Đau Bụng Dưới Bên Trái: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách điều Trị

1. Đau bụng dưới bên trái là dấu hiệu của bệnh gì?

1.1. Hệ tiêu hóa gặp vấn đề

Nguyên nhân đau bụng dưới rất có thể đã bị mắc chứng viêm túi thừa cấp. Đó là do các túi nằm ngoài thành ruột kết bị viêm. Các túi thừa này bình thường sẽ không có bất kỳ biểu hiện bất thường nào, nhưng nếu bị viêm, chúng sẽ gây nên những cơn đau bụng dữ dội.

Hầu hết các túi thừa đều phát triển ở bên trái nên thông thường các cơn đau cũng sẽ diễn ra ở vùng bụng dưới bên trái. Khi bị viêm các túi thừa, ngoài triệu chứng rõ ràng nhất là đau bụng thì chị em có thể còn gặp phải một số bệnh kèm theo như:

  • Chứng táo bón: Táo bón nặng do cơ thể của bạn bị thiếu chất xơ trong chế độ ăn hoặc do uống thuốc điều trị.
  • Bệnh viêm đường ruột: Các bệnh như viêm đường ruột mạn tính (Crohn) và viêm loét đại tràng.
  • Viêm ruột già: Do vi khuẩn gây viêm như shigella, Campylobacter, E. coli, và C. difficile. Kèm theo các triệu chứng đi cầu ra máu, nóng sốt, hiện tượng phân bị thay đổi nhỏ đi.
  • Thoát vị bẹn nghẹt: Bệnh có một phần ruột bị mắc kẹt trong túi thoát vị và thiếu máu nuôi dưỡng.

Ngoài ra, những người mắc chứng rối loạn tiêu hóa còn có thể gặp phải một số triệu chứng khác như tiêu chảy, đại tiện ra máu, buồn nôn, nôn, …

1.2. Bệnh lý của hệ sinh sản

Đau bụng dưới bên trái ở nữ giới liên quan đến sinh sản

Đối với chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, các cơn đau bụng dưới bên trái ở nữ giới có thể là dấu hiệu của những bệnh lý có liên quan đến hệ sinh sản, bao gồm:

  • Sảy thai: Chảy máu âm đạo, kèm cơn đau dai dẳng.
  • Mang thai ngoài tử cung: Trong giai đoạn đầu của thai có những cơn đau thắt nặng và dữ dội kèm theo chảy máu âm đạo bất thường.
  • Lạc nội mạc tử cung: Khi bị lạc nội mạc tử cung, các mô trong lòng tử cung phát triển ra bên ngoài tử cung và lấn ra ống dẫn trứng.
  • U nang buồng trứng: Là một khối chứa dịch lỏng nằm trong buồng trứng. Các dạng u nang buồng trứng có thể bao gồm u nang bì, u nang nội mạc tử cung, u nang tuyến.
  • U xơ tử cung: U xơ được hình thành khi một tế bào cơ trơn phân chia nhiều lần và phát triển thành một khối vững chắc, đàn hồi, tách khỏi phần còn lại của thành tử cung. Chúng có thể phát triển thành một khối hoặc nhiều khối với các kích cỡ dao động từ 1mm đến 20mm.

Các bệnh lý trên nếu không đi thăm khám, điều trị kịp thời, rất có thể sẽ kèm theo một số triệu chứng khác như rối loạn kinh nguyệt, máu kinh không đều, vón cục màu đen, bụng dưới căng cứng, …

1.3. Hệ bài tiết gặp vấn đề

  • Sỏi thận tiết niệu: Khi bị sỏi thận tiết niệu sẽ có hiện tượng sỏi kết lại ở thận và ống thận thành những viên sỏi rắn. Sỏi thận tiết niệu bên trái sẽ gây ra những cơn đau quặn vùng bụng cùng phía bên phải kèm những triệu chứng như buồn nôn, đi tiểu buốt và ra máu, …
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Biểu hiện của bệnh là tiểu tiện nhiều lần, đau buốt và đôi khi cũng gây ra những cơ đau đột ngột ở vùng bụng dưới bên trái hoặc cũng có thể xảy ra tại các xương sườn ở vùng lưng dưới hoặc ở vị trí trung tâm của lưng.
  • Viêm bàng quang: Triệu chứng của viêm bàng quang là liên tục cảm thấy muốn đi tiểu và đau vùng xương chậu do một số vi khuẩn gây ra những cơn đau ở các phần khác nhau của hệ thông bài tiết.

2. Làm gì khi bị đau bụng dưới bên trái?

Khi bị đau tức bụng dưới bên trái, để tránh tình trạng bệnh lý nặng hơn, bạn nên làm những điều sau:

Khi bị đau bụng dưới bên trái gần háng cần đi khám bác sĩ ngay để có cách điều trị kịp thời

  • Theo dõi tình trạng sức khỏe cơ thể và nhanh chóng đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để kịp thời chữa trị.
  • Khi xuất hiện cơ đau, bạn nên dừng mọi công việc đang làm để nghỉ ngơi, hạn chế làm việc nặng, báo cho người thân biết.
  • Nên ăn đồ ăn nhẹ để giảm tình trạng đau khi đói.
  • Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc giảm đau, hay các mẹo chữa dân gian khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Tránh ăn những đồ ăn chua – cay – nóng, không uống rượu, nước ngọt có gas và những đồ uống có cồn khác.
  • Không mặc quần áo quá chật bụng vì sẽ làm bạn khó chịu và cơn đau bụng gia tăng.
  • Nếu cơn đau không thuyên giảm và kèm những triệu chứng bất thường cần nhập viện càng sớm càng tốt.
  • Khám sức khỏe đinh kỳ 6 tháng/lần để tầm soát các bệnh lý có thể xảy ra khi bị đau bụng dưới bên trái.

3. Một số phương pháp điều trị khi bị đau bụng dưới bên trái

3.1. Chữa đau bụng dưới bên trái bằng gừng tươi

Nhiều người chỉ nghĩ gừng có công dụng chữa các bệnh về hô hấp mà không biết rằng nó còn có khả năng chữa đau bụng cực tốt.

Bạn có thể sử dụng phương pháp chữa trị này bằng cách là lấy một củ gừng tươi rửa sạch, giã nát sau đó lấy nước trộn với nửa thìa cà phê bơ sữa uống hàng ngày. Nếu không có bơ thì chỉ cần cắt lát miếng gừng và đắp lên vùng bụng trên khoảng 10 phút, cơn đau bụng dưới rốn giảm tức thì.

Cách điều trị đau bụng dưới bên trái với gừng tươi, mật ong, bạc hà

3.2. Chữa đau bụng dưới bên trái từ bạc hà

Cách chữa đau bụng dưới bên trái âm ỉ từ bạc hà rất đơn giản, nhưng cực kỳ hiệu quả, cơn đau sẽ được thuyên giảm tức thời.

Bạn chỉ cần lấy một ít lá bạc hà xay ra uống cùng với gừng, tỏi, tiêu, ít hạt thì là và trộn hỗn hợp nằng nước ấm mỗi ngày 2 lần, cơn đau bụng dưới giảm tức thì.

3.3. Chữa đau bụng dưới bên trái bằng mật ong

Mật ong có tác dụng rất hay trong việc giảm đau những cơn đau bụng, buồn nôn.

Cách làm vô cùng đơn giảm, chỉ cần pha khoảng 1 đến 2 thìa mật ong cùng với nước ấm.Sau đó uống trực tiếp, cơn đau sẽ nhanh chóng tan biến. Đây là một trong những cách giảm đau bụng không dùng đến thuốc được nhiều người sử dụng hiện nay.

Khi chị em đã áp các phương pháp trên mà hiện tượng đau bụng dưới bên trái âm ỉ, không thuyên giảm thì nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán nguyên nhân và bác sĩ đưa ra hướng điều trị cụ thể.

3.4. Trị đau bụng dưới bên trái do viêm nhiễm phụ khoa bằng thảo dược

Nếu đau bụng dưới bên trái có liên quan tới các bệnh bệnh lý phụ khoa, chị em cần thăm khám và tuân thủ theo đơn thuốc của bác sĩ. Ngoài ra nên kết hợp với sản phẩm dạng viên uống có chứa Immune Gamma, Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Diếp cá, Dây ký ninh. Các thảo dược này giúp hỗ trợ điều trị bệnh, diệt mầm bệnh, tăng cường sức đề kháng cơ thể, ngăn ngừa bệnh tái đi tái lại hoặc biến chứng. Tìm hiểu sản phẩm tại đây

Đồng thời, hàng ngày bạn nên vệ sinh vùng kín thật cẩn thận bằng sản phẩm dung dịch vệ sinh chuyên dụng. Sản phẩm này chứa pH=(4-6), Nano bạc, tinh chất bạc hà, chè xanh sẽ giúp bảo vệ vùng kín một cách toàn diện vì giúp kháng khuẩn, duy trì độ pH tự nhiên và giúp vùng kín luôn khô thoáng, thơm mát. Tìm hiểu sản phẩm tại đây

Bài viết liên quan:

>> [Top 21] Cách chữa đau bụng dưới hiệu quả cho các chị em!

>> Đau bụng dưới bên phải là bệnh gì?

>> Đau bụng dưới rốn ở nữ giới: Chớ nên coi thường!

Hãy gọi: 1900.1259 – 0243.993.0899 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được các chuyên gia tư vấn miễn phí chi tiết hơn tình trạng đau bụng dưới bên trái.

Xem thêm

Từ khóa » Khi đau Bụng Dưới Bên Trái