Đau Bụng Dưới ở Phụ Nữ (theo Vị Trí Cụ Thể): 14 Nguyên Nhân Cần Chú ý

Tình trạng đau bụng dưới âm ỉ ở nữ hay bụng dưới căng tức, gây khó chịu có thể thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau. Vì mỗi vị trí cụ thể của của từng cơn đau sẽ tương ứng với một bệnh trạng khác nhau.

Để trực quan hơn, HelloBacsi sẽ khoanh vùng từng vị trí mà cơn đau bụng xuất hiện.

Đau bụng dưới vùng quanh rốn ở nữ

Cơn đau bụng quanh rốn có thể là dấu hiệu của viêm ruột thừa và viêm loét dạ dày.

1. Viêm ruột thừa giai đoạn sớm gây đau bụng âm ỉ 

Cơn đau do viêm ruột thừa thường bắt đầu ở khu vực quanh rốn, sau đó di chuyển dần sang bên phải vùng bụng dưới. Trong vòng 24 giờ, cường độ đau sẽ tăng lên, đặc biệt là khi bạn vận động. Ngoài ra, bạn có thể cảm thấy buồn nôn, sốt và đi ngoài ra phân lỏng.

Ruột thừa bị viêm thường phải được loại bỏ bằng phương pháp phẫu thuật.

2. Viêm loét dạ dày

Các cơn đau quặn thắt do viêm loét dạ dày thường xuất hiện ở vùng giữa bụng. Các triệu chứng khác bao gồm: Buồn nôn, khó tiêu và ợ hơi. Trường hợp viêm loét nặng, người bệnh có thể gặp các triệu chứng nghiêm trọng như nôn ra máu, đi tiêu phân lẫn máu hoặc phân có màu đen, khó thở, giảm cân không chủ ý.

Viêm ruột thừa giai đoạn sớm
Viêm ruột thừa giai đoạn sớm gây đau bụng dưới âm ỉ 

Đau bụng dưới ở phụ nữ tại vị trí ngay trên xương mu

Tình trạng phụ nữ bị đau bụng khu vực gần ngay trên xương mu, có thể liên quan đến các tình trạng như: Đau bàng quang, đau bụng do hành kinh hoặc là do viêm vùng chậu. 

1. Đau bụng dưới gần mu có thể do đau bàng quang 

Bạn có thể bị đau bàng quang do nhiễm trùng đường tiểu. Lúc này, ngoài cơn đau vùng bụng dưới, bạn cũng có các triệu chứng khác như đi tiểu thường xuyên hơn, đau khi đi tiểu, tiểu ra máu và cảm giác mệt mỏi, khó chịu. Tình trạng này thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh.

Bên cạnh đó, cơn đau bàng quang cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo sỏi bàng quang. Sỏi bàng quang gây ra các cơn đau buốt ở bụng dưới ở nữ và khó khăn khi tiểu tiện.

2. Đau bụng dưới âm ỉ do hành kinh

Đau bụng kinh là những cơn đau quặn ở vùng bụng dưới, thường nằm ở khu vực trung tâm ngay dưới rốn (mặc dù nó có thể lan sang 2 bên). Để giảm đau bụng kinh, bạn hãy thử tập thể dục nhẹ nhàng, chườm ấm ở vùng đau hoặc sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn.

3. Bụng dưới căng tức, khó chịu ở nữ có thể do bệnh viêm vùng chậu (PID)

Nhiễm trùng ở tử cung, vòi trứng hoặc buồng trứng đều có thể gây ra các cơn bụng đau dưới rốn ở nữ. Nếu bệnh nhẹ, các cơn đau chỉ diễn ra âm ỉ và không thường xuyên.

Trường hợp bệnh nặng, cơn đau trở nên dữ dội hơn. Bên cạnh đó, bạn còn có thể bị sốt, tiết dịch âm đạo bất thường, chảy máu âm đạo, đau khi quan hệ tình dục hoặc đi tiểu.

Bi viêm vùng chậu ở nữ
Bụng dưới căng tức, khó chịu ở nữ có thể do bệnh viêm vùng chậu

Đau bụng dưới một bên ở nữ

Tương tự, tình trạng đau bụng một bên ở nữ có thể liên quan đến một số trường hợp như: Chu kỳ kinh nguyệt, u nang buồng trứng, tình trạng thai ngoài tử cung, lạc nội mạc tử cung, các vấn đề liên quan đến thận hoặc cũng có thể do đau cơ bụng.

1. Cơn đau âm ỉ bụng dưới do rụng trứng

Khi buồng trứng phóng thích trứng vào giữa chu kỳ kinh nguyệt, tức là khoảng 2 tuần trước kỳ kinh, bạn có thể bị đau bụng dưới âm ỉ trong vài ngày. Tùy vào buồng trứng nào rụng trứng mà bạn sẽ bị đau bụng ở bên phải hoặc bên trái.

Cơn đau do rụng trứng thường diễn ra trong thời gian ngắn và không gây hại đến sức khỏe.

2. U nang buồng trứng

U nang buồng trứng hiếm khi gây đau. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, các u nang thực thể có thể phát triển lớn, gây xoắn và vỡ nang làm đau bụng dữ dội.

Một số dấu hiệu nhận biết u nang buồng trứng kèm theo đau bụng ở phụ nữ bao gồm cảm giác căng tức bụng dưới, đầy hơi, gặp khó khăn khi đại tiểu tiện, xuất huyết âm đạo bất thường và đau khi quan hệ tình dục.

3. Mang thai ngoài tử cung gây đau bụng dưới một bên ở phụ nữ 

Mang thai ngoài tử cung là tình trạng trứng đã thụ tinh không đến tử cung “làm tổ” mà phát triển tại một vị trí khác bên ngoài buồng tử cung, thường là ở ống dẫn trứng. Nếu không được điều trị, thai ngoài tử cung có thể đe dọa đến tính mạng và khả năng sinh sản sau này của phụ nữ.

Do đó, nếu bạn bị đau bụng dưới một bên, bị trễ kinh hoặc nghĩ rằng mình có thể mang thai, bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.

4. Lạc nội mạc tử cung gây đau bụng dưới ở phụ nữ

Lạc nội mạc tử cung là tình trạng các tế bào nội mạc tử cung được tìm thấy ở những nơi khác trong ổ bụng và vùng chậu. Các cơn đau do lạc nội mạc tử cung gây ra thường tập trung ở một bên vì mô nội mạc tử cung thường xuất hiện ở buồng trứng và ống dẫn trứng.

5. Nhiễm trùng thận

Nhiễm trùng thận cũng có thể là nguyên nhân gây đau bụng dưới một bên. Cơn đau có thể lan sang các khu vực lân cận như lưng, cạnh sườn hoặc háng. Ngoài ra, bạn cũng sẽ bị sốt, buồn nôn, nôn, tiểu buốt và tiểu ra máu.

6. Đau cơ bụng

Một nguyên nhân gây đau bụng một bên thường bị bỏ qua là đau cơ bụng. Cơn đau có thể trầm trọng khi bạn di chuyển và tác động vào cơ.

Vì vậy, nếu rơi vào trường hợp này, bạn cần tránh vận động mạnh và nâng vật nặng một thời gian để cơn đau thuyên giảm. Bên cạnh đó, việc tắm nước ấm và sử dụng thuốc giảm đau cũng giúp bạn làm dịu cơn đau.

Đau bụng dưới ở phụ nữ
Nguyên nhân gây đau bụng dưới một bên thường bị bỏ qua là đau cơ bụng

Cơn đau bụng dưới chung chung (không rõ vị trí)

Ngoài ra, tình trạng phụ nữ bị đau dưới như một cách chung chung không rõ vị trì thì sẽ liên quan đến các vấn đề như: Táo bón, hội chứng ruột kích thích (IBS) hoặc do viêm dạ dày ruột.

1. Đau bụng dưới ở giữa nữ do táo bón

Táo bón gây đau bụng, buồn nôn, chán ăn và đầy hơi. Cơn đau do táo bón ảnh hưởng đến toàn bộ vùng bụng dưới nhưng thường rõ ràng hơn ở bên trái – nơi ruột già nối với trực tràng.

Uống nhiều nước, tập thể dục và ăn thức ăn giàu chất xơ có thể giúp bạn chữa trị tình trạng này hiệu quả.

2. Hội chứng ruột kích thích (IBS)

Cơn đau do IBS có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trong bụng. Bệnh cũng có thể khiến bạn bị đầy hơi, táo bón hoặc tiêu chảy. IBS là một chứng rối loạn mãn tính. Quá trình quản lý và điều trị căn bệnh này sẽ tập trung vào việc quản lý căng thẳng, xây dựng chế độ ăn uống và thay đổi lối sống lành mạnh.

3. Viêm dạ dày ruột

Viêm dạ dày ruột là tình trạng kích ứng đường tiêu hóa do virus, vi khuẩn và ký sinh trùng gây ra. Triệu chứng chính của bệnh là tiêu chảy và nôn mửa. Ngoài ra, bạn có thể bị đau bụng, sốt và đau đầu.

Bệnh có thể tự thuyên giảm trong một vài ngày. Quan trọng nhất là người bệnh cần bổ sung nước đúng cách để tránh bị mất nước.

Mang thai ngoài tử cung gây đau bụng dưới một bên ở phụ nữ

Đau bụng dưới ở phụ nữ: Khi nào cần đi khám?

Bạn cần đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nếu có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Sốt.
  • Đi ngoài ra máu.
  • Bụng đau dưới rốn dữ dội.
  • Nôn mửa nhiều lần, nôn ra máu.
  • Bạn nghĩ rằng mình có thể mang thai.
  • Cơn đau ảnh hưởng đến vấn đề di chuyển.
  • Có những vấn đề bất thường kéo dài khi đại tiện.
  • Cơn đau bụng gần mu trở nên tồi tệ hơn theo thời gian.

Khi nào cần đi khám khi bị đau bụng dưới

Kết luận

Việc mô tả chính xác vị trí đau bụng dưới, mức độ đau và các triệu chứng kèm theo sẽ giúp bác sĩ dễ dàng chẩn đoán tình trạng mà bạn đang mắc phải.

Đừng chủ quan vì những cơn đau nhẹ mà không đi khám; vì những cơn đau bụng dưới âm ỉ phát hiện bệnh càng sớm sẽ giúp chữa trị và kiểm soát tốt hơn.

[embed-health-tool-ovulation]

Từ khóa » Tức Bụng Dưới Buồn Nôn