Dấu Chấm Trong Facebook Nghĩa Là Gì

Chúng ta sử dụng dấu chấm trong mỗi email, bài viết hoặc báo cáo. Tuy nhiên việc thêm dấu chấm vào cuối tin nhắn văn bản có nguy cơ biến thông điệp "chấm dứt câu" thành "chấm dứt tình bạn".

Nội dung chính Show
  • Dấu chấm nghĩa là gì trên Facebook?
  • Dấu chấm có nghĩa là gì?
  • FB có chấm xanh là gì?
  • Chầm chậm trên Facebook là gì?

Tại sao thêm dấu chấm vào cuối tin nhắn có thể tạo cảm giác khó chịu đến vậy? Câu trả lời đã được giải đáp bởi Gretchen McCulloch, nhà ngôn ngữ học Internet, tác giả cuốn sách Because Internet: Understanding the New Rules of Language (tạm dịch: Vì có Internet - Giải đáp Quy tắc Ngôn ngữ mới).

Tin nhắn kết thúc bằng dấu chấm có thể biểu hiện cảm xúc khác so với tin nhắn bình thường. Ảnh: CBC.ca.

Nói về dấu chấm ở cuối tin nhắn, McCulloch muốn nhắc lại cách chúng ta tách một thông điệp thành 2 câu khác nhau. Với tin nhắn văn bản, đa số chúng ta sẽ gửi 2 hoặc nhiều tin nhắn để tách thông điệp. Còn khi viết trên giấy hoặc báo cáo, chúng ta sử dụng cách truyền thống là dùng dấu chấm hoặc dấu phẩy.

Theo McCulloch, thay vì dùng dấu chấm, một số người còn dùng dấu gạch ngang, thậm chí là dấu chấm lửng khi kết thúc một câu.

"Trong văn bản thông thường, chúng ta luôn kết thúc một phát ngôn theo cách không cần thiết (dấu chấm)", McCulloch chia sẻ. Khi giao tiếp bằng việc gửi tin nhắn mới để kết thúc tin nhắn trước đó, người nhận sẽ không có cảm xúc nào.

"Vì bạn cần gửi tin nhắn để đối phương nhận, hành động gửi tin nhắn không mang ý nghĩa gì ngoài cho bên kia biết bạn đã gửi nó", McCulloch nói.

Do đó khi kết thúc tin nhắn bằng dấu chấm, nó có thể tạo ra cảm xúc cho đối phương. Trên giấy hoặc văn bản thông thường, dấu chấm chỉ là cách thể hiện việc kết thúc câu. Tuy nhiên với tin nhắn văn bản, nó còn mang ý nghĩa khác.

"Do không phải quy tắc chung nên người ta sẽ nghĩ nó (dấu chấm kết thúc tin nhắn) mang ý nghĩa", McCulloch nói.

Nếu đặt dấu chấm câu để kết thúc tin nhắn, chúng ta có xu hướng xem nó là nội dung nghiêm túc, trang trọng hoặc người gửi đang hạ giọng.

"Đó là biểu hiện của sự gây hấn (aggression) hoặc gây hấn thụ động (passive aggressiveness), xuất phát từ sự nghiêm trọng của tin nhắn có dấu chấm câu", McCulloch đưa ra ví dụ bằng cách gửi tin nhắn "Hôm nay tệ quá.". Dấu chấm cuối tin nhắn càng nhấn mạnh tâm trạng của người gửi không tốt chút nào.

Hoặc khi gửi tin nhắn "Tôi không biết.", dấu chấm cuối câu thể hiện bạn đang thật sự rất buồn.

Dù vậy, không phải lúc nào tin nhắn kết thúc bằng dấu chấm cũng mang ý nghĩa tiêu cực. Ảnh: Lifehacker.

Theo McCulloch, sự gây hấn thụ động xuất hiện khi nhắn một tin với nội dung tích cực, nhưng lại chèn dấu chấm làm thay đổi ý nghĩa. Hãy lấy ví dụ với 3 tin nhắn này:

"Chào bạn!"

"Chào bạn"

"Chào bạn."

Tin nhắn kết thúc bằng dấu chấm than mang ý nghĩa người gửi đang háo hức để tiếp tục trò chuyện. Tin nhắn không có dấu nào mang ý nghĩa trung lập. Trong khi tin nhắn với dấu chấm tạo cảm giác nghiêm trọng ẩn sau 2 từ "Chào bạn" có vẻ thân thiện. Đó là lý do chúng ta gọi nó là gây hấn thụ động.

Tại sao dấu chấm cuối câu lại gây cảm giác khó chịu này? McCulloch nói rằng nó đến từ việc chúng ta sử dụng dấu chấm cho một thông điệp vốn đơn lẻ, không cần thiết phải dùng dấu chấm cho chức năng kết thúc.

Với tin nhắn "Chào bạn", nó có thể mang nghĩa tích cực (dấu chấm than) hoặc bình thường (không có gì cả). Cố tình kết thúc bằng dấu chấm trong tình huống này sẽ khiến người nhận có cảm xúc khó chịu.

Dù vậy, McCulloch cho rằng không phải lúc nào kết thúc tin nhắn bằng dấu chấm cũng cho cảm giác khó chịu mà còn phụ thuộc vào ngữ cảnh.

Ví dụ, nếu gửi một tin nhắn dài với nhiều thông điệp, sử dụng dấu chấm là bình thường vì nó vẫn đảm nhiệm chức năng tách thông điệp thành nhiều câu. Ngoài ra, một số người kết thúc tin nhắn với dấu chấm theo thói quen chứ không có ý nghĩa tiêu cực gì cả.

Chia tay 2 mối tình đều vì bạn trai nhắn tin mùi mẫn với người cũ Trên sân khấu "Bạn muốn hẹn hò" số 604, nữ trưởng phòng kể chuyện chia tay 2 mối tình vì phát hiện 2 anh chàng đều liên lạc với người yêu cũ.

tại sao không nên kết thúc tin nhắn bằng dấu chấm nhắn tin mạng xã hội dấu câu dấu chấm facebook messenger

Đại Ngư sinh năm 1991, tốt nghiệp trường ĐH Nông Lâm. Hiện tại, cậu sống và làm quản lý tại một cửa hàng nhỏ ở TP.HCM. Vì công việc tiếp xúc với máy tính nhiều nên Đại Ngư lướt Facebook liên tục. Anh ta chính là chủ "top" bình luận nổi nhất hiện nay và có những tính toán cực cẩn thận để gây dựng tên tuổi!

Nhờ có sự ra đời của Facebook mà chúng ta mới biết được thêm một khái niệm mới mang tên "top comment" (bình luận hàng đầu). Giải thích nôm na đơn giản thì có thể hiểu rằng top comment chính là những bình luận đặc biệt nhất và được hưởng ứng, được like nhiều nhất ở mỗi topic khác nhau. Sự đặc biệt này bao gồm nhiều nghĩa: hài hước nhất, tưng tửng nhất, thâm thuý nhất, sâu sắc nhất, quái nhất. Nói chung là, miễn sao có thật nhiều người đọc vào bình luận của bạn, cảm thấy tâm đắc và nhấn like lia lại thì bạn sẽ được lên top comment, thế thôi!

Top comment chính là một biểu hiện cho việc những lời nói, những suy nghĩ, những câu chữ của chúng ta có sức ảnh hưởng đến mọi người. Chính vì thế nên không ít bạn trẻ ngày ngày ôm máy tính, canh me mọi topic và dùng hết chất xám của mình chỉ với mong muốn được một lần lên "top".

Một trong những nhân vật điển hình đó chính là "thánh Ngư" - người được mệnh danh là "thánh top comment trên Facebook Việt". Cụ thể, nếu thường xuyên "nằm vùng" ở một số fanpage lớn về cộng đồng thì sẽ không khó để bạn nhận ra sự xuất hiện thường trực của Facebook mang tên Trần Đại Ngư.

Anh chàng này góp mặt ở hầu hết các topic hot và lúc nào cũng đưa ra những bình luận rất "không giống ai" và khó hiểu. Chính vì sự lạc quẻ này nên những comment của anh chàng nhanh chóng nhận được sự chú ý của cư dân mạng.

Đặc điểm nhận dạng của Đại Ngư trong hàng ngàn cư dân mạng khác: avatar là mặt một chàng siêu ngố, đầu để tóc dài và vuốt keo thẳng đứng theo kiểu thời trang năm 2000. Chưa hết, chàng trai này rất "thần sầu" khi mỗi bình luận chém gió vô thưởng vô phạt bên dưới các bài đăng, chia sẻ hút đến gần 1.000 lượt like và dĩ nhiên là "lên top".

Mọi người nhấn like, mọi người tag bạn bè mình vào để xem, mọi người bình luận ở dưới liên tục. Chính nhờ vậy mà "thánh Ngư" ngày càng nổi tiếng hơn trên Facebook. Đến nỗi bây giờ đây, dù chỉ bình luận đúng một... dấu chấm thôi thì comment của "thánh Ngư" vẫn "lên" như thường.

Điểm thú vị nhất đó là với mỗi lần comment, anh chàng này lại nghĩ ra thêm một nickname mới cho mình. Khi thì là "Ngư Ngốc Nghếch", khi thì lại là "Ngư Không Nhận Ra", rồi thì "Ngư Nghèo Nàn", "Ngư Sỏi Thận"... Tuy nhiên dù kí tên gì đi chăng nữa thì ai cũng dễ dàng nhận ra anh chàng này.

Những hình ảnh khó đỡ của Ngư trên MXH.

Khiếu hài hước, cách pha trò thú vị hay đơn giản là kể một câu chuyện chẳng hề ăn nhập gì với nội dung chính mà số đông đang quan tâm, là phong cách riêng của Trần Đại Ngư. Nhưng có lẽ vì cái kiểu "đất comment của mình thì mình cứ viết" mà Đại Ngư nổi một cách bất ngờ.

Ngay lập tức, chúng tôi đã có một cuộc trò chuyện ngắn với Đại Ngư để hiểu hơn về cách sử dụng Facebook kì lạ của anh chàng này!

Đại Ngư hay Đại Ngu cũng được!

Tìm vào Facebook của Đại Ngư, chúng tôi biết cậu có hơn 13.000 người theo dõi. Mỗi bài đăng trung bình nhận được hơn 1.000 like. Đây là con số ấn tượng với một chàng trai vô danh và thậm chí là vô hình như Đại Ngư.

Chúng tôi gọi Đại Ngư là người vô hình vì tất cả ảnh trên Facebook cá nhân của cậu, gồm cả avata là ảnh tải từ trên mạng về, không phải ảnh "chính chủ".

Facebook có hơn 13.000 lượt like của Đại Ngư.

Vì sao Đại Ngư làm như vậy?, cậu trả lời: "Nhiều người nghĩ đây là Facebook giả của mình nhưng nó là tài khoản thật 100%. Mình dùng nó để bình luận trên các diễn đàn mạng và vào xem ảnh của bạn bè. Tuy nhiên, hầu hết bạn bè không biết Đại Ngư chính là mình. Mình cũng không muốn ai biết, biết là mệt. Mình đăng nhập vào Facebook 30 phút một lần rồi thoát ra. Thấy nhiều người theo dõi vậy chứ cũng chả ai liên lạc với Ngư làm gì. Mình cũng thích sống 1 mình, khép kín hay còn gọi là tự kỷ đó!".

Càng nói chuyện với chàng Trần Đại Ngư chúng tôi càng phát hiện ra cậu là một người thú vị.

Đại Ngư sinh năm 1991, tốt nghiệp trường ĐH Nông Lâm. Hiện tại, cậu sống và làm quản lý tại một cửa hàng nhỏ ở TP.HCM. Vì công việc tiếp xúc với máy tính nhiều nên Đại Ngư lướt Facebook liên tục.

"Thường thì mình mất vài giây để nghĩ ra một câu chuyện và chuẩn bị cho các status có liên quan nhau. Với giọng văn gần gũi, mộc mạc có khi là ngu ngơ... mình sẽ có được sự đồng cảm của mọi người và họ like cho mình. Nên nhớ là status không được quá dài, câu từ ngắn gọn xúc tích dễ hiểu, và có cái gì đó gây cười.

Nhưng đó chỉ là điều kiện cần, điều quan trọng khiến mình được quan tâm chính là nhờ những comment lên top ở các diễn đàn lớn. Từ đó, mọi người mới tò mò vào xem trang cá nhân vào theo dõi mình", Đại Ngư tiết lộ bí quyết "câu like".

Đại Ngư không chịu lộ mặt trên MXH, những bức ảnh mà anh chàng cung cấp đều được che hoặc làm mờ. Thế nhưng có thể thấy, Đại Ngư ở ngoài đời dường như đẹp trai hơn rất nhiều.

9X lập Facebook có tên Trần Đại Ngư vào tháng 8/2016.

Chàng trai tiết lộ lý do đặt tên độc: "Cái tên Đại Ngư nó có thể gây cười cho mọi người, nếu đọc nhầm, có thể thành Đại Ngu. Mình đã nghĩ rất kỹ khi tạo nick này. Mình cũng muốn mọi người nhầm lẫn cho vui. Lập nên Facebook này mình muốn phác thảo cuộc đời đen đủi và bất hạnh của một nhân vật do mình tưởng tượng ra".

Quả thật vậy, hầu hết các bài đăng trên tường Facebook của Đại Ngư đều xoay quanh câu chuyện về cuộc sống xui xẻo của một chàng trai, có thể là cậu cũng có thể là bất kỳ ai đó ngoài kia.

Luôn bình luận khi chưa đọc nội dung

Hội nào cũng có mặt, vụ việc gì cũng xông xáo bình luận để được lên top... ấy vậy mà, Đại Ngư tiết lộ từ trước đến giờ cậu chưa từng click vô link bài để đọc nội dung trước khi bình luận bởi "nhanh như đua top mà, đọc xong là chậm mất rồi".

Khi thấy bài đăng mới là Đại Ngư lại vào đặt gạch một câu và 30 phút sau quay lại kiểm tra đã thấy mình ngồi chễm chệ trên top!

Và đây là cách Đại Ngư tạo fan ruột sẵn sàng đưa mình lên "top mọi lúc mọi nơi: "Ban đầu mình hay bình luận bên Troll bóng đá bạn. Mục đích vào cãi nhau tranh luận bóng bánh nhưng bị họ ghét quá nên qua trang Beat bình luận chơi. Bình luận nào của mình ở Beat cũng được lên top nên nhiều người họ tò mò vào tường mình xem và thấy hài hước. Họ ủng hộ mình luôn từ đó!".

Được cộng đồng ủng hộ nhiều, dĩ nhiên là Đại Ngư cũng cần có một cái duyên nhất định. 9X cho rằng: "Có thể do từ bé nói nhìu mà còn có khả năng xạo nữa nên lên vậy đó!".

Nhất cử nhất động của Đại Ngư trên mạng xã hội đều được dân mạng quan tâm.

Tường chừng là trò đùa vô thưởng vô phạt nhưng từng bước nhỏ từ cái tên Facebook đến chuyện sẽ viết gì, xây dựng hình ảnh như thế nào trên MXH đều đã được Đại Ngư tính toán rất kỹ lưỡng. Cậu khẳng định mình chưa từng được học qua một lớp truyền thông nào và cũng không biết cách tạo nội dung viral trên mạng xã hội là gì.

"Chả quan tâm nó là gì. Chẳng qua làm để vui", cậu trả lời đơn giản.

Nhưng có lẽ, một lần nữa Đại Ngư lại ăn may. Bên dưới mỗi bài đăng của cậu luôn đi kèm cụm chữ ký như "Ngư ngu ngơ", "Ngư Min Hô", "Ngư lột xác"... nó khiến bạn trẻ ngày càng yêu thích cậu hơn và như một nữa khắc sâu cái tên "Ngư" - một dạng định hình thương hiệu cá nhân.

Dấu chấm nghĩa là gì trên Facebook?

Chức năng hiển thị thông báo trên Facebook bằng các dấu chấm đỏ giúp người dùng không bị bỏ lỡ những thông tin quan trọng. Tuy nhiên, khi thông báo quá nhiều hay việc hiển thị của nó khiến bạn thấy khó chịu thì bạn nên ẩn dấu chấm thông báo trên Facebook.

Dấu chấm có nghĩa là gì?

là một dấu câu được sử dụng rộng rãi trên thế giới và là 1 trong 10 dấu câu của tiếng Việt. Dấu chấm dùng ở cuối câu tường thuật. Điều đó có nghĩa là câu đã kết thúc. Trong tiếng Việt, khi đọc, phải ngắt đoạn ở dấu chấm, là chỗ có quãng ngắt tương đối dài hơn, so với dấu phẩy, dấu chấm phẩy.

FB có chấm xanh là gì?

Nếu bạn nhìn thấy biểu tượng chấm xanh ở góc dưới bên phải ảnh đại diện của bạn bè của bạn, tức là người đó đang online.

Chầm chậm trên Facebook là gì?

Nếu bạn đăng nhập Facebook, ảnh đại diện của bạn sẽ được kèm theo một chấm nhỏ màu xanh lá cây. Điều này thông báo đến bạn bè rằng bạn đang sử dụng Facebook. Nó được gọi là “trạng thái hoạt động”. Bạn có thể bật hay tắt trạng thái này nếu không muốn bị làm phiền khi dùng ứng dụng.

Từ khóa » Dấu Chấm Trong Facebook Nghĩa Là Gì