Đau Bụng Dưới Bên Trái Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? - Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Đau bụng dưới bên trái đột ngột là một hiện tượng phổ biến mà nhiều người từng gặp, nhất là phụ nữ. Những cơn đau này có thể chỉ là triệu chứng của một bệnh đơn giản nhưng cũng có lúc báo hiệu vấn đề sức khỏe nguy hiểm.
Nguyên nhân gây đau nhói bụng dưới bên trái có thể do nhiều vấn đề khác nhau. Đó có thể là hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề, các bệnh liên quan đến cơ quan sinh sản, hệ bài tiết, hệ tuần hoàn hoặc thậm chí là những vấn đề về cơ. Nếu tình trạng đau bụng này kéo dài, tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và chẩn đoán chính xác.
Bị đau bụng dưới bên trái là do bệnh gì?
Trong một số trường hợp, những cơn đau bên trái bụng dưới còn lan ra sau lưng. Đau bụng dưới bên trái là bệnh gì? Câu trả lời có thể ở dưới đây:
1. Rối loạn tiêu hóa
Bạn có nguy cơ cao bị viêm túi thừa cấp, hay viêm ruột thừa cấp, khi bị đau nhói bụng dưới bên trái.
Các túi thừa bị viêm thường dẫn đến cơn đau bụng dữ dội đi kèm với các cơn sốt, buồn nôn, nôn mửa, táo bón…
Ngoài ra, những bệnh về hệ tiêu hóa thường gặp khác có thể khiến bạn bị đau bụng dưới bên trái gần háng một cách đột ngột bao gồm:
- Chứng táo bón nặng: thường do thiếu chất xơ trong chế độ ăn hoặc do thuốc
- Bệnh viêm đường ruột: bao gồm Crohn (bệnh viêm đường ruột mạn tính) và viêm loét đại tràng
- Viêm ruột già
- Thoát vị bẹn: một phần ruột bị mắc kẹt trong túi thoát vị và thiếu máu nuôi dưỡng. Đây là nguyên nhân bị đau bụng dưới bên trái ở nam giới.
Bạn có thể xem thêm: Đau bụng sau khi ăn: Triệu chứng, nguyên nhân và cách cải thiện
2. Đau bụng dưới bên trái ở nữ do bệnh lý hệ sinh dục
Trong độ tuổi sinh sản, bị đau bụng dưới bên trái ở nữ có thể là dấu hiệu của những bệnh lý như:
- Sảy thai
- Mang thai ngoài tử cung
- Lạc nội mạc tử cung
- U nang buồng trứng
- U xơ tử cung.
Bạn có thể xem thêm: Đau bụng dưới ở phụ nữ (theo vị trí cụ thể): 14 nguyên nhân cần chú ý
Bị đau bụng dưới bên trái ở nam do vấn đề ở hệ sinh dục ít gặp hơn so với nữ giới, bao gồm:
- Nhiễm trùng hay viêm túi tinh – túi nằm gần tuyến tiền liệt tiết ra chất dịch có trong tinh dịch
- Nhiễm trùng hay viêm tuyến tiền liệt
- Xoắn tinh hoàn.
3. Bệnh ở hệ bài tiết
Sỏi tiết niệu xảy ra ở thận, niệu quản bên trái có thể gây ra những cơn quặn đau bên trái bụng dưới. Bạn nên lưu ý rằng những cơn đau này còn có thể lan đến lưng và bẹn. Ngoài ra, những triệu chứng đi kèm còn có buồn nôn, nôn mửa, đi tiểu buốt và ra máu,…
Bên cạnh đó, nhiễm trùng đường niệu cũng có thể gây ra đau buốt ở vùng bụng dưới bên trái, đặc biệt khi có liên quan đến thận trái. Cơn đau này cũng có thể lan ra tới giữa lưng. Dấu hiệu thường gặp là tiểu tiện nhiều lần và đau buốt.
4. Những bệnh lý khác gây đau bụng dưới bên trái
Các vết bầm hay khối máu tụ ở cơ thành bụng có thể gây ra cơn đau nhói bụng dưới bên trái. Những vấn đề có liên quan đến hệ tuần hoàn như:
- Phình động mạch chủ bụng (tình trạng động mạch chủ ở bụng phình to như một trái bóng và có thể bị vỡ ra)
- Cục máu đông
- Viêm các mạch máu ở vùng bụng dưới bên trái.
Đừng chủ quan với những cơn đau bụng dưới bên trái
Như vậy, bị đau ở vùng bụng dưới bên trái có thể do những nguyên nhân đơn giản như táo bón, rối loạn tiêu hóa… nhưng nguy hiểm hơn có thể là xoắn tinh hoàn ở nam, thai ngoài tử cung ở nữ,… Nếu các cơn đau này diễn ra thường xuyên và kéo dài, hãy đi khám sớm, tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời bạn nhé!Bạn có thể xem thêm: 14 nguyên nhân gây đau bụng trên bên trái mà bạn cần biết
Cách chữa đau bụng dưới bên trái tại nhà
Hầu hết các cơn đau bụng đơn thuần ở người lớn sẽ tự thuyên giảm nhưng đôi lúc cơn đau dữ dội làm bạn khó chịu. Dưới đây là một số cách để làm giảm cơn đau bụng dưới bên trái tại nhà:
- Đặt một chai nước ấm hoặc túi chườm ấm lên vị trí đau bụng.
- Uống nhiều nước lọc và hạn chế uống trà, cà phê hay các chất kích thích khác.
- Bác sĩ thường có thể yêu cầu bạn ngừng ăn cho đến khi xác định được nguyên nhân bị đau bụng dưới bên trái. Khi được ăn uống bình thường trở lại, hãy ăn từ thức ăn lỏng mềm sau đó là thức ăn cứng dần.
- Nghỉ ngơi nhiều hơn.
- Một số loại thuốc giảm đau không kê đơn như paracetamol có thể “chữa cháy” trong một số trường hợp đau nhói bụng dưới bên trái.
Nhìn chung, bị đau bụng dưới bên trái ở nữ và nam có thể xuất phát từ nhiều bệnh lý và cần được bác sĩ thăm khám, kiểm tra để xác định được nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp. Vì thế nếu râm ran đau bụng hay đau nhói bụng bên trái, nên đi khám bác sĩ sớm.
[embed-health-tool-bmi]
Từ khóa » Khi đau Bụng Bên Trái
-
Chớ Chủ Quan Khi đau Bụng Bên Trái Vì Những Nguy Hiểm Tiềm Tàng
-
Đau Bụng Bên Trái Là Biểu Hiện Của Bệnh Gì Và Có Nguy Hiểm Không?
-
Đau Bụng Bên Trái Và Những Lưu ý Cần Biết
-
Lưu ý Khi Bị đau Bụng Vùng Trên Rốn Phía Bên Trái | Vinmec
-
Đau Bụng Bên Trái Và Các Vị Trí đau Bụng Biểu Hiện điều Gì?
-
Đau Bụng Bên Trái Và Những Lưu ý Cần Biết | BvNTP
-
Đau Bụng Bên Trái Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?
-
Đau Bụng Dưới Bên Trái Nữ: Dấu Hiệu Và Cách Giảm đau Nhanh
-
Đoán Bệnh Khi Bị đau Bụng Bên Trái
-
Đau Bụng Bên Trái Là Bệnh Gì? Bác Sĩ Tư Vấn - DoctorTuan
-
Đau Quặn Bụng Bên Trái Ngang Rốn Có Nguy Hiểm Không?
-
Cảnh Giác Khi Bị đau Bụng Bên Trái Phía Trên
-
Đau Bụng Dưới Bên Trái: Dấu Hiệu Bệnh Gì?