Đau Bụng Lâm Râm Tháng Thứ 8 Thai Kỳ Có Sao Không? | TCI Hospital
Có thể bạn quan tâm
Ở tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu thường có dấu hiệu đau bụng lâm râm. Tuy nhiên, đau bụng đến từ nhiều nguyên nhân, nó không bắt buộc là dấu hiệu chuyển dạ. Vì thế, mẹ cần trang bị các kiến thức đầy đủ để nắm bắt dấu hiệu sắp sinh. Bài viết dưới đây sẽ giúp giải đáp các băn khoăn của mẹ bầu về chủ đề đau bụng lâm râm tháng thứ 8 thai kỳ.
Menu xem nhanh:
- Đau bụng lâm râm có phải là sắp sinh?
- Nguyên nhân gây đau bụng lâm râm
- Các cơ và dây chằng bị chèn ép gây đau bụng lâm râm
- Sự xuất hiện của các cơn gò tử cung
- Đau bụng lâm râm do mẹ vận động mạnh
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
- Các dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh khác ngoài đau bụng lâm râm
- Cơ thể mệt mỏi, đi lại nặng nề và khó khăn
- Chân phù
- Bụng bầu tụt thấp
- Dịch âm đạo tiết ra rất nhiều
- Đi tiểu rất nhiều
- Đau bụng dưới
- Ra máu cá
- Vỡ ối
- Xóa cổ tử cung hoàn toàn
- Cơn co thắt tử cung bắt đầu, có tính quy luật
- Thời gian chuyển dạ và các giai đoạn chuyển dạ
- Thời gian chuyển dạ ở thai phụ có con so lâu hơn con rạ
- Các giai đoạn chuyển dạ
- Giai đoạn I: Xóa mở cổ tử cung, chia làm 2 giai đoạn
- Giai đoạn II: Sổ thai, tính từ khi cổ tử cung mở hết đến khi sổ thai, cho phép tối đa là 1 giờ
- Giai đoạn III: Sổ rau, tính từ khi thai sổ đến khi rau sổ ra ngoài, cho phép tối đa là 1 giờ
Đau bụng lâm râm có phải là sắp sinh?
Hiện tượng đau bụng lâm râm ở tháng cuối của thai kỳ là hoàn toàn vô hại, mẹ bầu không cần quá lo lắng, có thể là dấu hiệu sắp sinh thông thường. Cơn đau có thể diễn ra rõ ràng, từng đợt hoặc âm ỉ, có thể ở thượng vị hoặc hạ vị.
Trong trường hợp cơn đau bụng râm ran kéo thêm tình trạng máu báo thì đó là một tín hiệu tốt cho em bé sắp chào đời. Nhưng nếu sản phụ cảm giác cơn đau dữ dội, liên tục thì đây có thể là dấu hiệu nguy hiểm, cần tới các cơ sở ý tế để thăm khám, điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây đau bụng lâm râm
Các cơ và dây chằng bị chèn ép gây đau bụng lâm râm
Đến tháng cuối của thai kỳ bụng mẹ đã rất lớn, tử cung lớn dần lên từng ngày nên gây chèn ép tới các bộ phận khác trong cơ thể. Do đó, các cơ và dây chằng bị kéo căng khiến mẹ bầu cảm thấy đau bụng râm ran. Không những vậy, áp lực của tử cung cũng sẽ gây ra khó khăn trong việc di chuyển nên mẹ cần chú ý vận động nhẹ nhàng, nghỉ ngơi điều độ đến ngày sinh bé.
Sự xuất hiện của các cơn gò tử cung
Vào những tuần cuối của thai kỳ, hầu hết thai phụ đều cảm nhận được những cơn gò của tử cung, gây ra cảm giác nhầm tưởng đó là chuyển dạ. Các mẹ cần chú ý, chuyển dạ giả sẽ đi kèm các yếu tố sau:
- Có thể mạnh hoặc nhẹ, thường xuất hiện phía trước bụng hoặc xương chậu
- Xuất hiện bất thình lình rồi biến mất, không tăng lên cũng không mạnh lên theo thời gian.
- Nếu thay đổi tư thế, có thể giảm cơn đau trong chuyển dạ thật luôn đau bất kể vị trí nào.
Đau bụng lâm râm ở tuần thai 36 – 37 cũng là dấu hiệu của chuyển dạ giả.
Đau bụng lâm râm do mẹ vận động mạnh
Theo các chuyên gia y khoa, vận động mạnh có thể gây đau bụng lâm râm tháng thứ 8 thai kỳ. Các hoạt động được xem là vận động mạnh gồm leo cầu thang, khuân vác đồ nặng, đi lại nhiều… Do đó, các mẹ cần chú ý đi lại nhẹ nhàng. Nếu đau bụng lâm râm diễn ra thường xuyên thì nên đến khám bác sĩ sản khoa.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Một số dấu hiệu đi kèm với đau bụng râm ran như đi tiểu đau buốt, đi tiểu nhiều nhưng mỗi lần ra ít, nước tiểu có mùi khó chịu… thì rất có thể mẹ bầu đang gặp vấn đề nhiễm trùng đường tiết niệu. Lúc này, mẹ hãy tới kiểm tra, thăm khám tại cơ sở y tế để đánh giá chính xác tình trạng sức khỏe của bản thân.
Các dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh khác ngoài đau bụng lâm râm
Cơ thể mệt mỏi, đi lại nặng nề và khó khăn
Hiện tượng này xuất hiện ở 2 – 3 tuần cuối của thai kỳ, lúc này thai nhi đã đạt trọng lượng cao nhất, gây ra chèn ép lên ổ bụng và xương chậu của mẹ. Cơ thể người mẹ cảm thấy mệt mỏi, có triệu chứng đau lưng, đau hông, dáng đi khệ nệ, dạng chân hai bên. Đó chưa hẳn là dấu hiệu chuyển dạ nhưng là tín hiệu để cảnh báo, cơ thể mẹ bầu đã quá sức để nâng đỡ thai nhi, rất có thể ngày sinh sắp đến
Chân phù
Nguyên nhân gây nên hiện tượng “chân phù” là do trọng lượng của thai nhi tạo áp lực lên ổ bụng, gây ra chèn ép các tĩnh mạch ở xương chậu, khiến máu khó về tim nên hoạt động bơm máu về chân giảm đáng kể. Dấu hiệu này cũng cho thấy thai phụ sắp đến ngày sinh, khiến mẹ bầu khó chịu khi di chuyển.
Bụng bầu tụt thấp
Những tháng thai kỳ đầu, bụng thường cao, luôn tay vào khoảng giữa ngực và bụng thấy có sự liên kết chặt chẽ. Tuy nhiên, 1 tháng sắp sinh, bụng bầu sẽ tụt thấp dần và một tuần trước khi sinh thì sẽ tụt thấp nhất. Điều này chứng tỏ thai nhi đã quay đầu, di chuyển xuống khung xương chậu, sẵn sàng để gặp mẹ. Vị trí này cũng sẽ tạo điều kiện cho mẹ sinh thường dễ dàng, an toàn và cả hai mẹ con sẽ khỏe mạnh hơn.
Dịch âm đạo tiết ra rất nhiều
Hormone nội tiết trong quá trình chuyển dạ tăng đột ngột, khiến mẹ bầu thấy xuất hiện nhiều dịch nhầy đặc, có màu trắng đục, nhầy dính như lòng trắng trứng gà. Giai đoạn này mẹ bầu nên vệ sinh thường xuyên, sạch sẽ để tránh bị nhiễm phụ khoa.
Đi tiểu rất nhiều
Khoảng cách giữa các lần đi tiểu tiện, đại tiện trong tháng cuối diễn ra gần nhau, cách nhau chỉ 15 phút – 10 phút – 5 phút. Bởi lẽ, lúc này thai nhi đã ổn định ngôi, đầu chạm xương chậu nên gây áp lực lên trực tràng, khiến chị em có cảm giác buồn vệ sinh nhiều hơn. Trong trường hợp này, dù buồn thật hay giả thì các chị em cũng không nên nhịn để tránh hiện tượng ứ đọng nước tiểu, chèn ép lối sinh của thai.
Đau bụng dưới
Sau khi đi vệ sinh liên tục, mẹ bầu sẽ cảm thấy đau bụng nhiều hơn, từ râm ran cho tới tăng dần. Điều này cho thấy thai nhi đã thúc mạnh xuống xương chậu, quá trình chuyển dạ sẽ diễn ra sớm, có thể mất từ 12h – 24 giờ.
Ra máu cá
Các dấu hiệu chuyển dạ sẽ xuất hiện liên tục hoặc đồng thời xảy ra. Sau khi cơn đau bụng râm ran, mẹ sẽ ra dịch nhầy âm đạu nhiều, có thể lẫn máu. Dấu hiệu này chứng tỏ nút nhầy cổ tử cung đã bong do cơn đau bụng co bóp tử cung đã bắt đầu. Lúc này mẹ nên đóng băng vệ sinh dành cho sản phụ để theo dõi lượng máu cá hoặc đề phòng vỡ ối.
Vỡ ối
Mẹ bầu có thể vỡ ối từ từ hoặc ào ra 1 cách bất ngờ. Nước ối thường không màu, không mùi nhưng khi chuyển dạ sẽ có mùi nặng, màu đậm hơn. Dấu hiệu này sẽ cho thấy thời điểm bạn sinh nở chỉ còn vài tiếng đồng hồ.
Xóa cổ tử cung hoàn toàn
Hiện tượng này thường khó phát hiện, chỉ khi nào thăm khám thai kỳ thì bác sĩ mới có thể kết luận chính xác được. Thông thường cổ tử cung của phụ nữ dài từ 3 – 5 cm nhưng khi tới ngày sinh, cổ tử cung có thể sẽ biến mất để chuẩn bị sẵn sàng cho việc sinh nở.
- Xóa 0% có nghĩa là cổ tử cung chưa có sự thay đổi
- Xóa 50% có nghĩa là cổ tử cung còn dày bằng 1 nửa so với bình thường
- Xóa 100% có nghĩa là xóa hoàn toàn, cổ tử cung đã mỏng hết mức, quá trình chuyển dạ sẽ nhanh chóng được diễn ra.
Cơn co thắt tử cung bắt đầu, có tính quy luật
Vùng thắt lưng đau mỏi có thể kéo dài 5 phút/lần, cứ 30 phút lại lặp lại và tăng dần lên chính là cơn đau đẻ thật sự. Cơn đau này khác với cơn chuyển dạ giả, không hề dừng hoặc biến mất khi chị em nghỉ ngơi hay thay đổi tư thế.
Thời gian chuyển dạ và các giai đoạn chuyển dạ
Thời gian chuyển dạ ở thai phụ có con so lâu hơn con rạ
- Con so có thời gian chuyển dạ thông thường từ 16h đến 24h
- Con dạ có thời gian chuyển dạ thông thường từ 9h đến 12h
- “Chuyển dạ kéo dài” nếu thời gian chuyển dạ kéo dài trên 24h
Các giai đoạn chuyển dạ
Giai đoạn I: Xóa mở cổ tử cung, chia làm 2 giai đoạn
- Giai đoạn Ia (tiềm thời) tính từ khi thời gian chuyển dạ tới khi cổ tử cung 4h, thường kéo dài từ 8 giờ tới 10 giờ đồng hồ.
- Giai đoạn Ib (hoạt động) tính từ thời gian cổ tử cung mở trên 4cm tới hết 10cm, thường kéo dài tới 7 giờ đồng hồ.
Giai đoạn II: Sổ thai, tính từ khi cổ tử cung mở hết đến khi sổ thai, cho phép tối đa là 1 giờ
Giai đoạn này được tính từ cổ tử cung đã mở hết đến khi thai nhi được chào đời, được tính bằng áp suất trong buồng tử cung khi xuất hiện các cơn gò cùng động tác rặn sinh có hiệu quả của sản phụ.
Giai đoạn III: Sổ rau, tính từ khi thai sổ đến khi rau sổ ra ngoài, cho phép tối đa là 1 giờ
Sau khi sổ thai nhi hoàn toàn, tử cung sẽ co nhỏ làm nhau chùn lại và bắt đầu bong tróc, sổ hoàn toàn ra ngoài. Dưới áp lực của cơn gò tử cung, bánh nhau cũng sẽ được tống xuống âm đạo, sổ nốt ra bên ngoài, khiến bụng mẹ nhũn lại
Từ khóa » đau Râm Ran Bụng Dưới Có Phải Sắp Sinh
-
Đau Bụng Lâm Râm Sắp Sinh: Liệu Mẹ đã Biết Cần Chú ý Những Gì?
-
Đau Bụng Lâm Râm Sắp Sinh, đâu Là Dấu Hiệu Em Bé Muốn Chào đời?
-
Mẹ Bầu 39 Tuần đau Bụng Lâm Râm: Khi Nào Nên Gặp Bác Sĩ? - Monkey
-
8 Dấu Hiệu Sắp Sinh (chuyển Dạ) Mẹ Cần Ghi Nhớ để đón Con Yêu
-
Bà Bầu đau Bụng đẻ: Dấu Hiệu Chuyển Dạ Sắp Sinh
-
Dấu Hiệu đau Bụng Lâm Râm Có Phải Sắp Sinh? - An Thái Phương
-
11 Dấu Hiệu Sắp Sinh (chuyển Dạ) Trong 24 Giờ, 2 Ngày Và 1 Tuần
-
Dấu Hiệu Chính Xác Của Việc Chuyển Dạ | Vinmec
-
Đau Bụng Lâm Râm Và Xuất Hiện Cơn Gò Có Phải Sắp Sinh Không?
-
Lưu ý Khi Bị đau Bụng Dưới Trong Tháng Cuối Thai Kỳ | Sở Y Tế Nam Định
-
Thai 39 Tuần đau Bụng Lâm Râm Có Sao Không? - Jeju Cosmetic
-
Đau Bụng Lâm Râm Có Phải Sắp Sinh? Những Dấu Hiệu Mẹ Cần Biết!
-
Mang Thai Tháng Cuối đau Bụng Lâm Râm Có Phải Là Dấu Hiệu Sắp Sinh?
-
Làm Thế Nào để Biết đau Bụng Dưới Có Phải Mang Thai Hay Không?
-
Đau Bụng Dưới Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không?
-
Dấu Hiệu Chuyển Dạ Thực Sự, Mẹ Sắp đi đẻ Nhất định Phải Lưu ý - Eva
-
38w3d Mà đau Hết Háng. Đau Bụng Râm Rỉ Mấy Hôm Rồi . Liệu đây Có ...