Đau Bụng Dưới: Những Nguyên Nhân Thường Gặp ở Nam Và Nữ
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết
- Đau bụng dưới là gì?
- Các nguyên nhân gây đau bụng dưới
- Khi nào cần gặp bác sĩ?
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra đau bụng dưới ở cả nam và nữ. Vì thế để chẩn đoán đúng bệnh, bác sĩ thường sẽ khai thác tính chất cơn đau như: vị trí đau (đau ngay trên xương chậu, đau về một bên), đau liên tục hay xuất hiện từng cơn,… Và các yếu tố liên quan khác để củng cố chẩn đoán. Bài viết sau đây của Thạc sĩ, Bác sĩ Thái Việt Nguyên sẽ đề cập đến những bệnh thường gặp dẫn đến đau bụng dưới ở cả nam và nữ. Mời bạn cùng tìm hiểu nhé.
Đau bụng dưới là gì?
Đau bụng dưới thường được mô tả là đau từ mức rốn trở xuống. Bất kì cơ quan nào ở khu vực này có vấn đề cũng có thể là lý do dẫn đến đau bụng dưới. Đau ở vị trí thấp nhất ở vùng bụng còn có thể gọi là đau vùng chậu. Tuy nhiên, nó cũng được xếp vào đau bụng dưới.
Các nguyên nhân gây đau bụng dưới
1. Đau ngay phía trên xương mu
Nếu bạn cảm thấy đau ngay phía trên xương mu (xương mu) thì đó có thể là một trong những điều sau đây:
- Bệnh ở cả nam và nữ
Viêm bọng đái hay còn gọi là viêm bàng quang là một vấn đề sức khỏe thường gặp. Đây là dạng phổ biến nhất của tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu. Viêm bọng đái có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Trong đó, người trưởng thành có nhiều nguy cơ mắc hơn cả.
Triệu chứng viêm bọng đái bao gồm
- Cảm giác nặng vùng bụng dưới.
- Sốt nhẹ.
- Cảm giác nóng rát, buốt khi đi tiểu.
- Nước tiểu đục, có mùi hôi khác thường.
- Cảm giác mắc tiểu liên tục, đi tiểu nhiều lần.
- Tiểu ra máu hay thấy nước tiểu màu nâu đỏ.
- Mỗi lần thường chỉ tiểu một lượng nhỏ hơn bình thường (tiểu lắt nhắt).
Việc điều trị viêm bọng đái có thể rất khác nhau, tùy thuộc vào từng nguyên nhân riêng biệt. Trong đó đa số các trường hợp viêm bộng đái được điều trị bằng kháng sinh, khi nguyên nhân gây bệnh là do vi khuẩn. Kháng sinh phù hợp có thể cải thiện nhanh chóng triệu chứng của bạn trong vài ngày. Tuy nhiên, bạn đừng chủ quan và tự ý bỏ thuốc. Tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng sẽ giúp điều trị dứt điểm. Từ đó ngăn chặn viêm bọng đái mạn tính và các hậu quả khác.
- Bệnh thường gặp ở nữ
Đau bụng kinh
Khi phụ nữ tới thời kỳ hành kinh, các biểu hiện báo hiệu bao gồm đau bụng dưới, đau lưng, căng vú, dịch âm đạo thay đổi (trở nên trắng đục hoặc màu nâu), .. . Đau bụng dưới có thể bắt đầu vài ngày trước khi hành kinh và kéo dài đến hết ngày hành kinh. Tuy nhiên, biểu hiện đau sẽ giảm dần khi phụ nữ bắt đầu ra máu kinh. Một số biện pháp giảm đau bụng dưới bao gồm thuốc, chườm nóng, và nghỉ ngơi hoặc hoạt động nhẹ nhàng.
Bệnh viêm vùng chậu (PID)
Viêm vùng chậu là một tình trạng viêm nhiễm ảnh hưởng đến hệ sinh sản của phụ nữ. Ở một người nữ, hệ sinh sản bao gồm:
- Tử cung (hay dạ con) là cơ quan chứa em bé khi bạn mang thai.
- Hai buồng trứng, là cơ quan chứa trứng để thụ thai.
- Ống dẫn trứng (hay vòi trứng) giúp kết nối buồng trứng và tử cung.
- Âm đạo, là đường thông nối tử cung đổ ra bên ngoài phần dưới cơ thể.
Tình trạng này có thể gây đau diễn tiến dài (hay còn gọi là mãn tính). Viêm vùng chậu cũng có thể khiến bạn không thể có con, vì viêm vùng chậu tạo ra những sẹo dính trên ống dẫn trứng.
Triệu chứng chính thường gặp của viêm vùng chậu là đau bụng vùng dưới rốn. Ở một số phụ nữ, các cơn đau này trở nên nặng hơn khi giao hợp.
Ngoài ra có thể xuất hiện các triệu chứng khác, bao gồm:
- Sốt.
- Lạnh run.
- Ra dịch vùng kín bất thường hoặc ra dịch nhiều, có thể kèm theo mùi khó chịu.
- Ra máu âm đạo bất thường, đặc biệt trong hoặc sau khi quan hệ, hoặc ra huyết giữa kì kinh.
- Đau khi khám phụ khoa.
- Đi tiểu khó, buồn tiểu nhiều lần, tiểu đau.
Viêm vùng chậu có thể được điều trị với kháng sinh. Kháng sinh điều trị viêm vùng chậu có nhiều loại cũng như nhiều nhiều đường dùng. Và không phải tất cả mọi người đều dùng thuốc như nhau. Một số người phải dùng thêm thuốc đường tiêm bên cạnh thuốc viên. Một số người phải nhập viện điều trị với kháng sinh truyền tĩnh mạch trước (trong nhiều giờ liên tục) và sau đó được cho thuốc viên uống về nhà. Bác sĩ sẽ quyết định phương pháp điều trị phù hợp nhất với bạn.
- Bệnh thường gặp ở nam
Viêm tinh hoàn đơn thuần trên thực tế là một bệnh lý không thường gặp. Bệnh lý này thường bị diễn tiến bởi viêm mào tinh, khi viêm mào tinh nặng dần, sẽ lan đến tinh hoàn gây viêm tinh hoàn.
Các biểu hiện của viêm tinh hoàn bao gồm:
- Đau bụng quặn từng cơn.
- Bìu sưng và đau nhiều.
- Khởi phát trong 1 – 2 ngày, với triệu chứng nặng dần.
- Có thể kèm theo tiểu rát, buốt, tiểu khó, tiểu lắt nhắt.
- Chảy mủ ở lỗ tiểu.
Khi khám, tinh hoàn bệnh nhân sưng, ấn đau, thường có màu đỏ, và hầu hết trường hợp chỉ bị một bên.
Viêm tuyến tiền liệt
Viêm tuyến tiền liệt là tình trạng nhiễm trùng hoặc viêm xảy ra tại tuyến tiền liệt. Tuyến tiền liệt chỉ có ở nham giới. Đây là cơ quan nằm bao quanh niệu đạo, cấu trúc hình ống dẫn nước tiểu từ bàng quang ra bên ngoài.
Viêm tuyến tiền liệt có nhiều dạng khác nhau, mỗi dạng có những triệu chứng tương đối khác nhau như:
- Sốt.
- Ớn lạnh, lạnh run.
- Mệt mỏi, triệu chứng tương tự cảm lạnh.
- Nhức mỏi cơ thể.
- Đau khi đi tiểu.
- Đau vùng bộ phận sinh dục.
- Nước tiểu đục.
2. Đau một bên
Đau vùng bụng dưới có thể chỉ khu trú ở một bên trái hoặc phải. Đau có thể cạnh rốn hoặc thấp xuống dưới xương chậu.
- Bệnh ở cả nam và nữ
Viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa cấp nếu không được phát hiện sớm có thể dẫn đến vỡ, diễn tiến bệnh rất nhanh và nguy hiểm. Mặc dù không phải tất cả các trường hợp đều dẫn đến vỡ ruột thừa, nhưng nếu tình trạng này không được kiểm tra trong thời gian dài sẽ gây nguy hiểm.
Các biểu hiện của viêm ruột thừa cấp bao gồm:
- Đau bụng: Đây là triệu chứng điển hình đầu tiên cảnh báo viêm ruột thừa. Đau thường bắt đầu ở vùng quanh rốn, sau đó lan dần và tập trung ở vùng bụng dưới bên phải. Ban đầu, cơn đau chỉ âm ỉ nhưng sẽ tăng dần lên sau 6 – 24 giờ. Bạn có thể thấy đau chói dữ dội ở bụng dưới bên phải.
- Buồn nôn, nôn.
- Chướng bụng, chán ăn.
- Đi tiểu thường xuyên, đau khi tiểu.
- Thay đổi đại tiện: Bạn có thể bị táo bón hoặc tiêu chảy.
- Co cứng thành bụng.
- Sốt.
Nhiễm trùng thận
Nhiễm trùng thận còn có tên gọi khác là viêm đài bể thận. Đây là tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu. Nguyên nhân của bệnh thường xuất phát từ tình trạng nhiễm trùng đường tiểu dưới (bao gồm niệu đạo và bàng quang).
Sau đó vi khuẩn sinh sôi, nảy nở và di chuyển ngược lên phía trên theo đường bài niệu, gây nên nhiễm trùng ở thận. Nhiễm trùng ở thận có thể dẫn đến nhiễm trùng huyết nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong.
Bệnh có thể khởi phát thông qua những triệu chứng của nhiễm trùng đường tiểu dưới, bệnh sẽ trở nên ngày càng trầm trọng hơn nếu vi khuẩn ngược dòng đến đường tiểu trên. Các triệu chứng thường gặp của bệnh nhiễm trùng tại cơ quan thận bao gồm:
- Sốt (đo nhiệt độ trên 38oC, có thể sốt cao 39 đến 40oC).
- Rét run.
- Buồn nôn và nôn mửa.
- Đau vùng hông và vùng bụng dưới rốn.
- Đi tiểu thường xuyên, có cảm giác phải đi tiểu ngay lập tức và không thể nào nhịn tiểu được.
- Cảm giác đau rát dọc theo đường tiểu khi đi tiểu.
- Có mủ hoặc có máu hiện diện trong nước tiểu.
- Nước tiểu có mùi hôi khác thường.
Sỏi thận
Sỏi thận là bệnh lý đường tiết niệu thường gặp nhất. Bệnh sỏi thận là hiện tượng bị lắng cặn muối và khoáng chất bên trong thận. Sỏi có thể ở bất kỳ vị trí nào trong đường tiết niệu như thận, niệu quản, bàng quang và niệu đạo. Sỏi thận có biểu hiện khá đa dạng, từ việc âm thầm gây thận ứ nước không triệu chứng đến tình trạng cơn đau quặn thận phải đi cấp cứu.
Một số triệu chứng thường gặp của sỏi thận:
– Đau lưng, đau vùng mạn sườn dưới do sự cọ xát hoặc tắc ứ nước tiểu lâu ngày, đau có thể lan ra phía bụng dưới, mạn sườn và bắp đùi ( Cơn đau quặn thận).
– Đau khi đi tiểu.
– Tiểu ra máu.
– Tiểu gắt, tiểu són.
– Cảm giác sốt và ớn lạnh.
- Bệnh thường gặp ở nữ
Đau rụng trứng
Còn được gọi là Mittelschmerz. Cơn đau này xảy ra khi buồng trứng bắt đầu phóng trứng ở giữa chu kì kinh nguyệt. Đau bụng có thể ở bên phải hoặc trái. Điều này tùy thuộc vào buống trứng bên nào sẽ rụng trứng. Thường đau bụng do rụng trứng không dẫn đến đau đớn nhiều cho phụ nữ, thời gian đau ngắn và không gây hại. Biểu hiện này chỉ gặp ở một số phụ nữ.
U nang buồng trứng
U nang buồng trứng hiếm khi gây đau cho phụ nữ. Hầu hết sẽ theo dõi định kỳ mà không cần các biện pháp can thiệp nào. Tuy nhiên khi u nang trở nên trầm trọng hơn như xoắn hoặc vỡ. Phụ nữ sẽ thấy đau đớn ở 1 bên bụng dưới. Ngoài ra còn có các triệu chứng đi kèm khác như mệt mỏi, mất sức, cảm giác đầy hơi, đi tiểu thường xuyên.
Thai ngoài tử cung
Mang thai ngoài tử cung là tình trạng thai không làm tổ trong buồng tử cung. Mang thai ngoài tử cung có thể gây biến chứng đặc biệt nghiêm trọng như vỡ vòi trứng gây mất máu nhiều, thậm chí đe dọa tính mạng.
các triệu chứng của thai ngoài tử cung có thể giống như những thai kì bình thường khác như trễ kinh, căng tức ngực hay buồn nôn. Những triệu chứng khác bao gồm:
- Ra máu âm đạo bất thường.
- Đau vùng bụng dưới và đau lưng.
- Căng tức vùng bụng một bên.
Ở giai đoạn này, có thể khó để biết những cảm giác của bạn là do thai ngoài tử cung hay là một thai kì bình thường. Nếu bạn trễ kinh, có chảy máu âm đạo bất thường và đau vùng bụng dưới hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám.
Lạc nội mạc tử cung
Mô từ niêm mạc tử cung (nội mạc tử cung) đôi khi được bị lạc ở nơi khác trong bụng và xương chậu và gây đau khi hành kinh. Cơn đau thường là một bên. Phương pháp điều trị bao gồm thuốc giảm đau, liệu pháp hormone và phẫu thuật.
Khi nào cần gặp bác sĩ?
Như đã đề cập, phần bụng dưới chứa nhiều cơ quan. Vì thế có nhiều nguyên nhân gây đau. Tuy nhiên, ngoài việc đau bụng dưới, cần đến khám bác sĩ càng sớm càng tốt nếu bạn có bất kỳ 1 trong các dấu hiệu sau đây:
- Đau bụng dữ dội.
- Cơn đau tiếp tục trở nên nặng nề hơn.
- Có kèm theo sốt.
- Đi tiêu ra máu hoặc phân đen như hắc ín và có mùi nồng nặc kì lạ.
- Nghi ngờ có thai.
- Hạn chế vận động.
- Nôn ói nhiều lần, đặc biệt nôn ra máu.
- Rối loạn thói quen đi tiểu: táo bón, tiêu chảy, trung tiện nhiều lần,…
Để chẩn đoán đúng bệnh, bác sĩ cần khai thác một số thông tin. Bác sĩ sẽ cần biết chính xác vị trí bạn cảm thấy đâu. Điều này vô cùng hữu ích với bác sĩ để tìm nguyên nhan gây đau. Ngoài ra bác sĩ sẽ khai thác thêm về cơn đau như thời gian đau đã bao lâu, đau liên tục hay quặn từng cơn, và yêu cầu bạn mô tả kĩ về cơn đau. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ khai thác các biểu hiện đi kém khác như tiêu chảy, nôn ói, vấn đề về đi tiểu để giúp đưa ra chẩn đoán đúng nhất.
Ngoài ra, để giúp chẩn đoán được chính xác hơn, bác sĩ sẽ thăm khám và cần làm một số xét nghiệm như:
- Lấy mẫu nước tiểu, phân hoặc máu.
- Thăm khám âm đạo (các bệnh ở nữ).
- Các hình ảnh học về bụng: X-quang, CT-scan, MRI,…
Đau bụng dưới được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân và có thể tìm tàng nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vì thế, khi bạn có bất kì dấu hiệu cần thăm khám bác sĩ như đã kể trên. Bạn cần đến thăm khám và điều trị sớm nhất. Việc điều trị chậm trễ có thể để lại nhiều di chứng sau này.
Từ khóa » đau Rát Bụng Dưới
-
Đau Bụng Dưới âm ỉ ở Nữ Là Bệnh Gì? - Vinmec
-
Hay đau Bụng Dưới Rốn: Đừng Chủ Quan - Vinmec
-
Đau Bụng Dưới Rốn Và Những Dấu Hiệu Không được Chủ Quan
-
Tìm Hiểu Về Chứng đau Bụng Dưới ở Nữ Và Cách Xử Lý
-
Nóng Vùng Bụng Dưới, Chỉ điểm Bệnh Gì? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
TOP 11 Nguyên Nhân Gây đau Bụng Dưới Rốn - Cách điều Trị & Lưu ý ...
-
Đi Ngoài Bị đau Bụng Dưới Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? Cách Xử Trí An ...
-
Những Cơn đau Bụng Bất Thường, Cần Cảnh Giác
-
Tại Sao Bị đau Bụng Dưới Rốn ở Nam Và Nữ (bên Trái, Phải)
-
Đau Bụng Dưới Rốn Dấu Hiệu Bệnh Gì? Cách Khắc Phục
-
Đau Tức Bụng Dưới ở Nam Giới: Cảnh Giác Với 10 Bệnh Lý Nguy Hiểm
-
Đau Bụng Dưới Bên Trái Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì? - Hello Bacsi
-
Đau Bụng Dưới Bên Phải Là Dấu Hiệu Của Bệnh Gì?
-
Phân Biệt đau Bụng Dạ Dày Với Các Loại đau Bụng Khác - Gastimunhp
-
Tại Sao Tôi Bị đau Bụng Dưới Khi Quan Hệ? - Suckhoe123
-
Đau Bụng Bên Trái Và Những Lưu ý Cần Biết | BvNTP
-
Đau Bụng Dưới Bên Trái Nữ: Dấu Hiệu Và Cách Giảm đau Nhanh