Đau Bụng Dưới Bên Trái Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không?

Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc – TCI Hospital gb

Trang chủ » Sống khỏe » Sản khoa

Nguyên nhân đau bụng dưới bên trái khi mang thai 27/11/2024 - 14:29 Tác giả: Bệnh viện ĐKQT Thu CúcTheo dõi Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc trên Google NewsTham vấn bác sĩ Nguyễn Công Tuấn Thạc sĩ, Bác sĩ 

Nguyễn Công Tuấn

Bác sĩ Sản phụ khoa1900 55 88 92Đặt lịch khám

Mang thai là khoảng thời gian hạnh phúc nhưng cũng đầy lo lắng của mẹ bầu. Mỗi biểu hiện trong suốt 9 tháng 10 ngày mang thai cũng khiến mẹ bận tâm. Có không ít mẹ xảy ra tình trạng đau bụng dưới bên trái khi mang thai và thực hư của vấn đề này như thế nào? Cùng đi tìm lời giải đáp để có thêm hiểu biết cho một thai kỳ khỏe mạnh mẹ nhé.

1. Nguyên nhân của tình trạng đau bụng dưới bên trái khi mang thai

Vị trí của tử cung khi mang thai cũng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ

Đau bụng dưới bên trái khi mang thai có thể liên quan đến nhiều tình trạng khác nhau.

Đau bụng dưới bên trái trong thai kỳ là một vấn đề khiến nhiều thai phụ lo lắng. Mặc dù không phải lúc nào cũng là dấu hiệu của bệnh lý nghiêm trọng, nhưng nếu hiểu rõ những nguyên nhân và nguy cơ, sẽ giúp các mẹ an tâm hơn và chủ động thăm khám nếu cần thiết.

Một số nguyên nhân phổ biến của đau bụng dưới bên trái khi mang thai:

1.1. Bệnh lý đại tràng

Một trong những nguyên nhân gây đau bụng dưới bên trái khi mang thai có thể là các vấn đề về đại tràng. Trong thời kỳ mang thai, hệ tiêu hóa của phụ nữ thường xuyên thay đổi do ảnh hưởng của hormone. Các triệu chứng như: táo bón, hội chứng ruột kích thích, viêm đại tràng có thể gây ra những cơn đau âm ỉ, hoặc đau từng cơn ở bụng dưới bên trái.

Để khắc phục, mẹ bầu nên tăng chất xơ từ rau, trái cây, uống đủ nước, chia nhỏ bữa ăn và vận động nhẹ; Thực hiện các bài tập thở, yoga nhẹ nhàng và luôn duy trì tâm trạng thoải mái khi mang thai. Điều này có thể giúp giảm các triệu chứng.

1.2. Bệnh lý thận

Nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc các vấn đề về thận cũng là nguyên nhân tiềm ẩn gây đau bụng dưới bên trái khi mang thai. Các dấu hiệu cảnh báo khác bao gồm:

– Đau nhói vùng thận – Tiểu buốt, tiểu khó – Nước tiểu có màu đục hoặc có máu – Sốt nhẹ

Nếu gặp những triệu chứng này, thai phụ cần đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.

1.3. U buồng trứng trái

U buồng trứng là một nguyên nhân khác gây đau bụng dưới bên trái ở phụ nữ mang thai. Đặc điểm của u buồng trứng các chị em cần lưu ý:

– Thường là khối u lành tính – Có thể phát triển với kích thước lớn trong thời kỳ mang thai – Gây đau nhức vùng bụng dưới – Có thể kèm theo các triệu chứng như buồn nôn, chướng bụng

Siêu âm là phương pháp an toàn và hiệu quả để phát hiện và theo dõi u buồng trứng trong thai kỳ. Chính bởi vậy, khi có triệu chứng đau bụng dưới bên trái kèm theo các triệu chứng nêu trên, chị em nên tới bệnh viện thăm khám ngay.

1.4. Ruột thừa lạc chỗ

Đau bụng dưới bên trái khi mang thai có thể là dấu hiệu sảy thai, mẹ bầu không nên chủ quan

Đau bụng dưới bên trái khi mang thai có thể liên quan tới ruột thừa lạc chỗ – 1 tình trạng nguy hiểm cần xử trí nhanh chóng.

Ruột thừa lạc chỗ là một tình trạng hiếm gặp nhưng lại rất nguy hiểm, không thể trì hoãn. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, ruột thừa lạc chỗ có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như viêm phúc mạc, nhiễm trùng hệ thống, thậm chí là nguy cơ mất thai. Siêu âm và các xét nghiệm chuyên sâu sẽ giúp bác sĩ xác định vị trí chính xác của ruột thừa và có phương án xử lý phù hợp, đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Chính vì vậy, khi gặp bất kỳ dấu hiệu nào nghi ngờ ruột thừa lạc chỗ dưới đây, mẹ bầu nhanh chóng đến cơ sở y tế để được chẩn đoán và can thiệp sớm:

– Đau bụng dữ dội – Sốt cao – Buồn nôn và nôn mửa

Tóm lại, đau bụng dưới bên trái khi mang thai có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Những thông tin phía trên chúng tôi cung cấp chỉ mang tính chất tham khảo. Thai phụ không nên tự chẩn đoán mà cần đến bệnh viện để được thăm khám, thực hiện các xét nghiệm để tìm ra nguyên nhân, từ đó bác sĩ sẽ tư vấn hướng khắc phục phù hợp nhất cho mỗi tình trạng.

2. Cách xử trí cho mẹ bị đau bụng dưới bên trái khi có thai

Nếu cơn đau xảy ra nhẹ nhàng và nhanh chóng biến mất thì không đáng lo ngại nhưng nếu đó là cơn đau dữ dội hoặc kéo dài, hay kèm theo các triệu chứng khác thì điều đầu tiên mẹ cần làm đó là đến gặp bác sĩ để được thăm khám và có phương án xử trí kịp thời đồng thời đi khám thai định kỳ theo đúng lịch trình đã được vạch sẵn.

Ngoài ra, một số biện pháp giảm đau bụng dưới ở bên trái khi mang thai tại nhà có thể kể đến như:

Khi mẹ bầu bị đau bụng dưới bên trái, cần thực hiện các biện pháp sau:

– Nghỉ ngơi: Nếu đau bụng không quá nghiêm trọng, hãy nghỉ ngơi trong một tư thế thoải mái như nằm nghiêng về phía bên phải để giảm áp lực lên tử cung.

– Chườm ấm nóng vào vùng bụng bị đau: Đặt khăn ấm vào vùng bụng dưới bên trái để giúp giảm đau. Tuy nhiên, không nên áp dụng nhiệt quá cao để tránh làm tổn thương da.

– Thay đổi tư thế: Đôi khi, đau bụng có thể do tử cung bị ép vào các cơ, cơ quan xung quanh. Hãy thử thay đổi tư thế hoặc đi bộ nhẹ để giúp giảm áp lực, cải thiện sự lưu thông máu và giảm đau.

– Nằm nghiêng bên phải và kê gối gác chân sao cho thoải mái nhất.

Để biết cách xử trí khi bị đau bụng dưới khi mang thai, chị em nên đi gặp bác sĩ

Để biết cách xử trí khi bị đau bụng dưới khi mang thai, chị em nên đi gặp bác sĩ

Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên ghi ghép lại thời gian, cường độ và đặc điểm các cơn đau để thông báo cho bác sĩ. Kiểm tra lại xem, đau bụng có kèm theo các dấu hiệu nguy hiểm sau đây thì cần đi khám ngay lập tức:

– Đau dữ dội liên tục – Sốt cao trên 38 độ – Chảy máu âm đạo – Chóng mặt, khó thở

Trên đây là một số thông tin về vấn đề đau bụng trái bên dưới khi mang thai, hy vọng đều là những thông tin bổ ích để mẹ mang thai khỏe mạnh và an toàn. Để bảo vệ thai kỳ và vượt cạn nhẹ nhàng, các bác sĩ tại Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI khuyên mẹ nên đăng ký Thai sản trọn gói để được thăm khám thường xuyên và theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của cả mẹ và bé đồng thời có những phương pháp hỗ trợ kịp thời khi có vấn đề xảy ra.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Ưu đãi thai sản trọn gói Ưu đãi thai sản trọn gói Chia sẻ: Từ khóa: đau bụng dướiphụ nữ mang thai Ưu đãi thai sản trọn gói Bài viết liên quan
  • Kinh nguyệt không đều đau bụng dưới là bệnh gì?

    Kinh nguyệt không đều đau bụng dưới là bệnh gì?

    Kinh nguyệt không đều và đau bụng dưới là vấn đề sức khỏe phổ biến mà nhiều chị...

  • Bổ sung acid folic trong thời kỳ mang thai t Bộ Y tế

    Bổ sung acid folic trong thời kỳ mang thai t Bộ Y tế

    Acid folic có vai trò rất quan trong đối với cơ thể con người, đặc biệt là với...

  • Đau bụng bên trái dưới xương sườn là dấu hiệu của bệnh gì?

    Đau bụng bên trái dưới xương sườn là dấu hiệu của bệnh gì?

    Đau bụng bên trái dưới xương sườn khiến cho sinh hoạt hàng ngày của bạn trở nên khó...

  • Nhìn các vị trí đau bụng đoán bệnh lý

    Nhìn các vị trí đau bụng đoán bệnh lý

    Căn cứ vào các vị trí đau bụng, có thể giúp bạn nhận biết một số bệnh lý...

  • Giải đáp – Quan hệ khi có kinh có mang thai được không?

    Giải đáp – Quan hệ khi có kinh có mang thai được không?

    Có kinh có thai được không là câu hỏi mà rất nhiều chị em thắc mắc. Không chỉ...

  • Đau bụng dưới bên trái ở nữ có nguy hiểm không?

    Đau bụng dưới bên trái ở nữ có nguy hiểm không?

    Đau bụng dưới bên trái ở nữ là một trong những bệnh phụ khoa rất nhiều chị em...

Câu hỏi liên quan
  • Độ mờ da gáy 1.5 mm có đáng lo ngại không?

  • Khám xương chậu tuần bao nhiêu để biết sinh thường hay sinh mổ?

  • Tháng cuối thai kỳ có cần siêu âm 3D 1 tuần 1 lần không?

  • Cách cải thiện tình trạng đa ối tuần 35?

  • Thai tụ dịch màng nuôi có ảnh hưởng gì không?

Tin tức mới
  • Siêu âm thai: Hướng dẫn những thông tin cơ bản mẹ bầu cần biết

    Siêu âm thai: Hướng dẫn những thông tin cơ bản mẹ bầu cần biết

    Siêu âm thai là một trong những phương pháp theo dõi thai kỳ quan trọng và phổ biến…
  • Hội chứng ống cổ tay ở bà bầu: Nguyên nhân, cách chữa hiệu quả

    Hội chứng ống cổ tay ở bà bầu: Nguyên nhân, cách chữa hiệu quả

    Hội chứng ống cổ tay ở bà bầu gây ra tê, đau, làm giảm sức lực của các…
  • Tư vấn rối loạn nhịp tim có ảnh hưởng đến thai nhi hay không

    Tư vấn rối loạn nhịp tim có ảnh hưởng đến thai nhi hay không

    “Mẹ bị rối loạn nhịp tim có ảnh hưởng đến thai nhi không” là câu hỏi rất nhiều…
  • So sánh 4 kiểu siêu âm thai, lý do bác sĩ kết hợp siêu âm 5D và 2D

    So sánh 4 kiểu siêu âm thai, lý do bác sĩ kết hợp siêu âm 5D và 2D

    Siêu âm thai là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh trong thai kỳ quan trọng, giúp theo dõi…
  • Chửa ngoài tử cung nguy hiểm thế nào và cách nhận biết sớm

    Chửa ngoài tử cung nguy hiểm thế nào và cách nhận biết sớm

    Chửa ngoài tử cung là một biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ, có thể đe dọa tính…
  • Những kinh nghiệm hay cho mẹ bầu lần đầu đến phòng khám thai

    Những kinh nghiệm hay cho mẹ bầu lần đầu đến phòng khám thai

    Lần đầu đến phòng khám thai chắc hẳn chị em nào cũng rất bỡ ngỡ vì không biết…
Đăng ký nhận tư vấnVui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn Đăng ký ngay
  • 0936 388 288
  • 0936 388 288
  • Đặt lịch khám
Connect Zalo TCI Hospital

Từ khóa » Có Bầu đau Bụng Dưới Bên Trái