Đau Bụng Kinh Nên ăn Gì Kiêng Gì? Gợi ý Thực Phẩm Hữu ích Ngày ...
Có thể bạn quan tâm
Đau bụng kinh nên ăn gì kiêng gì để giảm đau và giúp chị em thoải mái hơn trong những ngày “đèn đỏ” của mình. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp những thắc mắc của chị em, vì sao chế độ ăn uống có thể giảm đau bụng kinh và các loại thực phẩm hữu ích trong kỳ kinh nguyệt, hãy cùng tìm hiểu ngay dưới đây.
5/5 - (191 bình chọn)- 1. Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng trong những ngày “đèn đỏ”
- 2. Đau bụng kinh nên ăn gì? 16 thực phẩm nên bổ sung khi tới tháng
- 2.1. Bổ sung trái cây và rau củ
- 2.2. Bổ sung vitamin và khoáng chất thiết yếu
- 2.3. Tăng cường các loại cá béo và hải sản giàu omega-3
- 2.4. Ăn socola đen giảm đau bụng kinh
- 2.5. Nên cung cấp đủ protein, sắt và kẽm
- 3. Đau bụng kinh không nên ăn gì?
- 4. Uống gì để giảm đau bụng kinh?
- 4.1. Trà bạc hà giảm đau bụng kinh
- 4.2. Uống trà kombucha
- 4.3. Trà hoa cúc La Mã
- 4.4. Con gái đến tháng uống trà gừng giảm đau bụng
- 4.5. Nước ép và các loại sinh tố
- 4.6. Uống nước ấm giảm đau bụng kinh
- 5. Lưu ý chế độ ăn uống khi đau bụng kinh
1. Tầm quan trọng của chế độ dinh dưỡng trong những ngày “đèn đỏ”
Chị em trong những ngày hành kinh thường phải trải qua cảm giác khó chịu, đau mỏi lưng, đau bụng kinh. Trong thời gian này, chị em thường bị chướng bụng, cảm giác đầy bụng, không muốn ăn uống nhiều, đôi khi hơi “kén” với nhiều loại đồ ăn.
Việc lựa chọn đúng các loại thực phẩm tốt cho chu kỳ kinh nguyệt có thể giảm bớt những cơn đau do “bà dì ghé thăm”, hơn nữa còn giúp chị em thoải mái hơn trong ngày đèn đỏ. Như bổ sung các thực phẩm giàu sắt giai đoạn này sẽ giúp chị em bớt mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt do mất đi một lượng máu nhất định. Bổ sung các thực phẩm giàu vitamin C sẽ giúp máu kinh ra nhanh hơn, giảm các cơn đau bụng đáng kể. Nhiều thực phẩm còn có thể giảm viêm, từ đó giảm đau bụng kinh. Nghiên cứu chỉ ra, cả chế độ ăn giàu rau củ quả và chất xơ có tác dụng chống viêm nhờ hàm lượng lớn chất chống oxy hóa có trong thực vật.
Ngược lại, nếu ăn quá nhiều thực phẩm nhiều muối, nhiều caffeine, nhiều dầu mỡ có thể khiến cơn đau trở nên nghiêm trọng và kéo dài hơn.
Vậy ngày đèn đỏ nên ăn gì để nhanh hết, uống gì để giảm đau bụng kinh, hãy cùng Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng giải đáp ngay dưới đây.
Đau bụng kinh? Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
2. Đau bụng kinh nên ăn gì? 16 thực phẩm nên bổ sung khi tới tháng
Có nhiều loại thực phẩm giúp giảm các cơn đau bụng kinh khi tới tháng. Vậy đau bụng kinh nên ăn gì và kiêng gì? Hãy cùng tìm hiểu ngay!
2.1. Bổ sung trái cây và rau củ
Trái cây và rau củ quả là nguồn cung cấp vitamin và chất xơ quan trọng và hữu ích trong thời kỳ kinh nguyệt. Một nghiên cứu năm 2018 của các sinh viên đại học tại Tây Ban Nha chỉ ra, chế độ ăn chay hay chỉ đơn thuần là bổ sung nhiều trái cây và rau quả có thể làm giảm các cơn đau bụng kinh cũng như chuột rút ở bụng.
Nên ăn các loại trái cây mọng nước để tăng cường nước cho cơ thể. Trong trái cây có sẵn vị ngọt tự nhiên nên có thể hạn chế cảm giác thèm đường trong chu kỳ kinh nguyệt.
Rau lá xanh có thể tăng cường lượng sắt trong cơ thể. Ngoài ra, một số loại rau còn chứa magie, giúp thư giãn cơ bắp, trong đó bao gồm cả tử cung.
Bạn có thể bổ sung một số loại hoa quả và rau xanh như:
- Rau lá xanh như cải xoăn, rau bina, bông cải xanh…
- Hoa quả: chuối, dưa hấu, dưa chuột, cam, chanh, quýt…
2.2. Bổ sung vitamin và khoáng chất thiết yếu
Cơ thể trong giai đoạn tiền kinh nguyệt và trong thời gian kinh nguyệt cần đến các vitamin và khoáng chất để làm giảm cơn đau do co thắt tử cung cũng như giúp quá trình hành kinh diễn ra suôn sẻ hơn. Tuy nhiên việc uống vitamin và khoáng chất cần duy trì trong thời gian dài để tránh tình trạng thiếu hụt.
Bạn có thể tham khảo một số liều lượng vitamin và khoáng chất mỗi ngày:
Vitamin và khoáng chất | Tác dụng và liều lượng |
Vitamin B6 và B1 | Giảm đau bụng kinh, giảm chuột rút ở bụng, giảm rối loạn tâm trạng Không vượt quá 50mg vitamin B6 và 100mg vitamin B1 mỗi ngày |
Vitamin E | Giảm đau và giúp máu kinh nguyệt ra nhiều hơn tuy nhiên có thể gây khó chịu cho ruột Nên dùng liều 200 IU vitamin E mỗi ngày, bắt đấu 2 ngày trước kì kinh và 3 ngày trong kì kinh. |
Vitamin D | Điều chỉnh chu kỳ kinh, giảm đau cơ, cải thiện tâm trạng Dùng 1000 IU mỗi ngày hoặc một lượng phù hợp theo chỉ định |
Magie | Giảm đau bụng kinh, cải thiện tâm trạng như cáu kỉnh, lo lẵng, thư giãn cơ Nên dùng liều 300mg, tốt nhất nên uống tối cùng với canxi |
Canxi | Cải thiện các triệu chứng tiền kinh nguyệt như đau lưng, đau bụng, tức ngực, giảm đau bụng kinh, giữ nước, rối loạn tâm trạng Dùng liều 1200 mg/ngày |
Kẽm | Giảm đau bụng kinh, chuột rút, cải thiện tâm trạng Dùng liều 30mg, từ 1-3 lần mỗi ngày |
2.3. Tăng cường các loại cá béo và hải sản giàu omega-3
Các loại cá hồi, cá ngừ, cá mòi và hàu là thực phẩm giàu axit béo omega-3, có thể giảm viêm và giảm đau trong chu kỳ kinh nguyệt.
Đã có nghiên cứu chỉ ra việc bổ sung omega-3 khi bị đau bụng kinh ở phụ nữ trong độ tuổi 18-22 cho thấy giảm đáng kể cường độ cơn đau đáng kể. Ngoài ra, omega-3 cũng làm giảm các triệu chứng rối loạn tâm trạng như hay cáu gắt, dễ lo lắng trong kỳ kinh nguyệt.
Một số thực phẩm khác có chứa omega-3 như:
- Hạt lanh và dầu hạt lanh
- Hạt chia
- Quả óc chó
- Dầu tảo
- Dầu đậu nành và dầu hạt cải
- Sữa chua, nước trái cây và sữa có nguồn gốc thực vật (chứa một lượng nhỏ)
2.4. Ăn socola đen giảm đau bụng kinh
Trong trường hợp đau bụng kinh nên ăn gì kiêng gì thì bạn có thể sử dụng socola đen để giảm đau. Đây là thực phẩm vừa có vị ngon vừa bổ sung sắt và magie.
Kinh nguyệt sẽ khiến bạn bị mất đi một lượng máu và gây thiếu máu ở những người kinh nguyệt quá nặng. Theo Viện y tế Quốc gia Hoa Kỳ, những người có kinh nguyệt nhiều, cường kinh hay rong kinh đều bị mất nhiều sắt hơn trong chu kỳ kinh nguyệt so với người bình thường.
Vì vậy, nếu bạn bị đau bụng kinh có thể bổ sung socola. Ngoài ra, socola đen còn chứa một lượng magie giúp cải thiện các triệu chứng trước và trong kỳ kinh nguyệt.
2.5. Nên cung cấp đủ protein, sắt và kẽm
Gà hay các loại đậu cũng là thực phẩm giàu protein và sắt. Protein cần thiết cho sức khỏe tổng thể và giúp no lâu, hạn chế cảm giác thèm ăn. Bên cạnh đó, trong các thực phẩm này còn có chứa sắt, giúp cơ thể bổ sung sắt ngăn ngừa tình trạng thiếu máu.
Các loại đậu cũng có chứa kẽm – có thể làm dịu các cơn đau bụng kinh. Chị em có thể tăng cường thịt gà và các loại đậu trong thời gian này.
>>> Tìm hiểu thêm: Rối loạn kinh nguyệt sau sinh có thực sự đáng lo ngại?
3. Đau bụng kinh không nên ăn gì?
Không nên ăn gì khi đến tháng cũng là thắc mắc của nhiều chị em bởi những thực phẩm này có thể khiến bạn bị đau bụng hơn hoặc cơ thể cảm thấy khó chịu hơn. Đây chủ yếu là các loại thực phẩm gây viêm hoặc dễ bị đầy hơi.
Chị em nên tránh các loại thực phẩm này trong những ngày “đèn đỏ” như:
- Thực phẩm đã qua chế biến như đồ ăn, đồ uống đóng hộp
- Thực phẩm nhiều đường. Đường có thể cải thiện tâm trạng nhưng không nên ăn quá nhiều
- Các loại thực phẩm từ bột mì như bánh mì trắng, mì ống…
- Thịt đỏ có chứa nhiều sắt nhưng cũng có chứa nhiều prostaglandin làm co bóp tử cung gây đau
- Thức ăn cay nóng làm khó chịu dạ dày khiến đau dạ dày, tiêu chảy, buồn nôn…
- Rượu, chỉ nên uống một lượng nhỏ rượu trắng để làm ấm người nhưng không nên uống nhiều. Rượu có thể gây mất nước, làm trầm trọng thêm chứng đau đầu và đầy hơi.
- Hạn chế cà phê có thể gây giữ nước và đầy hơi, làm trầm trọng thêm cơn đau và gây ra các vấn đề về tiêu hóa.
- Hạn chế muối gây tích nước, đầy hơi
4. Uống gì để giảm đau bụng kinh?
Ngoài các thực phẩm nên ăn và cần tránh, để biết đau bụng kinh nên ăn gì kiêng gì và cả uống gì, con gái tới tháng có thể uống một số loại trà dưới đây để giảm đau hiệu quả.
4.1. Trà bạc hà giảm đau bụng kinh
Trước ngày đèn đỏ nên ăn gì, uống gì đóng vai trò rất quan trọng vì chúng có thể làm dịu đi những cơn đau khi đến tháng. Vì vậy, trước những ngày “rớt dâu”, chị em có thể uống một vài tách trà bạc hà ấm để làm dịu cơn đau và khó chịu.
Nghiên cứu cho thấy, trà bạc hà có thể làm giảm các cơn đau bụng kinh âm ỉ, buồn nôn, tiêu chảy trong thời gian trước và trong hành kinh.
4.2. Uống trà kombucha
Kombucha là một loại thực phẩm lên men tốt cho sức khỏe. Trà Kombucha có chứa nấm men, tốt cho hệ tiêu hóa và giàu vitamin B giảm cảm giác khó chịu khi tới tháng. Vì vậy chị em có thể uống trà nấm men này để giảm đau bụng kinh.
Nên pha trà với một lượng nấm men vừa phải nếu uống chưa quen.
4.3. Trà hoa cúc La Mã
Trà hoa cúc cũng là thức uống tuyệt vời trong những ngày đèn đỏ. Trà hoa cúc có đặc tính chống viêm, giúp giảm đau bụng đến tháng đồng thời cải thiện tâm trạng nhờ tác động lên hệ thần kinh.
Bạn nên uống từ 2-3 tách trà hoa cúc la mã mỗi ngày để các cơn đau thuyên giảm. Nên uống trà khi còn nóng để giữ ấm cơ thể cũng như giảm đau hiệu quả hơn.
4.4. Con gái đến tháng uống trà gừng giảm đau bụng
Đây là đồ uống quen thuộc khi đến tháng bởi gừng có tác dụng giảm đau hiệu quả, giảm buồn nôn và đầy hơi trong những ngày đèn đỏ. Ngoài ra, trà gừng còn giúp tăng cường lưu thông khí huyết, tăng sức đề kháng.
Chị em khi bị đau bụng đến tháng có thể uống một cốc trà gừng ấm pha thêm mật ong để làm dịu cơn đau.
4.5. Nước ép và các loại sinh tố
Hoa quả và rau xanh có thể cải thiện cơn đau hiệu quả, vì thế, thay vì chế biến thành các món ăn, chị em có thể ép hoặc xay sinh tố để có một đồ uống bổ dưỡng khi đến tháng.
Chị em có thể lựa chọn một số loại hoa quả như:
- Nước dứa
- Nước dừa
- Sinh tố bơ
- Nước cam
- Nước mía
- Nước ép dưa hấu
- Lựu
4.6. Uống nước ấm giảm đau bụng kinh
Nước chiếm tới 70% trọng lượng cơ thể. Uống đủ nước có thể tăng cường tuần hoàn máu, giảm đầy hơi và đau nhức. Chúng cũng giúp điều tiết các hoạt động co thắt tử cung, làm giảm đau bụng khi đến tháng và điều hòa kinh nguyệt hiệu quả.
Bạn nên uống đủ 2 lít nước mỗi ngày nhưng nên uống nước ấm để giữ ấm cơ thể và giảm đau tốt hơn.
5. Lưu ý chế độ ăn uống khi đau bụng kinh
Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, đau bụng kinh là tình trạng phổ biến mà chị em phải trải qua. Thông thường, đau bụng kinh có thể thuyên giảm sau 1-3 ngày nhưng sẽ gây cảm giác khó chịu từ trước khi hành kinh. Vì vậy, chị em nên quan tâm đến chế độ dinh dưỡng cũng như sinh hoạt để trải qua một chu kỳ kinh nguyệt nhẹ nhàng hơn bằng cách:
- Nên dùng thực phẩm khi còn ấm, không nên ăn quá nhiều đồ lạnh có thể gây lạnh bụng, buồn nôn
- Nên thực hiện chế độ ăn chín uống sôi
- Nên ăn vừa phải, tránh ăn quá no sẽ gây đầy bụng bởi thời gian này dễ bị chướng bụng, đầy bụng
- Nên vận động nhẹ nhàng để tránh các cơn đau tăng nặng
Trên đây là một số thông tin về đau bụng kinh nên ăn gì kiêng gì và những loại thực phẩm chị em có thể bổ sung khi đến tháng. Nếu có thắc mắc nào vui lòng liên hệ qua hotline 0343 44 66 99 để được tư vấn và giải đáp.
XEM THÊM:
- 20+ cách giảm đau bụng kinh tại nhà – Chị em không thể bỏ qua
- Phụ nữ tới tháng có nên gội đầu? – 99% chị em đang thắc mắc
- Tìm hiểu thêm về đau bụng kinh không ra máu!
Từ khóa » Giảm đau Bụng Kinh ăn Gì
-
Một Số Thực Phẩm Giúp Giảm Cơn đau Bụng Kinh | Vinmec
-
Đau Bụng Kinh Nên ăn Gì để Giảm Cảm Giác Khó Chịu Cho Chị Em?
-
Ăn Gì Hết đau Bụng Ngày 'đèn đỏ' - VnExpress Sức Khỏe
-
Đau Bụng Kinh Nên Uống Gì để Giảm đau Nhanh Chóng?
-
20 Thực Phẩm Nên ăn Vào Ngày đèn đỏ, Giúp Giảm đau Bụng Kinh
-
10+ Cách Giảm đau Bụng Kinh Nhanh Nhất & đơn Giản Tại Nhà
-
6 Thực Phẩm Giúp Giảm đau Bụng Kinh Hiệu Quả - Chuyện Eva
-
Nên ăn Gì để Giảm đau Bụng Kỳ Kinh Nguyệt?
-
Đau Bụng Kinh Nên ăn Gì để Giảm Tình Trạng Khó Chịu? - Docosan
-
Đau Bụng Kinh Nên ăn Gì để Giảm Bớt đau Bụng? - FaGoMom
-
Phụ Nữ Nên ăn Gì, Kiêng Gì Cho Bớt đau Bụng Kinh?
-
18 Cách Làm Giảm đau Bụng Kinh Giúp Bạn "quẳng Ngay" Cơn Khó Chịu
-
Đau Bụng Kinh Nên ăn, Uống Gì để Giảm đau Hiệu Quả? - Hapacol
-
Con Gái ăn Gì Giúp Giảm đau Bụng Kinh? Top 15+ Thực Phẩm Giảm ...