tán thành bột mịn sau đó cho vào lọ thủy tinh để bảo quản và sử dụng lâu dài.
- Mỗi lần dùng lấy từ 8 – 10g bột sung pha với nước lọc, ngày uống 3 lần để cho hiệu quả tốt nhất.
8.7 Mẹo giảm đau, giảm tiêu chảy với lá mơ lông
Các chất có trong lá mơ lông như protein, caroten, vitamin C, tinh dầu… có tác dụng rất tốt với hệ tiêu hóa, giảm đau bụng, đầy bụng.
Cách thực hiện:
- Lá mơ lông (30 – 50g) với lòng đỏ trứng gà (2 quả).
- Rửa sạch lá mơ lông, thái nhỏ trộn đều với trứng.
- Đem rán hoặc hấp, ăn hàng ngày.
8.8 Hạt vừng đen
Hạt vừng đen chứa dầu có tác dụng bôi trơn, kích thích hình thành dịch mật giúp tiêu hóa thức ăn. Từ đó giảm các triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, ăn không tiêu, đau bụng…
Cách thực hiện:
- Rang nóng vừng đen cho vừa chín đến.
- Lấy 1 muỗng canh tầm 15g vừng trộn với 1/3 muỗng canh mật ong, ngày uống 2 lần.
8.9 Dùng hồng xiêm xanh
Hồng xiêm xanh có vị chát chữa đau bụng và cầm tiêu chảy khá hiệu quả. Cách thực hiện như sau:
- Lấy hồng xiêm xanh thái lát mỏng, phơi khô.
- Đem sao vàng, cho vào hũ dùng dần.
- Mỗi lần dùng tầm 10 lát, đổ ngập nước, sắc uống, ngày 2 lần.
9. Phòng ngừa đau bụng đi ngoài
Không phải tất cả các tình trạng gây đau bụng đi ngoài đều có thể ngăn ngừa được. Nhưng chúng ta có thể hạn chế tối đa tình trạng này bằng cách:
- Ăn thức ăn đã chế biến chín, hạn chế đồ tái sống, đặc biệt với những người có hệ tiêu hóa yếu.
- Ăn một chế độ ăn uống cân bằng giữa chất đạm và chất xơ.
- Hạn chế uống rượu bia, nước ngọt có ga.
- Hạn chế ăn đồ cay nóng.
- Uống nhiều nước.
- Rửa tay thường xuyên với xà phòng có thể ngăn ngừa một số bệnh nhiễm trùng do virus gây ra các triệu chứng này.
- Thực hành vệ sinh tốt khi chuẩn bị thức ăn. Rửa bề mặt làm việc trong bếp thường xuyên và bảo quản thực phẩm đúng cách.
Đau bụng đi ngoài không chỉ gây mệt mỏi, chán nản mà còn ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe. Nếu không có phương pháp chữa trị dứt điểm, người bệnh còn đứng trước nguy cơ gặp phải những biến chứng nặng nề. Tuy nhiên, bạn cũng không nên tự ý uống các thuốc đau bụng đi ngoài khi chưa có chỉ định cụ thể.
Nếu bạn gặp phải tình trạng này hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo hotline 0343 44 66 99 để các chuyên gia tư vấn và giải đáp.
Hỗ trợ giảm Đau bụng đi ngoài từ Bộ đôi sản phẩm thảo dược
TPBVSK Đại tràng Tâm Bình hỗ trợ giảm đau bụng đi ngoài do mắc các vấn đề về tiêu hóa như viêm đại tràng, ruột kích thích (Đại tràng co thắt). Đồng thời hỗ trợ kích thích tiêu hóa
Sản phẩm có thành phần tự nhiên gồm các thảo dược nổi tiếng trong Y học cổ truyền như: Hoàng liên, bạch truật, đảng sâm, bạch linh, sơn tra…
Hơn 10 năm có mặt trên thị trường, Đại tràng Tâm Bình được tin dùng trong hỗ trợ rối loạn tiêu hóa. Sản phẩm đạt chứng nhận Top 1 Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích.
Hiện nay, bên cạnh sản phẩm truyền thống, người dùng có thêm một sự lựa chọn là Đại tràng Extra Tâm Bình. Sản phẩm được cải tiến công thức từ Đại tràng Tâm Bình, bổ sung chất trợ sinh miễn dịch Immunecanmix và Nanocurcumin dạng lỏng. Nhờ vậy, tăng tác dụng hỗ trợ bảo vệ niêm mạc đại tràng.
Bộ đôi sản phẩm Đại tràng Tâm Bình và Đại tràng Extra Tâm Bình đều được bình chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao. Sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại tại nhà máy đạt chuẩn GMP về thuốc Y học cổ truyền.
XEM THÊM:
- Bị tiêu chảy nên ăn gì cho nhanh khỏi, mau lại sức?
- Nổi cục cứng ở bụng dưới bên trái là bệnh gì?
- Viêm đại tràng co thắt: Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị
Từ khóa » đến Tháng Hay Bị đau Bụng đi Ngoài
-
Đi Ngoài Khi Bị Hành Kinh Do Nguyên Nhân Nào? 6 Cách Xử Trí Bạn ...
-
Đi Ngoài Khi Bị Hành Kinh - Làm Gì để Hạn Chế Và Giảm Bớt Sự Khó Chịu?
-
Đau Bụng đi Ngoài Khi Hành Kinh Có Sao Không? - Tràng Phục Linh
-
Đau Bụng Kinh Buồn đi Vệ Sinh Thì Nên Làm Gì? - Chuyện Eva
-
Đau Bụng đi Ngoài Khi Có Kinh Nguyệt Là Bị Gì? - Dạ Hương
-
Tại Sao Lại Bị Tiêu Chảy Khi đến Kỳ? - Suckhoe123
-
Đau Bụng Kinh Bị đi Ngoài: Làm Thế Nào để Ngăn Ngừa? - Normagut
-
Đau Bụng Kinh - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Những Dấu Hiệu Kèm Theo đau Bụng Kinh Cảnh Báo Nguy Hiểm Về ...
-
Điều Gì Gây Ra Chứng đau Bụng Và Tiêu Chảy? - Vinmec
-
Khắc Phục Tình Trạng đau Bụng Kinh Và đi Ngoài Kèm Theo
-
Tại Sao Bị Tiêu Chảy Trong Kỳ Kinh Nguyệt? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Đau Bụng Buồn Nôn Tiêu Chảy Trong Ngày đèn đỏ - Bệnh Viện Thu Cúc
-
Cẩn Trọng Với Cơn đau Bụng đi Ngoài Sau Khi ăn - Báo Thanh Hóa
-
Đau Bụng đi Ngoài Thường Xuyên Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì?
-
Tại Sao Phụ Nữ Trong Kỳ Kinh Nguyệt Lại Thường Bị Tiêu Chảy?
-
Đau Bụng Kinh Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Giảm đau ...