Đau Bụng Khi Mang Thai Tháng đầu Kéo Dài Bao Lâu? Cách Khắc ...
Có thể bạn quan tâm
Nếu bị đau bụng khi mang thai tháng đầu, mẹ cần hết sức cảnh giác và chú ý các biểu hiện sức khỏe của bản thân. Nguyên nhân là do đau bụng khi mang thai 3 tháng đầu có thể là dấu hiệu cảnh báo sảy thai hay thai ngoài tử cung.
Có thai có bị đau bụng không? Đây là thắc mắc rất thường gặp của mẹ bầu, đặc biệt là những “bà mẹ mới”. Để hiểu rõ mẹ bầu 4 tuần bị đau bụng dưới có sao không, mời bạn tham khảo bài viết sau của Hello Bacsi.
Đau bụng khi mang thai tháng đầu có nguy hiểm không?
Mang thai tháng đầu bị đau bụng có nguy hiểm không? 3 tháng đầu thai kỳ là thời điểm cực kỳ “nhạy cảm”, nhất là với những phụ nữ có tiền sử sảy thai hoặc từng gặp phải những biến chứng thai kỳ. Bởi lúc này, thai vẫn chưa ổn định và cơ thể bạn đang thay đổi rất nhiều để nuôi dưỡng bé cưng.
Đau bụng khi mang thai tháng đầu rất phổ biến và do nhiều nguyên nhân. Một số nguyên nhân gây đau bụng khi mới mang thai là điều hoàn toàn bình thường. Nhưng nếu đau bụng kèm theo những triệu chứng bất thường khác, mẹ bầu cần theo dõi sức khỏe kỹ lưỡng
Vì vậy, nếu thắc mắc đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu có sao không, thì tốt hơn hết là mẹ nên cẩn thận chú ý các dấu hiệu đau bụng khi mang thai tháng đầu cũng như những biểu hiện khác của cơ thể để phát hiện và can thiệp sớm những vấn đề bất thường.
Mới có thai có bị đau bụng không?
Đau bụng khi mang thai tháng đầu, đặc biệt là đau bụng dưới khi mang thai tuần đầu là triệu chứng thường gặp. Song mỗi phụ nữ sẽ thấy đau bụng khi mới mang thai theo những cách khác nhau.
Đối với vấn đề đau bụng như thế nào là có thai, có người sẽ thấy như đau bụng kinh, đau bất ngờ ở các cơ, đau râm râm bụng dưới, đau nhói bụng dưới khi mang thai tháng đầu hoặc đau bụng âm ỉ khi mang thai.
Như vậy, đối với vấn đề mới mang thai có bị đau bụng không thì câu trả lời là rất có thể!
Nguyên nhân gây đau bụng khi mới mang thai
Mới có thai đau nhói bụng dưới là do đâu? Đau bụng khi mới có thai có thể là do những nguyên nhân sau:
1. Nguyên nhân “lành tính”
Bị đau lưng và đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu là tình trạng phổ biến và thường do:
- Thai làm tổ ở những tuần đầu có thể khiến bạn bị ra máu và đau bụng khi mang thai tháng đầu. Tình trạng này có thể kéo dài khoảng 2 – 3 ngày
- Căng cơ và dây chằng do tử cung ngày một to ra cũng có thể khiến bạn bị đau bụng khi mang thai tháng thứ 2, tháng 3. Bạn cũng có thể thấy đau khi đứng lâu, khi cười, hắt hơi hoặc ho do áp lực đè lên vùng bụng đang ngày càng tăng.
2. Đau bụng khi mang thai tháng đầu có thể cảnh báo nguy hiểm
Đau bụng khi mới mang thai có thể là dấu hiệu bình thường nhưng nếu mang thai tháng đầu bị đau bụng đi kèm với những triệu chứng khác thì có thể là dấu hiệu đáng lo ngại. Mẹ bầu bị đau nhói bụng dưới khi mang thai tháng đầu cần cảnh giác với những dấu hiệu sảy thai, thai ngoài tử cung.
- Thai ngoài tử cung: Đau bụng dữ dội có hoặc không kèm theo tình trạng ra máu đen như bã cà phê, đồng thời có dấu hiệu đi ngoài, buồn nôn, ói mửa, choáng váng, mệt mỏi, suy kiệt do chảy máu trong, ngất xỉu.
- Sảy thai: Đau bụng từng cơn, cảm giác đau quặn có chiều tăng lên đáng kể, khoảng cách cơn đau càng lúc càng dồn dập và đột ngột biến mất. Kèm theo đó là hiện tượng ra máu tươi và máu đông ở dạng cục. Theo Mayo Clinic, khoảng 25% bà bầu đau bụng khi mang thai tháng đầu và khoảng 10% có xu hướng sảy thai.
Đau bụng khi mang thai rồi sảy thai trong 4 tuần đầu có nguy hiểm không?
Tình trạng sảy thai trong tuần thứ 4 của thai kỳ xảy ra ngẫu nhiên và có thể không gây ra bất kỳ biến chứng nào. Thậm chí, bạn có thể không hề biết mình đã thụ thai. Dù vậy, ở lần mang thai tiếp theo, bạn có thể mang thai và sinh con bình thường.Đau bụng khi mới mang thai kéo dài bao lâu?
Đau bụng khi mới mang thai kéo dài bao lâu? Tình trạng mang thai 3 tháng đầu bị đau bụng sẽ được cải thiện khi tử cung và xương mở đủ rộng trong vùng chậu. Điều này có thể khiến các cơ và dây chằng chịu thêm áp lực và gây mệt mỏi.
Vậy, mang thai tháng đầu bị đau bụng kéo dài đến bao giờ? Các cơn đau bụng có thể kéo dài trong suốt cả thai kỳ tùy thuộc vào cơ thể mẹ và sự phát triển của thai nhi. Tình trạng đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu hoặc ở từng giai đoạn thai kỳ khác là do các nguyên nhân khác nhau gây ra.
Mẹ cần tìm hiểu kỹ về tình trạng đau bụng khi mang thai để có thể giảm bớt lo lắng khi các cơn đau xuất hiện liên tục.
Đau bụng khi mang thai tháng đầu phải làm sao?
Cách giảm đau bụng khi mang thai tháng đầu là gì? Nếu bạn chỉ bị đau bụng lâm râm khi mang thai mà không có bất cứ triệu chứng nào khác, đừng quá lo. Cơn đau sẽ tự biến mất.
Ngoài ra bạn cũng nên lưu ý một số điều sau để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh và an toàn:
- Duy trì chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, ăn nhiều rau, trái cây nếu bà bầu 4 tuần bị đau bụng dưới.
- Bổ sung khoáng chất đúng liều lượng là cách giảm đau bụng khi mang thai tháng đầu. Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc, viên uống bổ sung nào.
- Tập các bài yoga cho bà bầu để ngăn ngừa tình trạng các cơn đau trở nên trầm trọng.
- Bầu 4 tuần bị đau bụng dưới nên xoa bóp nhẹ nhàng, tắm nước ấm và hạn chế mặc quần áo bó sát.
- Mới có thai đau nhói bụng dưới cần uống nhiều nước hơn mỗi ngày, tránh các thực phẩm chế biến sẵn và thực phẩm chứa nhiều tinh bột.
- Khi ngồi, mẹ bầu 4 tuần đau bụng dưới cần dùng một chiếc ghế thấp để kê chân.
- Bà bầu bị đau bụng 3 tháng đầu không nên đứng quá lâu và cố gắng ngủ càng nhiều càng tốt.
- Đau nhói bụng dưới khi mang thai tháng đầu nên ăn chuối hoặc nho khô để bổ sung kali, canxi và nước.
Bạn có thể kết hợp các phương pháp trên để hạn chế các cơn đau bụng khi mang thai tháng đầu. Tuy nhiên, nếu cơn đau bụng khi mang thai tháng đầu trở nên trầm trọng hơn, bạn nên nằm xuống và nghỉ ngơi.
Nếu cảm thấy các triệu chứng đau bụng khi mang thai tăng lên, hãy đi khám càng sớm càng tốt. Một số dấu hiệu đau bụng khi mới mang thai có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm của thai kỳ.
Mẹ bầu bị đau bụng khi mang thai: Khi nào nên đi khám?
Hiện tượng đau bụng lâm râm khi mang thai trong 4 tuần đầu tiên hay đau bụng âm ỉ khi mang thai tháng đầu được xem là bình thường. Tuy nhiên, bạn nên đi khám ngay nếu có các dấu hiệu đi kèm đau bụng khi mang thai tháng đầu như:
- Có xuất hiện đốm máu hoặc chảy máu âm đạo
- Bạn thường xuyên cảm thấy không khỏe.
- Các triệu chứng mang thai trở nên bất thường.
Xem thêm: Công cụ tính ngày dự sinh online mới nhất
Hy vọng những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về tình trạng đau bụng khi mang thai tháng đầu. Để đảm bảo sức khỏe thai kỳ cho cả mẹ và bé, mẹ bầu nên tuân thủ những mốc khám thai định kỳ theo chỉ dẫn của bác sĩ để có thể biết được thai nhi có dấu hiệu nào đáng lo ngại hay không? Con có đang phát triển khỏe mạnh không? Ngoài ra, việc thăm khám thường xuyên còn giúp mẹ điều chỉnh được cân nặng của mình một cách hợp lý khi thực hiện những lời khuyên của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng dành cho mẹ bầu để có một thai kỳ khỏe mạnh hơn.
[embed-health-tool-due-date]
Từ khóa » đau Râm Râm Bụng Dưới Khi Mang Thai Tháng Cuối
-
Đau Bụng Lâm Râm Sắp Sinh, đâu Là Dấu Hiệu Em Bé Muốn Chào đời?
-
Đau Bụng Lâm Râm Khi Mang Thai Tháng Cuối | TCI Hospital
-
Đau Bụng ở 3 Tháng Cuối Thai Kỳ: Những điều Cần Biết - Vinmec
-
Lưu ý Khi Bị đau Bụng Dưới Trong Tháng Cuối Thai Kỳ | Sở Y Tế Nam Định
-
Mang Thai Tháng Cuối đau Bụng Lâm Râm Có Phải Là Dấu Hiệu Sắp Sinh?
-
Mẹ Bầu 38 Tuần đau Bụng Lâm Râm Có Phải Dấu Hiệu Sắp Sinh?
-
Đau Bụng Khi Mang Thai: Cảnh Báo Mẹ Bầu Chớ Chủ Quan
-
Đau Bụng Dưới Khi Mang Thai Tháng Cuối Có đáng Lo? - Huggies
-
Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục đau Bụng Dưới Khi Mang Thai ...
-
Đau Bụng Dưới Khi Mang Thai Tháng Thứ 4 Là Do đâu? Có Nguy Hiểm ...
-
Bầu 8 Tháng đau Bụng Dưới Có Nguy Hiểm Không? Khi Nào Cần Gọi ...
-
Mẹ Bầu Cần Phải Thận Trọng Dấu Hiệu đau Bụng Dưới Khi Mang Thai
-
Đau Bụng Dưới Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không?
-
Đau Bụng Lâm Râm Khi Mang Thai Tháng Thứ 8 Là Hiện Tượng Bình ...
-
Đau Bụng Khi Mang Thai, Khi Nào Là Nguy Hiểm?
-
8 Dấu Hiệu Sắp Sinh (chuyển Dạ) Mẹ Cần Ghi Nhớ để đón Con Yêu
-
Mang Thai Tháng Cuối đau Bụng Lâm Râm Có ảnh Hưởng Tới ...