Đau Bụng Dưới Bên Trái Nổi Cục Là Bị Bệnh Gì?

1. Hiện tượng đau bụng dưới bên trái nổi cục

Hiện tượng đau bụng dưới bên trái nổi cục báo hiệu điều gì?

Tình trạng bụng bị căng cứng, nổi cục rắn phía dưới rốn gây cảm giác khó chịu chính là hiện tượng đau bụng dưới nổi cục bên trái. Thậm chí, khi ấn vào sẽ thấy đau nhói. Hiện tượng này thường có các triệu chứng khác đi kèm như: chướng bụng, đầy hơi, đau bụng quặn thắt hay theo từng cơn.

Đây là tình trạng khá nhiều người gặp phải. Các cục cứng nổi ở dưới bụng có thể xuất hiện do nhu động ruột bị kích thích khi táo bón, cũng có thể là các khối u ở đường ruột,… Tùy vào vị trí xuất hiện của cục cứng mà nó sẽ liên quan một số bệnh lý khác.

2. Nổi cục ở bụng dưới bên trái là bệnh gì?

U xơ tử cung

Căn bệnh này thường gặp ở nữ giới, đặc biệt độ tuổi 16 – 50. U xơ tử cung là dạng u lành tính, xuất hiện ở cơ trơn của tử cung. Nguyên nhân gây ra u xơ tử cung là do sự mất cân bằng nồng độ hormon estrogen trong cơ thể giới nữ.

Một số dấu hiệu của bệnh đó là: chảy máu âm đạo bất thường, đau bụng dưới bên trái nổi cục, cảm giác khó chịu, đau khi quan hệ tình dục,… Tuy nhiên, khi kích thước khối u to bằng quả trứng vịt lộn thì bệnh tình lúc này đã phát triển nhiều và có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm. Bệnh nhân có thể bị thiếu máu, các cơ xung quanh bị chèn ép, xoắn khối u dưới phúc mạc, nhiễm khuẩn, vô sinh hiếm muộn.

U nang buồng trứng

Đây là khối u rắn như bã đậu hoặc có chứa chất dịch, phát triển trong buồng trứng một cách bất thường. U nang buồng trứng là loại u thường gặp nhất. Các triệu chứng thường gặp của bệnh đó là: đau vùng chậu, chu kỳ kinh nguyệt bất thường, đi tiểu liên tục, đau tức bụng dưới kèm xuất hiện cục rắn gây khó chịu,…

U nang buồng trứng gồm 2 dạng:

  • U nang cơ năng (lành tính) có thể tự biến mất, không gây nguy hiểm.
  • U nang thực thể rất nguy hiểm, thường phát triển chậm, âm thầm. Khi phát hiện ra thường bệnh tình đã nặng, gây nhiều biến chứng.

Viêm đại tràng co thắt

Nếu có triệu chứng đau bụng dưới bên trái nổi cục kèm đi ngoài, bạn có thể đã mắc viêm đại tràng co thắt (hay hội chứng ruột kích thích). Với mức độ mãn tính, người bệnh thường xuất hiện thêm các dấu hiệu: căng thẳng, chóng mặt, đau đầu, mất ngủ.

Viêm đại tràng co thắt xảy ra khi chức năng của đại tràng bị rối loạn, gây khó chịu cho người bệnh. Một số nguyên nhân gây ra đó là thay đổi nội tiết tố, nồng độ serotonin tăng, ăn uống không điều độ, sinh hoạt thiếu khoa học, stress,… Nếu không được điều trị sớm, viêm đại tràng co thắt sẽ chuyển sang tình trạng mãn tính, thậm chí gây ung thư đại tràng.

Hiện tượng tăng co thắt ruột

Các bệnh lý liên quan đến hiện tượng nổi cục ở bụng dưới bên trái

Tình trạng đau bụng bên trái kèm nổi cục cứng cũng có thể xảy ra do tăng co thắt ruột. Hiện tượng tiêu hóa này đôi khi chính là báo hiệu về một số bệnh lý về đại tràng, rối loạn tiêu hóa, loạn khuẩn đường ruột.

Nguyên nhân dẫn tới co thắt ruột thường do thức ăn, mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, nhiễm trùng hay phần bụng dưới bên trái có sự tắc nghẽn. Người bệnh không chỉ đau bụng, nổi cục cứng mà còn xuất hiện thêm các triệu chứng như: đầy bụng, chướng hơi, đi ngoài ra máu,…

3. Khi nào nên đến gặp bác sĩ?

Đau bụng dưới bên trái nổi cục có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nguy hiểm. Vì vậy, nếu tình trạng này kéo dài, gây khó chịu, kèm các triệu chứng sau thì bạn nên đến các cơ sở y tế để khám và phát hiện bệnh kịp thời. Những triệu chứng đi kèm cần lưu ý đó là:

  • Bụng đau quặn từng cơn, cảm thấy nặng nề.
  • Đau đầu, chóng mặt kéo dài.
  • Buồn nôn, tiêu chảy.

Đặc biệt, với phụ nữ nếu có dấu hiệu bất thường như: khí hư ra nhiều, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, tiểu buốt, đau bụng và đau lưng đan xen thì có thể liên quan tới bệnh phụ khoa.

4. Chẩn đoán tình trạng đau bụng dưới nổi cục

Trước tiên các bác sĩ sẽ chẩn đoán lâm sàng thông qua những thông tin như: tiểu sử bệnh, thời điểm bị nổi cục cứng ở bụng, các triệu chứng đi kèm. Bước này sẽ giúp xác định sơ bộ vị trí, cơ quan đang gặp vấn đề.

Tiếp đó, để kết luận chính xác, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm như:

  • Các xét nghiệm sinh hóa: xét nghiệm máu, nước tiểu, phân.
  • Siêu âm ổ bụng: giúp quan sát được cấu trúc bên trong ổ bụng nhờ hình ảnh qua các sóng siêu âm có tần số cao.
  • Chụp X-quang ổ bụng: từ kết quả phim chụp, bác sĩ có thể chẩn đoán được nhiều bệnh về đường tiêu hóa.
  • Nội soi ổ bụng: giúp quan sát các cơ quan vùng bụng, vùng chậu. Phương pháp này sẽ hỗ trợ tìm ra nguyên nhân gây đau bụng, hay các khối u bất thường.

Với trường hợp đã thực hiện các xét nghiệm trên và thấy cục cứng có dấu hiệu bất thường thì có thể cần tiến hành sinh thiết. Phương pháp này nhằm xác định rõ hơn bản chất của các cục cứng trong ổ bụng. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra kết luận chính xác nhất và phác đồ điều trị kịp thời, hợp lý.

5. Cách điều trị tình trạng nổi cục ở bụng dưới bên trái

Điều trị theo bệnh lý

Tùy theo tình trạng đau bụng dưới bên trái nổi cục và bệnh lý liên quan mà sẽ có những cách điều trị thích hợp.

  • Với trường hợp mắc bệnh lý thông thường, mức độ nhẹ thì chỉ cần điều trị bằng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Với trường hợp nặng, các cục cứng là những khối u nguy hiểm, người bệnh cần dùng thuốc điều chỉnh hormone, phẫu thuật, hóa trị, xạ trị để loại bỏ và ngăn chặn sự phát triển của chúng.

Bên cạnh đó, để hỗ trợ quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt hơn, bệnh nhân cần điều chỉnh lối sống, chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình, cụ thể:

  • Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ.
  • Hạn chế ăn đồ cay nóng, dầu mỡ.
  • Không nên sử dụng đồ uống có ga, chất kích thích.
  • Uống đủ nước.
  • Tập thể dục đều đặn mỗi ngày.

Điều trị bệnh phụ khoa

Trị khỏi bệnh phụ khoa bằng thảo dược tự nhiên để đẩy lùi tình trạng nổi cục ở bụng dưới bên trái

Đặc biệt, bệnh nhân mắc bệnh phụ khoa cần điều trị theo đúng hướng dẫn của bác sĩ bằng các loại thuốc đặc trị, phương pháp can thiệp khác nếu cần. Ngoài ra, người bệnh nên kết hợp sử dụng sản phẩm có chứa Immune Gamma cùng các loại thảo dược như: Trinh nữ hoàng cung, Hoàng bá, Khổ sâm, Diếp cá, Dây ký ninh,… Trong đó:

  • Chế phẩm sinh học Immune Gamma có tác dụng kích thích sinh sản ra loại vi khuẩn Lactobacillus, giúp tăng sức đề kháng, kháng viêm kháng khuẩn.
  • Trinh nữ hoàng cung sẽ ngăn chặn sự tổng hợp các tiền chất để tạo ra khả năng sinh trưởng của tế bào. Vì vậy, các loại vi khuẩn, virus không thể phát triển được.
  • Các loại thảo dược còn lại sẽ đảm bảo đường sinh dục của phụ nữ luôn có môi trường sinh thái và độ pH cân bằng.

Sản phẩm giúp hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của những bệnh viêm nhiễm như viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, u xơ tử cung,… Chúng cũng làm cân bằng độ pH và tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh phụ khoa.

Ngoài ra, khi mắc bệnh phụ khoa, người bệnh cũng cần lưu ý: vệ sinh vùng kín sạch sẽ, sử dụng quần lót phù hợp, khám phụ khoa định kỳ.

6. Lời khuyên của chuyên gia

Theo các chuyên gia, nếu có triệu chứng đau bụng dưới bên trái nổi cục, bệnh nhân cần:

  • Theo dõi và ghi nhớ thời điểm bắt đầu nổi cục cứng, các triệu chứng đi kèm và mức độ nặng nhẹ của chúng. Việc này sẽ giúp ích cho bác sĩ có chẩn đoán lâm sàng.
  • Ngay khi xuất hiện tình trạng đau bụng kèm nổi cục, người bệnh cần tới bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để kiểm tra, kịp thời phát hiện và điều trị bệnh.
  • Xây dựng chế độ dinh dưỡng và lối sống khoa học, khỏe mạnh nhằm tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa bệnh.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về tình trạng đau bụng dưới bên trái nổi cục và cách điều trị bệnh hiệu quả nhất cho mình!

Nếu còn thắc mắc về tình trạng đau bụng dưới bên trái nổi cục - Chị em hãy gọi tới tổng đài 1900.1259 – 0896.509.509 hoặc gửi câu hỏi về hòm thư điện tử khoedep@bacsituvan.vn để được giải đáp miễn phí nhé.

Xem thêm

Từ khóa » Nổi Cục Cứng Nhỏ Dưới đã Bụng