Đau Cổ Bên Trái Là Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không Và Điều Trị?
Có thể bạn quan tâm
Đau cổ bên trái tưởng chừng là triệu chứng bình thường, nhưng nếu tình trạng kéo dài gây khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống người bệnh thì có thể là biểu hiện của bệnh lý nguy hiểm nào đó. Cùng tìm hiểu đau cổ bên trái là bệnh gì, có nguy hiểm không, nguyên nhân và cách điều trị như thế nào ngay sau đây nhé!
Tóm tắt nội dung:
- Đau cổ bên trái là bệnh gì?
- Các triệu chứng kèm đau cổ bên trái
- Nguyên nhân gây đau cổ bên trái
- Do căng cơ
- Đau cổ bên trái do đặc thù công việc
- Chấn thương
- Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
- Viêm khớp dạng thấp
- Thoái hóa cột sống cổ
- Loãng xương
- Gai xương
- Bệnh phổi hoặc cơ hoành
- U cột sống
- Đau cổ bên trái có nguy hiểm không?
- Đau cổ bên trái cần gặp bác sĩ khi nào?
- Chẩn đoán đau cổ bên trái
- Các biện pháp điều trị đau cổ bên trái
- Nẹp cố định cổ bên trái
- Chườm nóng hoặc chườm lạnh giảm đau
- Châm cứu
- Thuốc tân dược
- Áp dụng bài thuốc dân gian
- Vật lý trị liệu
- Thực hiện phẫu thuật
- Phòng ngừa đau cổ bên trái
Đau cổ bên trái là bệnh gì?
Đau cổ bên trái xảy ra ở nhiều người, cơn đau có thể âm ỉ, dữ dỗi hoặc chỉ thoáng qua, cũng có khi kéo dài. Cơn đau cổ bên trái có thể do thói quen sinh hoạt xấu, trường hợp này không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nhiều trường hợp đau cổ bên trái có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang mắc phải bệnh lý nào đó, cần hết sức chú ý.
Các triệu chứng kèm đau cổ bên trái
Cơn đau cổ bên trái còn kèm theo các triệu chứng dễ nhận biết sau:
- Cảm giác đau nhức âm ỉ, dữ dội, đau tăng nặng hơn khi vận động hoặc giữ nguyên đầu ở một tư thế trong khoảng thời gian dài
- Người mệt mỏi, hoa mắt, nhức đầu
- Cứng khớp cổ và khó khăn khi vận động cổ
- Cơn đau cổ bên trái còn lan dọc theo dây thần kinh từ bả vai, vai gáy, cánh tay
- Bị rối loạn giấc ngủ, các cơn đau kéo dài gây mất ngủ
Nguyên nhân gây đau cổ bên trái
Đau cổ bên trái ngoài do tuổi tác thì còn xuất phát từ các nguyên nhân sau:
Do căng cơ
Đây là nguyên nhân đau cổ bên trái phổ biến. Tình trạng căng cơ do các hoạt động sau:
- Cổ hoạt động quá nhiều
- Vui chơi, làm việc, luyện tập hoặc nghỉ ngơi bị sai tư thế
- Bị stress, áp lực, căng thẳng kéo dài
- Gối đầu quá thấp hoặc quá cao
Đau cổ bên trái do đặc thù công việc
Công việc phải sử dụng cổ bên trái nhiều như mang vác vật nặng ở bên trái, lái xe, sử dụng máy tính nhiều…. Lặp đi lặp lại các hoạt động này khiến cho cổ bên trái quá tải gây đau nhức.
Chấn thương
Các chấn thương ở vùng cổ cũng là một trong những nguyên nhân chính gây ra các cơn đau cổ bên trái. Nếu để kéo dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trong đến sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.
Thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ
Số liệu thống kê cho thấy 60% số người bị đau cổ bên trái là do thoát vị đĩa đệm. Khi bao xơ đĩa đệm bị nứt, nhân nhầy thoát ra bên ngoài chèn ép đè nén vào rễ thần kinh, ống sống, màng tủy dễ đến các cơn đau nhức dữ dội.
Viêm khớp dạng thấp
Viêm khớp dạng thấp dẫn đến tổn thương ở màng hoạt dịch, sụn khớp gây đau nhức cổ bên trái, lan cả sang vai gáy và cánh tay.
Thoái hóa cột sống cổ
Thoái hóa đốt sống cổ xảy ra khi đĩa đệm ở đốt sống cổ xẹp dần, dây chằng bị xơ cứng khiến cho vùng cổ bị tổn thương dễ dàng gây ra các cơn đau nhức ở cổ bên trái. Tình trạng này thường xảy ra ở người lớn tuổi và tuổi trung niên
Loãng xương
Xương thiếu canxi, phần xốp tăng lên dẫn đến xương bị yếu, dễ bị tổn thương. Do đó, những người già thường dễ bị loãng xương và đau cổ bên trái thường xuyên.
Gai xương
Gai xương được hình thành ở trên đốt sống cổ gây chèn ép tủy sống, dây thần kinh xung quanh dẫn đến đau nhức cổ bên trái, đau nặng hơn khi quay cổ trái.
Bệnh phổi hoặc cơ hoành
Dây thần kinh tác động chạy từ đốt sống cổ đến phổi và cơ hoành, do đó, những cơn đau nhức ở cổ bên trái có thể là dấu hiệu cho biết bạn đang mắc bệnh phổi hoặc cơ hoành.
U cột sống
Khối u lành tính hoặc ác tính có thể xuất hiện ở bên cổ trái, gây chèn ép dây thần kinh dẫn đến các cơn đau nhức, tê bì ở vùng cổ trái, thậm chí là yếu chi trên bên trái.
Đau cổ bên trái có nguy hiểm không?
Đau cổ bên trái nếu không được chữa trị sớm và kịp thời thì có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Các biến chứng nguy hiểm đó là:
- Ù tai, rối loạn tiền đình
- Tay chân bị mất cảm giác
- Nguy hiểm hơn là có thể gây tàn phế
Do đó, khi các cơn đau cổ bên trái xuất hiện người bệnh nên đến bệnh viện để được thăm khám và có biện pháp điều trị kịp thời, tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm.
Đau cổ bên trái cần gặp bác sĩ khi nào?
Khi có các triệu chứng sau, người bệnh cần đến gặp bác sĩ ngay lập tức:
- Cơn đau nhức cổ bên trái dữ dội, người bệnh không thể chịu đựng nổi
- Đau nhức nặng sau chấn thương, tai nạn ở vùng cổ trái
- Các cơn đau nhức cổ bên trái không thuyên giảm mà tăng nặng hơn ngay cả khi đã áp dụng một số biện pháp điều trị tại nhà
- Bị đau nhức khi quay cổ sang bên trái hoặc khi quay cổ bên trái
- Bị tê bì ở vùng cổ trái, thậm chí lan cả xuống vùng vai, cánh tay trái
Chẩn đoán đau cổ bên trái
Để có thể đưa ra chẩn đoán chính xác nguyên nhân đau cổ bên trái, bác sĩ sẽ:
- Tiến hành thăm khám hỏi về tiền sử bệnh, triệu chứng bệnh, có gặp phải chấn thương nào gần đây không
- Kiểm tra tầm vận động của cổ
- Chỉ định chụp X-quang cổ, CT, MRI, điện cơ, xét nghiệm máu
Các biện pháp điều trị đau cổ bên trái
Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, tình trạng bệnh mà có biện pháp điều trị phù hợp. Nếu nguyên nhân gây đau cổ bên trái là do thói quen sinh hoạt, đặc thù công việc thì người bệnh cần phải điều chỉnh lại. Trường hợp, đau cổ bên trái do bệnh lý thì bác sĩ sẽ tùy thuộc vào các tình trạng cụ thể mà mỗi người có phác đồ điều trị khác nhau. Dưới đây là những biện pháp điều trị được áp dụng phổ biến hiện nay:
Nẹp cố định cổ bên trái
Trường hợp do chấn thương và một số trường hợp khác, bác sĩ sẽ yêu cầu nẹp cố định cổ bên trái của người bệnh bằng dụng cụ chuyên dụng. Cách này giúp hạn chế được vận động cổ và tránh tình trạng cơn đau nhức trở nên trầm trọng hơn.
Chườm nóng hoặc chườm lạnh giảm đau
Chườm lạnh được sử dụng trong trường hợp chấn thương không có vết thương hở. Chườm túi đá lên trên cổ bên trái 2 – 3 ngày đầu để giảm sưng đau, sau đó chườm khăn nóng hoặc tắm. Biện pháp này giúp giảm đau tại chỗ, người bệnh dễ chịu hơn.
Châm cứu
Biện pháp điều trị này tác động vào các huyệt đạo giảm đau nhức cổ bên trái nhờ giúp máu lưu thông, giãn cơ. Đồng thời, người bệnh cũng sẽ cảm thấy thoái mái, dễ chịu hơn.
Thuốc tân dược
Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị đau cổ bên trái được bác sĩ chỉ định như:
- Thuốc giảm đau như aspirin, paracetamol, acetaminophen…
- Thuốc giãn cơ như mydocalm, diazepam…
- Thuốc gây tê cục bộ hoặc tiêm corticosteroid
- Thuốc chống trầm cảm như amitriptylin
- Thuốc chống động kinh như pregabalin, gabapentin…
Áp dụng bài thuốc dân gian
Tình trạng đau cổ bên trái ở giai đoạn đầu còn nhẹ thì người bệnh có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian chữa tại nhà sau:
- Chườm ngải cứu và muối: Ngải cứu rửa sach, sao nóng với muối hạt rồi bỏ vào khăn chườm lên vùng cổ trái bị đau nhức trong khoảng 15 phút
- Uống hỗn hợp nước ngải cưu và mật ong: Ngải cứu tươi 400g rửa sạch rồi lọc lấy nước cốt, sau đó trộn với 2 thìa cà phê mật ong.
- Đắp cây đau xương: Cây đau xương rửa sạch, giã nhỏ sau đó trộn với rượu trắng, đắp lên vùng cổ trái bị đau nhức trong thời gian 15 phút.
Vật lý trị liệu
Biện pháp điều trị đau cổ bên trái không xâm lấn này cũng khá hiệu quả. Tùy từng trường hợp, bác sĩ trị liệu sẽ xây dựng phác đồ phù hợp cho người bệnh. Những biện pháp vật lý trị liệu được áp dụng như: Laser trị liệu, sóng xung kích shockwave…
Thực hiện phẫu thuật
Phẫu thuật là biện pháp cuối cùng khi áp dụng các cách điều trị khác mà không hiệu quả hoặc trường hợp cơn đau trầm trọng, người bệnh khó khăn khi vận động và khả năng xảy ra biến chứng cao.
Phòng ngừa đau cổ bên trái
Các biện pháp phòng ngừa đau nhức cổ bên trái được bác sĩ chuyên khoa xương khớp hướng dẫn đó là:
- Ngồi làm việc đúng tư thế, điều chỉnh độ cao của ghế ngồi phù hợp với bàn làm việc, khi làm đầu giữ thẳng, thả lỏng hai vai
- Không đeo túi lệch một bên vai, sử dụng tai nghe hoặc loa ngoài thay vì nghiêng đầu kẹp điện thoại…
- Không vặn, lắc, bẻ cổ có thể gây tổn hại cho xương khớp
- Tránh sử dụng gối đầu quá cao, nên ngằm ngửa, dùng đệm cứng
- Luyện tập thể dục thể thao đều đặn, khoa học
- Sau 45 phút – 60 phút làm việc thì nên vận động nhẹ nhàng
- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể
- Khám sức khỏe định kỳ hàng năm
Trên đây là những thông tin về tình trạng đau cổ bên trái là bệnh gì, có nguy hiểm không, nguyên nhân, triệu chứng đi kèm, cách chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa. Mong rằng chia sẻ này giúp bạn đọc bảo vệ sức khỏe của mình tốt hơn. Đừng ngần ngại khi cần chuyên gia của chúng tôi tư vấn, giải đáp những vấn đề về tình trạng đau cổ vai gáy.
Bấm vào đây để liên hệ ngay!
adminBài viết liên quan:
Đứng Nhiều, Đứng Lâu Bị Đau Lưng Là Bệnh Gì Và Phải Làm Sao? 7 Bài Thuốc Ngâm Rượu Chữa Đau Lưng Giảm Đau Nhanh Nhất Yếu tố dạng thấp RF là gì? Cơ sở và đánh giá Phồng Lồi Đĩa Đệm Có Chữa Khỏi Được Không, Nên Ăn Gì? Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh cột sống hệ quả khôn lườngTừ khóa » Sưng đau ở Cổ Bên Trái
-
Nổi Hạch Cổ: Khi Nào đáng Lo? | Vinmec
-
Tình Trạng Nổi Hạch ở Cổ Và đau Nhức Là Triệu Chứng Của Bệnh Gì?
-
Triệu Chứng đau Cổ Bên Trái Cảnh Báo Bệnh Gì? - Phòng Khám ACC
-
Nổi Hạch ở Cổ Bên Trái Cảnh Báo Mắc Bệnh Gì? - Eva
-
Đau Cổ Bên Trái Là Bệnh Gì? Nguyên Nhân Và Hướng điều Trị
-
Các Vị Trí Nổi Hạch Trên Cơ Thể Và Cách Phân Biệt Hạch Lành Tính, ác Tính
-
Đau Cơ ở Cổ: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Phương Pháp điều Trị
-
Nổi Hạch ở Cổ Dưới Cằm Bên Trái, Bên Phải Là Bị Bệnh Gì
-
NỔI HẠCH CỔ LÀ BỆNH GÌ? CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
-
7 Nguyên Nhân Nổi Hạch Sau Gáy Và Cách Xử Lý - Hello Bacsi
-
Đau đầu ở Sau Gáy: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Trị | Hapacol
-
Nuốt Nước Bọt đau Họng Và Tai Bên Trái Là Bệnh Gì? Biện Pháp Giảm ...
-
Nhận Diện Viêm Họng Với Covid 19
-
Nổi Hạch ở Cổ: Nguyên Nhân, Chẩn đoán Và điều Trị - Docosan