Đau Bụng Kinh Nên ăn, Uống Gì để Giảm đau Hiệu Quả? - Hapacol

Đau bụng kinh là hiện tượng thường xuyên xuất hiện ở phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt, gây ra những cơn đau và cảm giác khó chịu. Cần làm gì để giảm đau khi bị đau bụng kinh?  Có nên uống thuốc giảm đau bụng kinh không? Khi quá đau cần phải sử dụng thì bạn cần biết đau bụng kinh uống thuốc gì an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe sau này. Hãy cùng theo dõi những thông tin dưới đây để tìm ra phương pháp giảm đau trong kỳ “đèn đỏ” hiệu quả nhất.

Có nên uống thuốc giảm đau bụng kinh trong kỳ kinh nguyệt không?

MỤC LỤC NỘI DUNG

  • 1. Một số loại thuốc làm giảm đau bụng kinh
    • Paracetamol
    • Thuốc kháng viêm non-steroid (NSAIDs)
    • Thuốc chống co thắt
    • Thuốc tránh thai: 
  • 2. Nguyên nhân gây đau bụng kinh
  • 3. Đau bụng kinh nên làm gì? Có nên uống thuốc giảm đau bụng kinh?
    • Chườm ấm bụng hoặc massage bằng gừng/dầu nóng
    • Làm ấm hoặc ngâm nước ấm bàn chân
    • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ
    • Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc
    • Tập thể thao nhẹ nhàng
    • Một số thực phẩm nên ăn khi bị đau bụng kinh
    • Có nên uống thuốc giảm đau bụng kinh
  • 4. Những lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh
  • 5. Nên tránh làm gì khi bị đau bụng kinh?
  • 1. Nguyên nhân gây đau bụng kinh
  • 2. Đau bụng kinh nên làm gì? Có nên uống thuốc giảm đau bụng kinh?
    • Chườm ấm bụng hoặc massage bằng gừng/dầu nóng
    • Làm ấm hoặc ngâm nước ấm bàn chân
    • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ
    • Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc
    • Tập thể thao nhẹ nhàng
    • Một số thực phẩm nên ăn khi bị đau bụng kinh
    • Uống thuốc giảm đau bụng kinh
  • 3. Một số loại thuốc làm giảm đau bụng kinh
    • Paracetamol
    • Thuốc kháng viêm non-steroid (NSAIDs)
    • Thuốc chống co thắt
  • 4. Nên tránh làm gì khi bị đau bụng kinh?

1. Một số loại thuốc làm giảm đau bụng kinh

Paracetamol

Là loại thuốc giảm đau nhẹ, phù hợp với đối tượng không thể sử dụng nhóm thuốc giảm đau, kháng viêm NSAIDs do đang gặp các vấn đề về dạ dày. Trong đó, Hapacol 650 với thành phần chính là Paracetamol giúp làm giảm hiệu quả các cơn đau bụng do kinh nguyệt gây ra. Đồng thời, sản phẩm được bào chế dưới dạng viên nén, giúp các chị em dễ dàng sử dụng và mang theo khi đi làm, đi học, đi chơi… 

Uống thuốc giảm đau bụng kinh có thể dùng Hapacol 650

Thuốc Hapacol 650 giúp giảm những cơn đau bụng kinh hiệu quả và nhanh chóng

Thuốc kháng viêm non-steroid (NSAIDs)

Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDS) là loại thuốc xuất hiện đầu tiên trong điều trị đau bụng kinh. Thuốc làm giảm các hormone prostaglandin, bao gồm Diclofenac, Ibuprofen, Naproxen, Acid Mefenamic., từ đó làm giảm cơn đau. Người bệnh nên uống thuốc từ 1-2 ngày trước khi bắt đầu kỳ kinh hoặc sau khi cơn đau kéo dài 2-3 ngày. Thuốc chống chỉ định cho người nhạy cảm với Aspirin vì nguy cơ dị ứng chéo hoặc đang có các vấn đề về dạ dày (1).

Thuốc chống co thắt

Loại thuốc này chứa các thành phần Dipropylin, Alverin, Drotaverin. Khi dùng thuốc có thể gây khô miệng, táo bón do kháng Cholinergic. Chính vì vậy, thuốc không nên dùng cho phụ nữ có Glaucoma góc hẹp hoặc đang dùng thuốc kháng Cholinergic khác.

Thuốc tránh thai: 

Với loại thuốc này, bạn hoàn toàn có thể giảm cơn đau bụng kinh đến 90%. Thuốc sẽ giữ cho hormone trong cơ thể ở trạng thái ổn định nhất. Các mô trong niêm mạc tử cung hạn chế phát triển, ức chế sản xuất Prostaglandin, không gây ra cơn đau bụng kinh. Thuốc không sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú (sau sinh 6 tuần – 6 tháng).

2. Nguyên nhân gây đau bụng kinh

Đau bụng kinh là hiện tượng các hormone Prostaglandin giải phóng trong cơ thể nữ giới, gây những cơn co thắt trong tử cung. Cơn đau sẽ trở nên dữ dội hơn khi hormone này đẩy mạnh quá trình co bóp các mạch máu (1).

Có hai loại đau bụng kinh đó là đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát:

  • Đau bụng kinh nguyên phát: Hormone Prostaglandin được tiết ra quá mức, làm cho tử cung co bóp và đẩy lớp niêm mạc ra ngoài. Đây là hiện tượng mà bất kỳ người phụ nữ nào cũng có thể trải qua. Song, bạn có thể can thiệp bằng cách dùng thuốc giảm đau.
  • Đau bụng kinh thứ phát: Hiện tượng này gây ra do các bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, viêm vùng chậu, u xơ tử cung, dụng cụ đặt trong tử cung gặp vấn đề… Phụ nữ nên chủ động thăm khám và điều trị kịp thời khi bị đau bụng kinh thứ phát.

3. Đau bụng kinh nên làm gì? Có nên uống thuốc giảm đau bụng kinh?

Chườm ấm bụng hoặc massage bằng gừng/dầu nóng

Một trong những biện pháp hiệu quả để giảm đau bụng kinh đó là massage bụng bằng gừng hoặc dầu nóng trong 5 phút mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng tinh dầu có tính ấm như quế, khuynh diệp, bạch đàn kết hợp với động tác massage. Massage giúp máu lưu thông dễ dàng, làm dịu cơn đau. 

Bên cạnh đó, chườm nóng cũng có khả năng giúp giảm đau bụng kinh. Đây là một cách đơn giản và hiệu quả để làm giảm cơn đau bụng kinh. Bạn có thể dùng một túi nước nóng, một miếng gừng hoặc một chai dầu nóng để chườm lên vùng bụng dưới, nơi cơn đau thường xảy ra. Điều này sẽ giúp cải thiện tuần hoàn máu, giảm co thắt cơ tử cung và làm dịu cơn đau. Bạn nên chườm ấm bụng trong khoảng 15-20 phút, vài lần một ngày (1).

Làm ấm hoặc ngâm nước ấm bàn chân

Khi những cơn đau bụng kinh kéo đến, bạn nên tắm bằng nước ấm hoặc làm ấm mình trong bồn tắm được pha ấm, cho thêm ít muối. Hỗn hợp nước ấm và muối sẽ làm giảm cơn đau nhanh chóng. Bạn cũng có thể tắm bằng nước ấm trước khi ngủ để tử cung co bóp điều hoà hơn, tạo cảm giác dễ chịu và ngủ sâu giấc.

Song song đó, trong kỳ “đèn đỏ”, ngâm bàn chân trong nước ấm có thể giúp bạn thư giãn hơn. Bạn nên làm ấm hoặc ngâm bàn chân trong khoảng 15-20 phút, vài lần một ngày. Sau đó hãy massage phần bàn chân vì tại đây có nhiều đạo huyệt liên quan tới vùng bụng, làm giảm cơn đau bụng kinh. 

Ngâm chân trong nước ấm có tác dụng giúp giảm đau bụng kinh.

Ngâm chân trong nước ấm có tác dụng giúp thư giãn và giảm đau bụng kinh.

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ

Trong thời gian hành kinh, cổ tử cung hé mở hơn bình thường. Lúc này, vi khuẩn từ máu trong băng vệ sinh có thể nhân dịp này để xâm nhập vào bên trong âm đạo rồi vào buồng tử cung, gây viêm nhiễm. Vì thế, trong giai đoạn hành kinh, việc vệ sinh vùng kín sạch sẽ vô cùng quan trọng.

Một số lưu ý về vệ sinh vùng kín khi hành kinh bao gồm:

  • Cần thay băng vệ sinh 4 – 5 lần một ngày. 
  • Không nên sử dụng xà phòng tắm để vệ sinh vùng kín. Thay vào đó nên dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ chuyên dụng. 
  • Khi rửa, đưa tay từ phía trước về phía sau chứ không đưa tay từ phía sau về trước và tránh thụt rửa quá sâu.
  • Rửa xong nên dùng khăn bông khô sạch thấm nhẹ nhàng trước khi dùng băng vệ sinh mới.

Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc

Làm việc quá sức, căng thẳng, không ngủ đủ giấc… là những điều khiến cho những cơn đau bụng kinh trở nên tồi tệ hơn. Tốt nhất trong giai đoạn này, bạn nên giữ tâm lý thoải mái nhất và ngủ đủ giấc, ít nhất 7-8 tiếng một đêm.. Theo đó, ngủ đủ giấc có tác dụng điều hòa hoạt động co thắt của tử cung, phục hồi cơ thể và làm giảm cơn đau hiệu quả.

Tập thể thao nhẹ nhàng

Tập thể thao là một trong những giải pháp hàng đầu cho câu hỏi “đau bụng kinh nên làm gì?”. Mặc dù không nên tập các bài tập quá nặng, tuy nhiên đi bộ, ngồi thiền hoặc một số động tác yoga đơn giản sẽ giúp cải thiện hiệu quả cơn đau bụng kinh. Nguyên nhân là tập thể thao nhẹ nhàng sẽ giảm hoạt động co bóp của tử cung, đồng thời kích thích não bộ giải phóng endorphin (hormone nội sinh tạo hưng phấn và giảm đau).

Một số thực phẩm nên ăn khi bị đau bụng kinh

Trước khi nghĩ đến việc uống thuốc giảm đau bụng kinh khi gặp cơn đau trong kỳ kinh nguyệt, bạn có thể sử dụng một số thực phẩm dưới đây để làm cơn đau thuyên giảm.

  • Chuối, dứa, kiwi: Trong ba loại trái cây này chứa hàm lượng lớn vitamin B6 và Kali, giúp giảm đau chướng bụng khi đến ngày “đèn đỏ”. Ngoài ra, trong dứa có chứa enzyme bromelain giúp chống viêm tốt hơn.
  • Hải sản: Cá (đặc biệt là cá hồi), hàu có chứa nhiều vitamin D, axit béo Omega. Những chất này có thể hạn chế được các cơn co bóp tử cung. 
  • Gừng: Hãy bổ sung ngay loại thực phẩm này vào thực đơn hằng ngày nếu bạn đang bị những cơn đau bụng kinh hành hạ. Bạn có thể nấu các món ăn hoặc các loại canh cho thêm chút gừng.
  • Trứng: Trong trứng chứa nhiều vitamin B6, vitamin D và E, giàu protein giảm cảm giác đau bụng trong kỳ kinh.
  • Trà gừng: Bạn có thể làm giảm cơn đau trong kỳ kinh nguyệt bằng cách lấy một cốc nước ấm, cho vào vài lát gừng, giọt chanh và mật ong. Hãy uống liên tục trong thời gian hành kinh để ổn định khí huyết.
  • Quế: Pha 1 thìa cà phê bột quế với cốc nước nóng, thêm vào chút mật ong và hoà tan. Ngoài ra bạn có thể kết hợp một số món ăn cùng với quế. Đây là thực phẩm rất hữu hiệu trong việc giảm đau bụng kinh.
  • Uống nhiều nước: Việc uống nhiều nước trong những ngày đèn đỏ là hết sức cần thiết. Mỗi ngày nên uống từ 2 – 3 lít nước và chỉ nên uống nước ấm. Khi uống nước lạnh, bạn có thể sẽ bị lạnh bụng và làm cơn đau dữ dội hơn.

Có nên uống thuốc giảm đau bụng kinh

Khi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Đau bụng kinh nên làm gì?”, rất nhiều chị em đã tìm đến sự trợ giúp của thuốc để mang lại hiệu quả nhanh chóng nhất. Tuy nhiên, bạn chỉ nên uống thuốc giảm đau bụng kinh nếu áp dụng những cách giảm đau tự nhiên không hiệu quả. Thuốc giảm đau bụng kinh thường hoạt động trên 2 cơ chế: Một là làm giãn cơ tử cung, từ đó giảm tình trạng co thắt tử cung. Hai là ức chế sự tổng hợp prostaglandin – nguyên nhân gây đau bụng kinh. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất khi uống thuốc giảm đau bụng kinh, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn kỹ lưỡng.

4. Những lưu ý khi sử dụng thuốc giảm đau bụng kinh

  • Trước khi bắt đầu sử dụng bất kỳ loại thuốc giảm đau bụng kinh nào để giảm đau, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế. Họ có thể đưa ra lời khuyên cụ thể về loại thuốc phù hợp với tình trạng sức khỏe cá nhân của bạn.
  • Luôn luôn đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và tuân thủ liều lượng được ghi trên bao bì thuốc. Không bao giờ tự ý tăng hoặc giảm liều lượng mà không được sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Hãy báo cho bác sĩ hoặc nhà thuốc biết về bất kỳ loại thuốc nào bạn đang dùng, bao gồm cả thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn. Điều này giúp tránh tình trạng tương tác thuốc có thể gây hại cho sức khỏe

5. Nên tránh làm gì khi bị đau bụng kinh?

Trong kỳ kinh nguyệt, để cơn đau không trở nên dữ dội, bạn cần tránh làm những điều sau:

  • Không nên làm việc quá sức hoặc chơi các môn thể thao vận động quá mạnh. Nên nghỉ ngơi và có những hoạt động nhẹ nhàng, vừa sức.
  • Không sử dụng chất kích thích hay caffeine. Đây là những hoạt chất gây đau bụng kinh. Nếu bạn cần thức uống để tỉnh táo vào buổi sáng, bạn nên thử một cốc sinh tố trái cây xay cùng rau cải. 
  • Tránh thực phẩm tính hàn, nhiều dầu mỡ, cay nóng. Những loại thực phẩm này đều khiến cho cơn đau bụng kinh trở nên dữ dội hơn.

Hy vọng qua những thông tin trên bạn đã nắm rõ được khi bị đau bụng kinh nên làm gì để cơn đau được thuyên giảm. Nếu tình trạng đau bụng kinh trở nên trầm trọng hơn, bạn nên chủ động thăm khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

1. Nguyên nhân gây đau bụng kinh

Đau bụng kinh là hiện tượng các hormone Prostaglandin giải phóng trong cơ thể nữ giới, gây những cơn co thắt trong tử cung. Cơn đau sẽ trở nên dữ dội hơn khi hormone này đẩy mạnh quá trình co bóp các mạch máu.

Có hai loại đau bụng kinh đó là đau bụng kinh nguyên phát và đau bụng kinh thứ phát:

  • Đau bụng kinh nguyên phát: Hormone Prostaglandin được tiết ra quá mức, làm cho tử cung co bóp và đẩy lớp niêm mạc ra ngoài. Đây là hiện tượng mà bất kỳ người phụ nữ nào cũng có thể trải qua. Song, bạn có thể can thiệp bằng cách dùng thuốc giảm đau.
  • Đau bụng kinh thứ phát: Hiện tượng này gây ra do các bệnh phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, viêm vùng chậu, u xơ tử cung, dụng cụ đặt trong tử cung gặp vấn đề… Phụ nữ nên chủ động thăm khám và điều trị kịp thời khi bị đau bụng kinh thứ phát.

2. Đau bụng kinh nên làm gì? Có nên uống thuốc giảm đau bụng kinh?

Chườm ấm bụng hoặc massage bằng gừng/dầu nóng

Một trong những biện pháp hiệu quả để giảm đau bụng kinh đó là massage bụng bằng gừng hoặc dầu nóng trong 5 phút mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng tinh dầu có tính ấm như quế, khuynh diệp, bạch đàn kết hợp với động tác massage. Massage giúp máu lưu thông dễ dàng, làm dịu cơn đau. 

Bên cạnh đó, chườm nóng lên vùng thắt lưng và bụng dưới có thể cải thiện cơn đau bụng kinh và đau nhức cột sống trong những ngày đèn đỏ. Nhiệt độ ấm từ túi chườm làm nới giãn không gian cột sống, thúc đẩy tuần hoàn máu. 

Làm ấm hoặc ngâm nước ấm bàn chân

Khi những cơn đau bụng kinh kéo đến, bạn nên tắm bằng nước ấm hoặc làm ấm mình trong bồn tắm được pha ấm, cho thêm ít muối. Hỗn hợp nước ấm và muối sẽ làm giảm cơn đau nhanh chóng. Bạn cũng có thể tắm bằng nước ấm trước khi ngủ để tử cung co bóp điều hoà hơn, tạo cảm giác dễ chịu và ngủ sâu giấc.

Song song đó, trong kỳ “đèn đỏ”, ngâm bàn chân trong nước ấm có thể giúp bạn thư giãn hơn. Sau đó hãy massage phần bàn chân vì tại đây có nhiều đạo huyệt liên quan tới vùng bụng, làm giảm cơn đau bụng kinh. 

Ngâm chân trong nước ấm có tác dụng giúp giảm đau bụng kinh.

Ngâm chân trong nước ấm có tác dụng giúp thư giãn và giảm đau bụng kinh.

Vệ sinh vùng kín sạch sẽ

Trong thời gian hành kinh, cổ tử cung hé mở hơn bình thường. Lúc này, vi khuẩn từ máu trong băng vệ sinh có thể nhân dịp này để xâm nhập vào bên trong âm đạo rồi vào buồng tử cung, gây viêm nhiễm. Vì thế, trong giai đoạn hành kinh, việc vệ sinh vùng kín sạch sẽ vô cùng quan trọng.

Một số lưu ý về vệ sinh vùng kín khi hành kinh bao gồm:

  • Cần thay băng vệ sinh 4 – 5 lần một ngày. 
  • Không nên sử dụng xà phòng tắm để vệ sinh vùng kín. Thay vào đó nên dùng dung dịch vệ sinh phụ nữ chuyên dụng. 
  • Khi rửa, đưa tay từ phía trước về phía sau chứ không đưa tay từ phía sau về trước và tránh thụt rửa quá sâu.
  • Rửa xong nên dùng khăn bông khô sạch thấm nhẹ nhàng trước khi dùng băng vệ sinh mới.

Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc

Làm việc quá sức, căng thẳng, không ngủ đủ giấc… là những điều khiến cho những cơn đau bụng kinh trở nên tồi tệ hơn. Tốt nhất trong giai đoạn này, bạn nên giữ tâm lý thoải mái nhất và ngủ đủ giấc. Theo đó, ngủ đủ giấc có tác dụng điều hòa hoạt động co thắt của tử cung, phục hồi cơ thể và làm giảm cơn đau hiệu quả.

Tập thể thao nhẹ nhàng

Tập thể thao là một trong những giải pháp hàng đầu cho câu hỏi “đau bụng kinh nên làm gì?”. Mặc dù không nên tập các bài tập quá nặng, tuy nhiên đi bộ, ngồi thiền hoặc một số động tác yoga đơn giản sẽ giúp cải thiện hiệu quả cơn đau bụng kinh. Nguyên nhân là tập thể thao nhẹ nhàng sẽ giảm hoạt động co bóp của tử cung, đồng thời kích thích não bộ giải phóng endorphin (hormone nội sinh tạo hưng phấn và giảm đau).

Một số thực phẩm nên ăn khi bị đau bụng kinh

Trước khi nghĩ đến việc uống thuốc giảm đau bụng kinh khi gặp cơn đau trong kỳ kinh nguyệt, bạn có thể sử dụng một số thực phẩm dưới đây để làm cơn đau thuyên giảm.

  • Chuối, dứa, kiwi: Trong ba loại trái cây này chứa hàm lượng lớn vitamin B6 và Kali, giúp giảm đau chướng bụng khi đến ngày “đèn đỏ”. Ngoài ra, trong dứa có chứa enzyme bromelain giúp chống viêm tốt hơn.
  • Hải sản: Cá (đặc biệt là cá hồi), hàu có chứa nhiều vitamin D, axit béo Omega. Những chất này có thể hạn chế được các cơn co bóp tử cung. 
  • Gừng: Hãy bổ sung ngay loại thực phẩm này vào thực đơn hằng ngày nếu bạn đang bị những cơn đau bụng kinh hành hạ. Bạn có thể nấu các món ăn hoặc các loại canh cho thêm chút gừng.
  • Trứng: Trong trứng chứa nhiều vitamin B6, vitamin D và E, giàu protein giảm cảm giác đau bụng trong kỳ kinh.
  • Trà gừng: Bạn có thể làm giảm cơn đau trong kỳ kinh nguyệt bằng cách lấy một cốc nước ấm, cho vào vài lát gừng, giọt chanh và mật ong. Hãy uống liên tục trong thời gian hành kinh để ổn định khí huyết.
  • Quế: Pha 1 thìa cà phê bột quế với cốc nước nóng, thêm vào chút mật ong và hoà tan. Ngoài ra bạn có thể kết hợp một số món ăn cùng với quế. Đây là thực phẩm rất hữu hiệu trong việc giảm đau bụng kinh.
  • Uống nhiều nước: Việc uống nhiều nước trong những ngày đèn đỏ là hết sức cần thiết. Mỗi ngày nên uống từ 2 – 3 lít nước và chỉ nên uống nước ấm. Khi uống nước lạnh, bạn có thể sẽ bị lạnh bụng và làm cơn đau dữ dội hơn.

Uống thuốc giảm đau bụng kinh

Khi đi tìm câu trả lời cho câu hỏi “Đau bụng kinh nên làm gì?”, rất nhiều chị em đã tìm đến sự trợ giúp của thuốc để mang lại hiệu quả nhanh chóng nhất. Tuy nhiên, bạn chỉ nên uống thuốc giảm đau bụng kinh nếu áp dụng những cách trên không hiệu quả. Thuốc giảm đau bụng kinh thường hoạt động trên 2 cơ chế: Một là làm giãn cơ tử cung, từ đó giảm tình trạng co thắt tử cung. Hai là ức chế sự tổng hợp prostaglandin – nguyên nhân gây đau bụng kinh. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất khi uống thuốc giảm đau bụng kinh, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn kỹ lưỡng.

3. Một số loại thuốc làm giảm đau bụng kinh

Paracetamol

Là loại thuốc giảm đau nhẹ, phù hợp với đối tượng không thể sử dụng NSAIDs do đang gặp các vấn đề về dạ dày. Trong đó, Hapacol 650 với thành phần chính là Paracetamol giúp làm giảm hiệu quả các cơn đau bụng do kinh nguyệt gây ra. Đồng thời, sản phẩm được bào chế dưới dạng viên nén, giúp các chị em dễ dàng sử dụng và mang theo khi đi làm, đi học, đi chơi… 

Uống thuốc giảm đau bụng kinh có thể dùng Hapacol 650

Thuốc Hapacol 650 giúp giảm những cơn đau bụng kinh hiệu quả và nhanh chóng

Thuốc kháng viêm non-steroid (NSAIDs)

Đây là loại thuốc xuất hiện đầu tiên trong điều trị đau bụng kinh. Thuốc làm giảm các hormone prostaglandin, bao gồm Diclofenac, Ibuprofen, Naproxen, Acid Mefenamic., từ đó làm giảm cơn đau. Người bệnh nên uống thuốc từ 1-2 ngày trước khi bắt đầu kỳ kinh hoặc sau khi cơn đau kéo dài 2-3 ngày. Thuốc chống chỉ định cho người nhạy cảm với Aspirin vì nguy cơ dị ứng chéo hoặc đang có các vấn đề về dạ dày.

Thuốc chống co thắt

Loại thuốc này chứa các thành phần Dipropylin, Alverin, Drotaverin. Khi dùng thuốc có thể gây khô miệng, táo bón do kháng Cholinergic. Chính vì vậy, thuốc không nên dùng cho phụ nữ có Glaucoma góc hẹp hoặc đang dùng thuốc kháng Cholinergic khác.

Thuốc tránh thai: Với loại thuốc này, bạn hoàn toàn có thể giảm cơn đau bụng kinh đến 90%. Thuốc sẽ giữ cho hormone trong cơ thể ở trạng thái ổn định nhất. Các mô trong niêm mạc tử cung hạn chế phát triển, ức chế sản xuất Prostaglandin, không gây ra cơn đau bụng kinh. Thuốc không sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú (sau sinh 6 tuần – 6 tháng).

4. Nên tránh làm gì khi bị đau bụng kinh?

Trong kỳ kinh nguyệt, để cơn đau không trở nên dữ dội, bạn cần tránh làm những điều sau:

  • Không nên làm việc quá sức hoặc chơi các môn thể thao vận động quá mạnh. Nên nghỉ ngơi và có những hoạt động nhẹ nhàng, vừa sức.
  • Không sử dụng chất kích thích hay caffeine. Đây là những hoạt chất gây đau bụng kinh. Nếu bạn cần thức uống để tỉnh táo vào buổi sáng, bạn nên thử một cốc sinh tố trái cây xay cùng rau cải. 
  • Tránh thực phẩm tính hàn, nhiều dầu mỡ, cay nóng. Những loại thực phẩm này đều khiến cho cơn đau bụng kinh trở nên dữ dội hơn.

Hy vọng qua những thông tin trên bạn đã nắm rõ được khi bị đau bụng kinh nên làm gì để cơn đau được thuyên giảm. Nếu tình trạng đau bụng kinh trở nên trầm trọng hơn, bạn nên chủ động thăm khám bác sĩ để được điều trị kịp thời.

Xem thêm: 11 cách giảm đau tự nhiên hiệu quả mà bạn chưa biết

Nguồn tham khảo: https://www.healthline.com/health/womens-health/menstrual-cramp-remedies#prevention

Từ khóa » Giảm đau Kỳ đèn đỏ