Đau Bụng Như Thế Nào Là Có Thai? Chuyên Gia Giải đáp Thắc Mắc
Có thể bạn quan tâm
Gần đây tôi hay bị đau bụng râm ran ở bụng dưới nhưng vẫn chưa “đến tháng”. Vậy dấu hiệu này có phải tôi đã mang thai hay không và đau bụng như thế nào là có thai, xin chuyên gia giải đáp.
5/5 - (1186 bình chọn)Chào chị,
Để biết đau bụng như thế nào là có thai, chị cần tham khảo nhiều yếu tố như: Có tức ngực hay không, cơn đau âm ỉ hay dữ dội, đau bụng đi kèm ra máu báo hay kiểm tra mẫu máu hoặc thử que thử thai… mới khẳng định chắc chắn được. Chị có thể tham khảo bài viết dưới đây để xem mình có gặp phải các dấu hiệu này hay không.
Chúc chị sức khỏe!
- 1. Đau bụng như thế nào là có thai?
- 2. Cách xử lý khi đau bụng khi mang thai
- 2.1. Massage bụng nhẹ nhàng
- 2.2. Bổ sung khoáng chất thiết yếu
- 2.3. Duy trì chế độ ăn giàu chất xơ và trái cây
- 2.4. Hạn chế mặc quần áo quá bó sát
- 2.5. Ngồi với tư thế thoải mái
- 3. Lưu ý khi bị đau bụng khi mang thai
1. Đau bụng như thế nào là có thai?
Đau bụng dưới khi có thai là một trong những dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn chuẩn bị đón chào một thiên thần nhỏ. Tuy nhiên, có một số điểm khác biệt so với các cơn đau bụng do rối loạn tiêu hóa hay đau bụng đến tháng. Cụ thể:
Đau bụng khi có thai thường sẽ có các dấu hiệu đặc trưng như:
- Cơn đau bụng lệch hẳn về một bên
- Vùng bụng dưới hơi căng tức nhẹ
- Các cơn đau bụng âm ỉ, lâm râm xuất hiện với tần suất không nhiều
- Thường chỉ kéo dài trong vòng 3 ngày – 1 tuần
- Có thể đau bụng dưới hơn khi cười, hắt hơi, đứng hoặc ngồi quá lâu
Thường trong thời gian này, trứng đã được thụ tinh thành bào thai và di chuyển để bám vào thành tử cung (thai làm tổ). Quá trình này thai sẽ làm tổ trong tử cung, gây ra đau hoặc có thể chảy máu gọi là máu báo.
Ngoài dấu hiệu đau bụng này, để biết mình có thai thật sự hay không, chị em có thể quan sát thêm các triệu chứng như:
- Trễ kinh
- Căng tức ngực
- Có máu báo
- Tiểu nhiều hơn trong ngày
- Nhiệt độ cơ thể tăng
- Một số trường hợp có thể buồn nôn và dị ứng với mùi
- Tính khí thất thường
- Chất nhầy cổ tử cung có biểu hiện khác thường cả về mùi lẫn màu
- Chuột rút ổ bụng
Đau bụng kinh? Triệu chứng khác gì so với đau bụng khi mang thai
2. Cách xử lý khi đau bụng khi mang thai
Nếu quá trình thai làm tổ an toàn, bạn có thể cảm nhận được các cơn đau bụng âm ỉ kéo dài trong một vài ngày. Điều này không đáng lo ngại. Theo các chuyên gia y tế, hầu như ở tuần thứ 5 và thứ 6 khi thai đã di chuyển vào tổ sẽ xuất hiện những cơn đau bụng.
Các cơn đau bụng đều có thể tự hết sau một thời gian. Tuy nhiên, chị em có thể làm giảm các cơn đau bụng khi mang thai bằng cách:
2.1. Massage bụng nhẹ nhàng
Massage bụng có thể tăng cường lưu thông máu và giảm các cơn đau hiệu quả. Ngoài ra, massage bụng còn có một số tác dụng như:
- Giúp mẹ bầu bớt căng thẳng và thoải mái tinh thần hơn
- Kích thích sự phát triển và nhận thức của thai nhi bởi một thời gian sau khi thai nhi phát triển sẽ rất nhạy cảm với môi trường bên ngoài
- Máu lưu thông tốt hơn
Chị em có thể thực hiện các xoa bụng mát-xa bằng cách:
- Nên xoa vòng tròn theo chiều kim đồng hồ ở vùng bụng dưới
- Chỉ nên xoa tầm 5 phút mỗi ngày trong vòng 3 tháng đầu
- Nên xoa bụng vào một thời điểm cố định trong ngày
- Có thể kết hợp với một số loại tinh dầu để thư giãn và giảm đau
- Chỉ nên thực hiện trong vài phút bởi thời gian này thai bắt đầu làm tổ, nếu kích thích mạnh có thể dẫn đến co bóp tử cung gây sảy thai.
2.2. Bổ sung khoáng chất thiết yếu
Những tuần đầu rất quan trọng bởi thai cần làm tổ trong tử cung. Vì vậy sức khỏe của người mẹ lúc này cần được quan tâm và chủ động bổ sung các dưỡng chất thiết yếu để thai có thể làm tổ và bám chắc vào thành tử cung.
Chị em có thể bổ sung vitamin tổng hợp có hàm lượng axit folic cao để tránh nguy cơ dị tật thai nhi. Thời điểm thai từ 1-6 tuần tuổi nhiều chị em rất khó phát hiện mình có thai hay không và chưa nắm được đau bụng như thế nào là có thai.
Vì vậy, chị em nên chú ý đến những dấu hiệu khi mang thai để biết cách bổ sung dưỡng chất cho phù hợp.
2.3. Duy trì chế độ ăn giàu chất xơ và trái cây
Ngoài các loại vitamin bổ sung có thể tăng cường các loại trái cây và thực phẩm tốt cho người đau bụng khi mang thai tháng đầu như:
Hoa quả và thực phẩm giàu axit folic:
- Giúp thai phát triển và phân chia tế bào
- Ngăn ngừa tình trạng thiếu máu ở mẹ, giảm tình trạng sinh non, hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư ruột kết, ung thư tử cung
- Nên ăn bơ, chuối, đu đủ chín, trái cây có múi như bưởi, cam, quýt
Bổ sung hoa quả giàu sắt
- Tham gia sản sinh hồng cầu ở thai nhi
- Giảm tình trạng thiếu máu ở mẹ bầu, giảm nguy cơ tiền sản giật, vỡ ối sớm
- Nên ăn cà chua, lựu, quả chà là kết hợp với các thực phẩm giàu vitamin C để tăng cường hấp thu sắt
Hoa quả chứa vitamin B6:
- Ngăn ngừa một số vấn đề sau sinh ở thai nhi như bệnh chàm, nhẹ cân, giúp phát triển trí não và hệ thần kinh
- Giảm tình trạng ốm nghén ở mẹ bầu, duy trì lượng đường trong máu
- Các thực phẩm nên ăn như chuối, bơ, trái cây khô
Hoa quả giàu vitamin C:
- Tăng cường các mô và mạch máu ở thai nhi, cung cấp thêm oxy cho bào thai
- Chống nhiễm trùng, bảo vệ cơ thể và giúp hấp thu sắt tốt hơn, hỗ trợ điều trị táo bón khi mang thai
- Hoa quả nên ăn: quả có múi như bưởi, cam, quýt, dâu tây, ổi, kiwi, nho…
- Không nên ăn dứa có thể làm tăng co bóp tử cung gây sảy thai
2.4. Hạn chế mặc quần áo quá bó sát
Quần áo quá bó sát nhất là ở bụng, đùi sẽ cản trở quá trình lưu thông máu nuôi dưỡng thai nhi, có thể tăng nặng các cơn đau bụng, căng tức bụng ở thai nhi.
Vì vậy, nếu thai còn nhỏ, bạn có thể mặc những bộ đồ vừa vặn với cơ thể, không nên quá bó sát. Một thời gian sau khi thai đã lớn nên mặc những loại quần dành cho bà bầu hoặc váy bầu để thai nhi phát triển dễ dàng hơn.
2.5. Ngồi với tư thế thoải mái
Một tư thế thoải mái sẽ giúp máu được lưu thông và không gây khó chịu cho thai nhi. Bà bầu có thể ngồi thẳng, đặt chân lên ghế cho thoải mái và dễ lưu thông máu.
Ngoài ra không nên đứng quá lâu dễ gây đau lưng dưới, phù nề chân khi thai nhi đã phát triển to hơn.
3. Lưu ý khi bị đau bụng khi mang thai
Theo Ths.Bs Nguyễn Thị Hằng, Nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh, có gần 80% chị em khi mang thai từ 1-6 tuần sẽ có các cơn đau bụng âm ỉ do thai làm tổ. Nếu các cơn đau bụng kéo dài bất thường kèm theo các dấu hiệu dưới đây, chị em nên chủ động thăm khám:
- Đau bụng dữ dội
- Xuất huyết âm đạo không giống với máu báo
- Đau bụng quặn từng cơn và không có dấu hiệu thuyên giảm
- Đi ngoài, buồn nôn, có dịch nhầy như bã cà phê
- Cơ thể mệt mỏi, dễ chóng mặt, choáng váng
Chị em nên thăm khám ngay bởi đây có thể là những dấu hiệu cho thấy nguy cơ dọa sảy thai, sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung.
Trên đây là một số thông tin về đau bụng như thế nào là có thai và cách xử trí khi bị đau bụng, cách phân biệt với đau bụng hành kinh. Nếu có thắc mắc nào chị em có thể liên hệ qua hotline 0343 44 66 99 để được tư vấn giải đáp.
XEM THÊM:
- Bổ sung Estrogen sau sinh thế nào cho hiệu quả? Chị em lưu ý
- Rối loạn kinh nguyệt sau sinh – Tình trạng phổ biến đối với phụ nữ sau sinh
- Yếu sinh lý nữ có mang thai được không? Cùng tìm hiểu về vấn đề này
Từ khóa » đau Râm Ran Bụng Dưới Bên Trái Khi Mang Thai
-
Đau Bụng Khi Mang Thai: Cảnh Báo Mẹ Bầu Chớ Chủ Quan
-
Đau Bụng Dưới Bên Trái Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không?
-
Lưu ý Khi đau Bụng ở Giai đoạn đầu Mới Mang Thai | Vinmec
-
Đau Bụng Dưới Bên Trái Khi Mang Thai: Coi Chừng Bị Biến Chứng Thai Kỳ
-
Làm Thế Nào để Biết đau Bụng Dưới Có Phải Mang Thai Hay Không?
-
Đau Bụng Dưới Khi Mang Thai Tháng Thứ 4 Là Do đâu? Có Nguy Hiểm ...
-
Đau Bụng Khi Mang Thai, Khi Nào Là Nguy Hiểm?
-
Đau Bụng Dưới Bên Trái Khi Mang Thai: Mẹ Bầu Chớ Chủ Quan - Eva
-
Đau Bụng Khi Mang Thai Tháng đầu Kéo Dài Bao Lâu? Cách Khắc ...
-
Mẹ Bầu Cần Phải Thận Trọng Dấu Hiệu đau Bụng Dưới Khi Mang Thai
-
Mẹ Bầu 32 Tuần Bị đau Bụng Dưới Có Nguy Hiểm Không? - Monkey
-
Thai 7 Tuần Bị đau Bụng Dưới Lâm Râm Có Sao Không?
-
Mang Thai 3 Tháng đầu Bị Tức Bụng Dưới Có đáng Lo Không?
-
Lưu ý Khi Bị đau Bụng Dưới Trong Tháng Cuối Thai Kỳ | Sở Y Tế Nam Định
-
Đau Bụng Dưới Bên Trái Nữ: Dấu Hiệu Và Cách Giảm đau Nhanh
-
Mẹ Mang Thai Tuần 36 đau Bụng Dưới Có Nguy Hiểm Không? - Concung
-
Đau Bụng Khi Mang Thai Tháng Thứ 5 - (MẸ BẦU NÊN XỬ LÝ RA SAO?)