Đau Bụng Dưới Khi Mang Thai Tháng Thứ 2: Nguyên Nhân Và Cách Xử Trí
Có thể bạn quan tâm
Nhiều chị em rất hay bị đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 2. Theo các bác sĩ, đau bụng dưới tháng thứ 2 thai kỳ là dấu hiệu mà các mẹ bầu cần hết sức chú ý.
Menu xem nhanh:
- Nguyên nhân đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 2
- Dấu hiệu bình thường:
- Dấu hiệu không bình thường:
- Cách xử trí khi đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 2
Nguyên nhân đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 2
Thông thường, đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 2 là một hiện tượng bình thường. Bởi bụng dưới người phụ nữ thường đau âm ỉ trong những tháng đầu do thai nhi làm tổ khiến tử cung co bóp nhẹ. Ngoài ra, thai phụ có thể bị choáng, buồn nôn hoặc nôn…
Tuy vậy, không phải các hiện tượng đau bụng lâm râm lúc mang thai đều là do thai nhi làm tổ mà còn là dấu hiệu của nhiều bệnh lý khác… Chị em có thể tham khảo các dấu hiệu bình thường hoặc không bình thường dưới đây để hiểu thêm về đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 2.
Dấu hiệu bình thường:
Thông thường các cơn đau sẽ kéo dài trong khoảng từ 2 – 3 ngày, càng về sau cảm giác đau có xu hướng giảm đi. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể bị đau bụng dưới do những nguyên nhân sau:
- Bị đầy bụng, khó tiêu: Điều này xảy ra khi áp lực tử cung và sự thay đổi hormone khi mang thai khiến cho quá trình dạ dày tiêu hóa gặp gián đoạn khiến cho mẹ bầu bị đầy bụng, khó tiêu hóa.
- Đau dây chằng: Cơn đau này xuất hiện khi các dây chằng hỗ trợ tử cung căng lên nhằm giúp thai nhi phát triển. Đau dây chằng chỉ xuất hiện khi mẹ thực hiện các hành động đột ngột như đứng lên khỏi ghế hoặc ho.
- Táo bón: Các hormone tiết ra khi mang thai khiến cho hệ thống tiêu hóa của mẹ gặp vấn đề. Hơn nữa, cùng với tử cung đang phát triển dẫn đến hiện tượng táo bón cho mẹ bầu.
Dấu hiệu không bình thường:
Mặc dù đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 2 là hiện tượng bình thường nhưng trong một số trường hợp, nếu nó xuất hiện kèm với một số triệu chứng khác:
- Bụng đau dữ dội, có máu đen lợn cợn xuất hiện, đi ngoài, buồn nôn, ói mửa, mệt mỏi, ngất xỉu…. là những dấu hiệu cảnh báo nguy cơ mang thai ngoài tử cung.
- Bụng đau từng cơn; cơn đau càng lúc càng tăng lên và đột ngột biến mất; ra máu tươi lẫn máu cục… là dấu hiệu của hiện tượng dọa sảy và sảy thai.
Cách xử trí khi đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 2
Nếu đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 2 là dấu hiệu bình thường, thai phụ có thể áp dụng một số phương pháp sau:
- Ngồi xuống một lúc
- Nằm nghiêng sang phải và gác chân lên nếu bị đau bên trái
- Tắm nước ấm
- Dùng túi chườm nước ấm vào khu vực bị đau
- Kiêng quan hệ tình dục trong giai đoạn đầu thai kỳ
Nếu như cơn đau bụng kéo dài, mẹ bầu nên tới các bác sĩ chuyên khoa sản thực hiện thăm khám, siêu âm và đưa ra cách xử trí kịp thời nhằm đảm bảo sự phát triển bình thường của thai nhi.
Trên đây là những thông tin cần biết về đau bụng dưới khi mang thai tháng thứ 2 được nhiều chị em thắc mắc. Nếu cần tư vấn kỹ hơn, xin vui lòng gọi điện đến Tổng đài Bệnh viện Thu Cúc.
Tin liên quan
- Ăn xong đau bụng dưới – nguyên nhân do đâu
- Đau bụng dưới và ra nhiều khí hư là bệnh gì
- Bị ra máu nâu khi mới mang thai mà không đau bụng nguyên nhân do đâu
Sản phụ khoa – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc
Từ khóa » Căng Cơ Bụng Dưới Khi Mang Thai
-
Đau Bụng Dưới Khi Mang Thai: Những điều Cần Biết | Vinmec
-
Hiện Tượng đau Bụng Dưới Khi Mang Thai Liệu Có Nguy Hiểm Không?
-
Mẹ Bầu đau Bụng Dưới: Lý Do Cụ Thể Trong Từng Tam Cá Nguyệt
-
Bà Bầu đau Bụng Dưới Khi Mang Thai - Hello Bacsi
-
Đau Bụng Khi Mang Thai: Cảnh Báo Mẹ Bầu Chớ Chủ Quan
-
Đau Bụng ở Bà Bầu: Nguyên Nhân Và Dấu Hiệu Nguy Hiểm
-
Mẹ Bầu Cần Phải Thận Trọng Dấu Hiệu đau Bụng Dưới Khi Mang Thai
-
Đau Bụng Khi Mang Thai, Khi Nào Là Nguy Hiểm?
-
ĐAU BỤNG DƯỚI KHI MANG THAI | BvNTP
-
Cảm Giác đau Nhói ở Bụng Dưới Khi Mang Thai
-
Lưu ý Khi Bị đau Bụng Dưới Trong Tháng Cuối Thai Kỳ
-
Đau Nhói Bụng Dưới Khi Mang Thai 7 Tháng Có Bình Thường Không?
-
Đau Bụng Khi Mang Thai: Triệu Chứng Nguy Hiểm Mẹ Bầu Cần Chú ý!
-
Mang Thai 3 Tháng đầu Bị Tức Bụng Dưới Có đáng Lo Không? - Mediplus