Đầu Cơ Là Gì? Sự Khác Biệt Giữa đầu Cơ Và đầu Tư?
Đầu cơ và đầu tư là hai thuật ngữ được nhắc đến khá nhiều trong lĩnh vực tài chính. Vậy đầu cơ là gì, sự khác biệt giữa đầu cơ và đầu tư như thế nào? Cùng HieuLuat tìm hiểu vấn đề này tại bài viết dưới đây nhé! Mục lục bài viết
- Đầu cơ là gì?
- Nhà đầu cơ là ai?
- Sự khác biệt giữa đầu cơ và đầu tư?
- Hành vi đầu cơ trái phép bị xử phạt như thế nào?
Đầu cơ là gì?
Đầu cơ trong tiếng Anh là Speculation, được hiểu là việc thu lợi nhuận từ hoạt động mua bán, tích lũy hoặc bán khống các loại tài sản tài chính như hàng hóa, bất động sản, cổ phiếu, tiền tệ,...
Đầu cơ là hình thức diễn ra trong ngắn hạn, kiếm lợi nhuận nhờ sự biến động mạnh của thị trường và sự chênh lệch về giá. Đầu cơ không chỉ khiến giá hàng hóa tăng mà còn gây mất ổn định, khó khăn trong việc bình ổn thị trường.
Đặc điểm của đầu cơ là mức lợi nhuận tỷ lệ thuận với tính rủi ro và phụ thuộc phần lớn và nhu cầu cung - cầu của thị trường.
Hoạt động đầu cơ chủ yếu diễn ra trên thị trường chứng khoán và thị trường bất động sản, nhưng phổ biến hơn cả vẫn là thị trường chứng khoán vì có thể kiếm lời nhanh chóng.
Có thể lấy ví dụ về đầu cơ như sau, tại thời điểm đại dịch Covid-19 bùng phát, nhu cầu sử dụng khẩu trang y tế tăng gấp nhiều lần, nhiều người găm hàng với số lượng lớn gây nên sự khan hiếm giả trên thị trường vật tư y tế rồi bán ra với giá cao gấp 3-4 lần so với giá thông thường nhằm thu lợi nhuận từ sự chênh lệch đó trong thời gian ngắn.
Nhà đầu cơ là ai?
Nhà đầu cơ trong tiếng Anh là Speculator, họ là các cá nhân/ tổ chức sử dụng các chiến lược ngắn hạn nỗ lực đem lại lợi nhuận vượt trội hơn các nhà đầu tư truyền thống. Họ chủ yếu là những người ưa thích sự mạo hiểm, chấp nhận những rủi ro và kỳ vọng vào khoản lợi nhuận này. Nhà đầu cơ có chuyên môn trong lĩnh vực họ đầu cơ và họ có những chiến lược để có thể đoán được sự thay đổi về giá cả của các tài sản nhằm thu lợi nhuận cũng như kiểm soát được những rủi ro họ có thể gặp phải.
Sự khác biệt giữa đầu cơ và đầu tư?
Đầu tư là hoạt động kinh doanh vốn vào doanh nghiệp nhằm tạo ra lợi nhuận ổn định và có thể đánh giá được. Đầu tư thường diễn ra trong thời gian dài và phải có sự bài bản trong quá trình phân tích những tiềm năng đầu tư.
Đầu cơ và đầu tư có những điểm giống và khác nhau khiến nhiều người nhầm lẫn. Các tiêu chí trong bảng dưới đây sẽ giúp mọi người nắm được sự khác biệt giữa đầu cơ và đầu tư:
Tiêu chí | Đầu cơ | Đầu tư |
Mục đích | Thu được một khoản lợi nhuận lớn trong thời gian ngắn | Mong muốn lợi nhuận ở mức ổn định và bền vững trong thời gian dài |
Thời gian | Nhà đầu cơ nắm giữ tài sản hoặc hàng hóa trong thời gian ngắn | Nhà đầu tư nắm giữ tài sản trong thời gian dài, thường trên 1 năm |
Vấn đề quan tâm | Sự biến động của giá cả trên thị trường | Giá trị thực sự của tài sản đó |
Vốn | Thường sử dụng tiền đi vay, tận dụng đòn bẩy tài chính nhằm tối ưu lợi nhuận | Sử dụng nguồn vốn tự có hoặc sử dụng vốn vay nhưng thường chỉ trong thời gian ngắn với tỷ lệ nhỏ |
Lợi nhuận | Không ổn định và khó dự đoán | Lợi nhuận ngắn hạn thường không cao bằng đầu cơ nhưng có tính ổn định, sau một khoảng thời gian dài sẽ ở mức tốt hơn đầu cơ |
Tính rủi ro | Tính rủi ro cao | Tỉnh rủi ro thấp hơn |
Tâm lý | Nhà đầu cơ phải nhanh nhạy, táo bạo, có khả năng phán đoán và nắm bắt cơ hội | Nhà đầu tư thường thận trọng với tầm nhìn dài hạn và có sự kiên nhẫn |
Cơ sở phân tích | Dựa trên những thông tin trên thị trường, yếu tố cung - cầu, tâm lý đám đông,... | Dựa trên sự phân tích chuyên sâu và những nguyên tắc cơ bản về sản phẩm tài chính đó |
Hành vi đầu cơ trái phép bị xử phạt như thế nào?
Điều 31 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP được sửa đổi và bổ sung tại Nghị định số 17/2022/NĐ-CP quy định mức xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi đầu cơ hàng hóa như sau:
Đối với hành vi tạo ra sự khan hiếm hàng hóa giả tạo trên thị trường hoặc lợi dụng tình hình khan hiếm để mua vét, mua gom hàng hóa có giá trị từ 50 triệu đồng đến dưới 100 triệu đồng nhằm bán lại để thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp dưới đây mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng:
- Hàng hóa thuộc danh mục nhà nước định giá hoặc thuộc danh mục bình ổn giá
- Khi thị trường có sự biến động về cung cầu, giá cả hàng hóa do dịch bệnh, hỏa hoạn, thiên tai, chiến tranh hoặc các diễn biến thất thường khác
Đối với hành tạo ra sự khan hiếm hàng hóa giả tạo trên thị trường hoặc lợi dụng tình hình khan hiếm để mua vét, mua gom hàng hóa có giá trị từ 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
Đối với hành tạo ra sự khan hiếm hàng hóa giả tạo trên thị trường hoặc lợi dụng tình hình khan hiếm để mua vét, mua gom hàng hóa có giá trị từ 200 triệu đồng đến 500 triệu đồng mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 50 triệu đồng.
Đối với hành tạo ra sự khan hiếm hàng hóa giả tạo trên thị trường hoặc lợi dụng tình hình khan hiếm để mua vét, mua gom hàng hóa có giá trị từ 500 triệu đồng đến 1 tỷ đồng mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 80 triệu đồng.
Đối với hành tạo ra sự khan hiếm hàng hóa giả tạo trên thị trường hoặc lợi dụng tình hình khan hiếm để mua vét, mua gom hàng hóa có giá trị từ 1 tỷ đồng trở lên thì bị phạt tiền từ 80 triệu đồng đến 100 triệu đồng.
Ngoài hình thức phạt tiền, các cá nhân, tổ chức có hành vi đầu cơ hàng hóa có thể bị áp dụng một số hình thức xử phạt bổ sung như tịch thu tang vật, tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh hoặc giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, đình chỉ hoạt động kinh doanh trong thời gian từ 6 đến 12 tháng nếu vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm và buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp thu được.
Không chỉ xử phạt vi phạm hành chính, Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi và bổ sung năm 2017 cũng có quy định về tội đầu cơ tại Điều 196 như sau:
“Điều 196. Tội đầu cơ
1. Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Hàng hóa trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
…”
Trên đây là các thông tin liên quan đến vấn đề Đầu cơ là gì? Sự khác biệt giữa đầu cơ và đầu tư? Nếu bạn còn thắc mắc hay có những vấn đề pháp lý khác cần tư vấn, hãy liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ và giải đáp kịp thời.
Từ khóa » đầu Cơ Trong Chứng Khoán Là Gì
-
Đầu Cơ Trong Ngày – Wikipedia Tiếng Việt
-
Đầu Cơ Là Gì? Điểm Khác Biệt Giữa Đầu Cơ Và Đầu Tư
-
Đầu Cơ Là Gì? Những Sự Khác Biệt Giữa đầu Cơ Và đầu Tư?
-
Đầu Cơ Là Gì? Sự Khác Biệt Giữa đầu Cơ Và đầu Tư Trong Chứng Khoán
-
Đâu Là Sự Khác Biệt Giữa đầu Cơ Và đầu Tư? - Timo
-
Đầu Cơ Là Gì? Cần Lưu ý điều Gì Khi đầu Cơ Chứng Khoán? - DNSE
-
Bài Học Về đầu Tư Và đầu Cơ Trong Bối Cảnh Thị Trường Chứng Khoán ...
-
Đầu Cơ Là Gì? Đâu Là điểm Khác Biệt Giữa đầu Cơ Và đầu Tư? - Infina
-
Đầu Cơ Là Gì? Sự Khác Nhau Giữa Đầu Cơ Và Đầu Tư Ra Sao?
-
Đầu Cơ Là Gì? Đầu Cơ Và đầu Tư Khác Nhau Như Thế Nào? - Anfin
-
Đầu Cơ Là Gì? Khi Nào đầu Cơ Phải Chịu Trách Nhiệm Hình Sự?
-
Nhà đầu Cơ Là Gì? - Lộc Phát Land
-
Sự Khác Biệt Giữa đầu Tư Và đầu Cơ - PineTree Securities
-
Cổ Phiếu đầu Cơ Là Gì? Có Nên đầu Tư Cổ Phiếu đầu Cơ Không?