Đau Bụng Kinh - Hiện Tượng Thường Gặp ở Phụ Nữ
Có thể bạn quan tâm
Nội dung bài viết / Table of Contents
- Đau bụng kinh là gì?
- Những triệu chứng đau bụng kinh
- Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
- Nguyên nhân gây ra đau bụng kinh
- Nguy cơ mắc phải đau bụng đến tháng
- Những ai thường mắc tình trạng đau bụng kinh?
- Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc tình trạng đau bụng kinh?
- Các biến chứng đau bụng kinh
- Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả
- Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tình trạng đau bụng kinh?
- Những phương pháp nào dùng để điều trị tình trạng đau bụng kinh?
- Cách giảm đau bụng kinh qua thói quen sinh hoạt
- Lời kết
This post is also available in: English
Đau nhói hoặc đau quặn ở vùng bụng dưới, có khi đau dữ dội, cơn đau xuất hiện trước khi có kinh 1–3 ngày, đó chính là dấu hiệu của những cơn đau bụng kinh. Vậy chính xác thì đau bụng kinh là gì? Tại sao lại đau và cách giảm đau bụng kinh là gì? Các nàng nên làm gì để giảm đau? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.
Đau bụng kinh là gì?
Đau bụng kinh là cơn đau liên hồi và co thắt ở phần bụng dưới, xảy ra ở trước và trong thời kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Đối với một số người, cơn đau chỉ làm họ hơi khó chịu. Tuy nhiên, ở những người khác, tình trạng đau có thể dữ dội hơn, thậm chí ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày.
Ngoài ra, các tình trạng sức khỏe như lạc nội mạc tử cung hay u xơ tử cung cũng có thể gây đau trong kỳ kinh nguyệt. Cách hết đau bụng kinh nguyệt hiệu quả là điều trị nguyên nhân gây ra nó. Đối với đau bụng không do các tình trạng sức khỏe gây ra, tình trạng này thường có khuynh hướng cải thiện theo tuổi và sau khi sinh.
Những triệu chứng đau bụng kinh
Các triệu chứng đau bụng do kinh nguyệt thông thường bao gồm:
- Đau liên tục và co thắt ở vùng bụng dưới hoặc có thể nghiêm trọng hơn.
- Cơn đau bắt đầu từ 1-3 ngày trước kỳ kinh và đau đỉnh điểm vào ngày đầu chu kỳ; sau đó cơn đau sẽ giảm xuống trong vòng 3 ngày.
- Đau âm ỉ liên tục.
- Đau lan ra lưng và xuống đùi.
- Cảm thấy áp lực trong bụng.
Bên cạnh đó, bạn cũng có một số triệu chứng sau đây nếu bị đau bụng nguyệt san nghiêm trọng:
- Khó chịu ở dạ dày, thường buồn nôn
- Phân lỏng
- Nhức đầu, chóng mặt.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Bạn nên liên hệ với bác sĩ nếu đau bụng kinh gây ảnh hưởng đến cuộc sống mỗi tháng, các triệu chứng dần xấu đi hoặc bắt đầu đau bụng trong kỳ kinh nguyệt nghiêm trọng từ 25 tuổi. Tuy nhiên, nếu đã có kinh nguyệt trong vòng vài năm và thường đau bụng đến tháng, tình trạng này không nguy hiểm.
Nguyên nhân gây ra đau bụng kinh
Trong thời kỳ kinh nguyệt, tử cung sẽ co bóp để giúp thải ra chất đệm lót tử cung. Hormone, như các chất (prostaglandin) liên quan đến đau và viêm, gây ra các cơn co thắt cơ tử cung. Nồng độ prostaglandin cao thường đi kèm với đau bụng kinh nghiêm trọng.
Cơn đau có thể khác nhau tùy thuộc cơ địa của mỗi người, từ nhẹ đến nặng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này vẫn đang tiếp tục được tìm hiểu thêm. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu cho rằng một số người có thể tích tụ nhiều prostaglandin hơn khiến cho quá trình co thắt tử cung xảy ra mạnh hơn.
Đau bụng nguyệt san cũng có thể do các yếu tố sau gây ra:
- Lạc nội mạc tử cung: trong tình trạng này, các mô tuyến tử cung phát triển ở bên ngoài tử cung, thường gặp nhất trên ống dẫn trứng, buồng trứng hoặc các mô xếp khung xương chậu.
- U xơ tử cung: tình trạng phát triển các tế bào không bị ung thư trong thành tử cung có thể là nguyên nhân gây ra đau đớn.
- Lạc nội mạc trong cơ tử cung: trong điều kiện này, các mô tuyến tử cung bắt đầu phát triển thành các bức tường cơ tử cung.
- Bệnh viêm vùng chậu (PID): bệnh nhiễm khuẩn của cơ quan sinh dục nữ thường do vi khuẩn lây truyền qua đường tình dục gây ra.
- Hẹp cổ tử cung: ở một số phụ nữ, hẹp cổ tử cung có thể cản trở dòng chảy kinh nguyệt, tăng áp suất bên trong tử cung và gây đau đớn.
Nguy cơ mắc phải đau bụng đến tháng
Những ai thường mắc tình trạng đau bụng kinh?
Đau bụng kinh là tình trạng rất phổ biến và có thể ảnh hưởng đến phụ nữ ở mọi lứa tuổi. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc tình trạng đau bụng kinh?
Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ đau bụng trong kỳ kinh nguyệt, như:
- Dưới 30 tuổi
- Dậy thì sớm, vào khoảng 11 tuổi hay sớm hơn
- Chảy máu nhiều trong các thời kỳ (rong kinh)
- Kinh nguyệt không đều, chảy máu (băng huyết)
- Chưa sinh con
- Bệnh sử gia đình về đau bụng trong kỳ kinh
- Hút thuốc.
Các biến chứng đau bụng kinh
Đau bụng kinh không gây biến chứng về tình trạng sức khỏe, nhưng có thể làm ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày như học hành, công việc, các vấn đề xã hội.
Bên cạnh đó, một số tình trạng sức khỏe gây ra đau bụng nguyệt san có thể gây ra biến chứng. Ví dụ như lạc nội mạc tử cung có thể ảnh hưởng đến vấn đề sinh sản. Bệnh viêm vùng chậu có thể làm tổn thương ống dẫn trứng, làm tăng nguy cơ bị mang thai ngoài tử cung.
Cách giảm đau bụng kinh hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế, vậy nên tốt nhất là bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Cách làm giảm đau bụng nguyệt san bên dưới có thể hỗ trợ bạn trong quá trình tìm hiểu thông tin.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán tình trạng đau bụng kinh?
Bác sĩ sẽ xem xét bệnh sử và thực hiện xét nghiệm vật lý, bao gồm khám vùng chậu. Trong khám phụ khoa, bác sĩ sẽ kiểm tra xem có bất kỳ bất thường nào ở cơ quan sinh sản và tìm kiếm dấu hiệu nhiễm trùng.
Nếu nghi ngờ đau bụng nguyệt san do rối loạn, bác sĩ có thể đề nghị làm xét nghiệm khác, chẳng hạn như:
- Siêu âm: xét nghiệm có sóng âm giúp tạo ra hình ảnh tử cung, cổ tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng.
- Xét nghiệm hình ảnh: chụp cắt lớp CT hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) cung cấp hình ảnh chi tiết hơn phương pháp siêu âm và có thể giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng sức khỏe cơ bản.
- Phẫu thuật nội soi: không cần thiết để chẩn đoán đau bụng trong kỳ kinh, nhưng có thể giúp phát hiện tình trạng sức khỏe cơ bản, chẳng hạn như lạc nội mạc tử cung, dính, u xơ tử cung, u nang buồng trứng và mang thai ngoài tử cung.
Những phương pháp nào dùng để điều trị tình trạng đau bụng kinh?
Bác sĩ có thể áp dụng một số cách hết đau bụng kinh, bao gồm:
- Thuốc giảm đau bụng nguyệt san: một số thuốc giảm đau như ibuprofen (Advil®, Motrin IB®, những biệt dược khác) hoặc natri naproxen (Aleve®), dùng trước chu kỳ. Thuốc kê theo toa kháng viêm không steroid (NSAIDs), như axit mefenamic (Ponstel®), cũng có sẵn. Nếu bạn không thể dùng NSAIDs, acetaminophen (Tylenol®, các biệt dược khác) có thể làm giảm cơn đau, bạn nên bắt đầu uống thuốc giảm đau vào đầu thời gian chu kỳ hoặc ngay khi cảm thấy các triệu chứng, tiếp tục uống thuốc theo chỉ dẫn trong vòng 2-3 ngày hoặc cho đến khi các triệu chứng đã biến mất.
- Kiểm soát nội tiết tố: sẽ ngăn chặn rụng trứng và làm giảm đau bụng khi tới kỳ. Bác sĩ có thể bổ sung các hormone này bằng cách tiêm, đắp miếng dán lên da, cấy vào vùng da dưới hormone, đặt vòng và dụng cụ ngừa thai trong âm đạo.
- Phẫu thuật: nếu đau bụng trong kỳ kinh là do bệnh tiềm ẩn gây ra, chẳng hạn như lạc nội mạc tử cung hoặc u xơ tử cung, bạn cần phải phẫu thuật để giảm các triệu chứng. Nếu không có kế hoạch sinh con, bạn có thể phẫu thuật cắt bỏ tử cung.
Cách giảm đau bụng kinh qua thói quen sinh hoạt
“Đau bụng kinh nên làm gì?” là câu hỏi mà nhiều chị em rất quan tâm. Bạn có thể giảm đau bụng trong kỳ bằng một số cách sau đây:
- Tập thể dục cũng là một cách giảm đau bụng kinh nguyệt. Bởi tập thể dục giúp tăng tuần hoàn máu và giãn cơ, nhờ đó xoa dịu cơn đau.
- Ngâm mình trong bồn tắm nóng hoặc đặt một miếng đệm ấm, chai nước ấm hoặc miếng dán nhiệt lên bụng dưới để giảm bớt đau bụng trong kỳ kinh. Sử dụng nhiệt có thể được hiệu quả như sử dụng các loại thuốc không cần kê toa để giúp giảm bớt cơn đau.
- Đau bụng kinh nên ăn gì? Nên bổ sung thực phẩm có chứa vitamin E, axit béo omega-3, vitamin B1 (thiamine), vitamin B6 và magie có thể làm giảm đau bụng nguyệt san.
- Tránh rượu và thuốc lá vì những chất này có thể làm tình trạng nặng hơn.
- Đau bụng kinh nên làm gì tiếp theo. Bạn nên hạn chế căng thẳng để giảm nguy cơ đau bụng cũng là điều bạn nên biết và mức độ nghiêm trọng của tình trạng này.
- Tập thói quen uống nhiều nước: việc uống nhiều nước trong thời kỳ kinh nguyệt sẽ giúp tăng lưu lượng máu tuần hoàn khắp cơ thể. Nhờ đó giảm tình trạng thiếu máu, tăng oxy trong máu và giúp tử cung co bóp nhẹ nhàng hơn.
- Massage vùng bụng dưới là câu trả lời tiếp theo cho câu hỏi đau bụng kinh nên làm gì: để hạn chế tình trạng co thắt tử cung đột ngột dẫn đến đau bụng kinh, bạn có thể làm ấm tay và nhẹ nhàng massage vùng bụng dưới. Nhờ đó cơ bụng dưới đang căng cứng trong kỳ kinh nguyệt sẽ dãn ra, giúp giảm đau bụng.
- Ngủ đủ giấc: trong thời kỳ kinh nguyệt, hormone trong cơ thể thay đổi cùng với các triệu chứng khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe chị em. Vậy nên chị em nên ngủ đủ và đúng tư thế trong thời gian này giúp giãn cơ bụng và khí huyết lưu thông dễ dàng hơn.
- Sử dụng các loại thuốc giảm đau: nếu đã làm mọi cách mà vẫn không cải thiện được cơn đau, bạn có thể dùng đến biện pháp cuối cùng là uống thuốc giảm đau. Tuy nhiên bạn cần lưu ý sử dụng thuốc đúng sự chỉ dẫn của bác sĩ để không gặp các tác dụng phụ không mong muốn.
Đau bụng kinh nên ăn gì?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bị đau bụng kinh nên ăn những thực phẩm sau:
- Các loại đậu: các loại đậu là thực phẩm giúp bổ sung máu vì chứa nhiều sắt, magie. Bên cạnh đó đậu cũng chứa nhiều chất xơ, giúp bạn dễ dàng tiêu hóa thức ăn. Vì vậy ông bà ta thường khuyên con cháu nên uống nước đậu đỏ nếu đau bụng kinh.
- Gừng: đây là một trong những thực phẩm đứng đầu trong danh sách đau bụng kinh nên ăn gì. Khi nấu các món ăn bạn có thể cho thêm gừng hay nấu chè đậu cho thêm chút gừng. Như vậy hiệu quả giảm đau bụng khi đến kỳ kinh nguyệt sẽ tăng lên gấp đôi.
- Trứng: trứng chứa nhiều vitamin D, B6, vitamin E và cực kỳ giàu protein. Vì vậy giúp bạn giảm thiểu cảm giác đau bụng khi hành kinh.
- Socola đen: socola đen chứa lượng lớn chất xơ và magie. Các chất này giúp bổ sung máu nhanh và giúp hệ thống tuần hoàn máu thuận lợi hơn.
- Hải sản: đặc biệt là trong các loại chứa nhiều axit béo Omega, vitamin D như cá hồi, hàu cũng là câu trả lời cho câu hỏi đau bụng kinh nên ăn gì. Đây là những chất cực kỳ tốt, giúp hạn chế các cơn co bóp tử cung. Cùng với đó dồi dào vitamin D giúp giảm căng bụng dưới từ đó giảm đau bụng kinh.
Lời kết
Nếu có bất cứ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để hiểu rõ hơn các giải pháp tốt nhất dành cho bạn. Pacific Cross Việt Nam không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Bên trên là những thông tin về đau bụng kinh là gì, các lý do và cách giảm đau bụng kinh hiệu quả cho các nàng trong thời kỳ kinh nguyệt. Hi vọng qua đó có thể giúp các chị em cảm thấy thoải mái hơn trong thời kỳ này nhé!
Pacific Cross Việt Nam cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch phù hợp với từng yêu cầu và ngân sách của khách hàng. Cho dù là chương trình bảo hiểm cho cá nhân bạn, cho gia đình bạn hoặc doanh nghiệp của bạn, chúng tôi ở đây để đảm bảo rằng bạn nhận được sản phẩm bảo hiểm tốt nhất.
Để được tư vấn miễn phí, đầy đủ về thông tin bảo hiểm sức khỏe, anh chị có thể để lại thông tin để được tư vấn miễn phí TẠI ĐÂY!
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Đau bụng là gì? Những nguyên nhân nào gây nên tình trạng này?
- Viêm đại tràng là gì: Nguyên nhân và phương pháp điều trị
- Dấu hiệu bệnh gout là gì
- Top 15 những thói quen tốt cho sức khỏe cho bạn và gia đình
Nguồn tham khảo
- Menstrual cramps.
- http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/menstrual-cramps/basics/definition/con-20025447.
- Period pain.
- https://www.nhs.uk/conditions/period-pain/.
- Dysmenorrhea.
- https://my.clevelandclinic.org/health/diseases/4148-dysmenorrhea.
- Period Pain.
- https://medlineplus.gov/periodpain.html.
Từ khóa » đến Tháng đau Bụng Như Thế Nào
-
Phân Biệt đau Bụng Kinh Nguyên Phát Và Thứ Phát - Vinmec
-
Đau Bụng Kinh: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách điều Trị Và Giảm đau
-
Đau Bụng Kinh Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Giảm đau ...
-
Cảm Giác đau Bụng Kinh Khi đến Tháng Như Thế Nào? - Chuyện Eva
-
Phân Biệt đau Bụng Kinh Và đau Bụng Do Có Thai - Vinmec
-
Nguyên Nhân Dẫn đến đau Bụng Kinh Dữ Dội Và Cách Xử Lý | Medlatec
-
Phụ Nữ Tới Tháng đau Bụng Nhưng Không Có Kinh Là Bị Làm Sao?
-
Đau Bụng Kinh - Cẩm Nang MSD - Phiên Bản Dành Cho Chuyên Gia
-
Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị đau Bụng Kinh - Bệnh Viện Hồng Ngọc
-
Đau Bụng Kinh Do đâu - Panadol
-
Buồn Nôn Trong Kỳ Kinh Nguyệt Có Sao Không? Cách Khắc Phục Hiệu ...
-
ĐAU BỤNG KINH Như Gãy Xương Sườn - Nguyên Nhân Và Cách ...
-
Cách Trị đau Bụng Kinh Cho Bạn Gái, Con Trai Nên Biết - Ferrovit
-
10+ Cách Giảm đau Bụng Kinh Nhanh Nhất & đơn Giản Tại Nhà
-
10 Dấu Hiệu Sắp Có Kinh Nguyệt Trước 1 Tuần Dễ Nhận Biết Nhất
-
Phân Biệt đau Bụng Có Thai Và đau Bụng Kinh - Dược Phẩm Tâm Bình
-
Đau Bụng Kinh Kinh Khủng Như Thế Nào Chỉ Người Trong Cuộc Mới Thấu