Đau Cơ Liên Sườn Và Những điều Bạn Cần Biết - Hapacol
Có thể bạn quan tâm
Đau cơ liên sườn có khả năng ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của cơ thể, khiến công việc cũng như sinh hoạt hàng ngày của bạn đảo lộn. Nguyên nhân phát sinh chủ yếu là chấn thương hoặc sử dụng nhóm cơ chạy dọc 2 bên xương sườn quá mức. Hãy cùng Hapacol tìm lời giải đáp qua bài viết dưới đây nhé.
Trong nhiều năm trở lại đây, đau cơ liên sườn đang là một trong những vấn đề sức khỏe được nhiều người quan tâm.
Tình trạng này có thể nhanh chóng biến mất sau vài tuần với một số cách giảm đau cơ tại nhà hiệu quả. Tuy nhiên, trong vài tình huống nghiêm trọng, bạn sẽ cần đến bệnh viện chữa trị.
Vậy, bạn đã biết gì về tình trạng đau cơ liên sườn? Nguyên nhân nào dẫn đến cơn đau khó chịu này? Làm thế nào để điều trị hiệu quả?
1. Đau cơ liên sườn là gì?
Trước tiên, bạn sẽ cần tìm hiểu đôi nét về cơ liên sườn. Đây là một nhóm cơ chạy dọc 2 bên xương sườn, bao gồm 2 nhóm ngoài và trong.
Nhiệm vụ chính của cơ liên sườn là duy trì sự cân bằng cũng như tham gia vào các hoạt động khác của cơ thể, chẳng hạn như di chuyển và các cử động cần dùng sức.
Đồng thời, cơ liên sườn còn đóng vai trò không nhỏ trong quá trình tập luyện thể chất hạng nặng và chơi thể thao với cường độ cao.
Do đó, đau cơ liên sườn chủ yếu xảy ra ở vận động viên và những người có thói quen rèn luyện thể chất quá độ.
Đau cơ liên sườn đại diện cho tình trạng nhóm cơ này đang chịu tổn thương, có nguy cơ dẫn đến viêm cũng như ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
Nếu không được điều trị sớm, vấn đề trên có khả năng lớn kéo theo một loạt biến chứng sức khỏe nghiêm trọng hơn.
2. Nguyên nhân và triệu chứng đau cơ liên sườn
Đau cơ liên sườn phát sinh do đâu?
Tình trạng đau nhói ở nhóm cơ chạy dọc 2 bên xương sườn chủ yếu liên quan đến những chuyển động mạnh đột ngột, chẳng hạn như các bài tập bụng Crunch hay Sit-up.
Bên cạnh đó, một số môn thể thao như bóng chày, quần vợt và đánh golf cũng có khả năng dẫn đến các triệu chứng đau cơ liên sườn.
Điều quan trọng mà bạn cần hiểu là ngoài việc lạm dụng nhóm cơ liên sườn quá mức, tình huống chấn thương ở khu vực này cũng khiến cơn đau cơ liên sườn phát sinh.
Mặt khác, một số yếu tố dưới đây cũng có mối liên hệ mật thiết với tình trạng đau cơ liên sườn, ví dụ như:
- Hắt hơi và ho mãn tính
- Ngồi một chỗ trong một thời gian dài
- Thường xuyên nâng hoặc khuân vác vật nặng
- Rèn luyện thể chất không đúng cách
- Ngồi sai tư thế
- Khu vực giữa bụng và ngực chịu tác động lớn
- Chèo thuyền hoặc chơi bowling không đúng tư thế
- Sai sót trong phẫu thuật dẫn đến tổn thương các mô ở nhóm cơ liên sườn
- Đau cột sống hoặc dây thần kinh liên sườn
- Viêm dây chằng
- Thiếu hụt vitamin và một số khoáng chất như sắt, magie…
- Thường xuyên sử dụng thức uống chứa chất kích thích như rượu, bia, cà phê…
- Có các thói quen sinh hoạt không lành mạnh, bao gồm thức quá khuya, thời gian ngủ và nghỉ ngơi không hợp lý…
Xem thêm: Những thông tin hữu ích về đau cơ bụng
Người bị đau cơ liên sườn biểu hiện ra sao?
Tùy vào nguyên nhân gây nên tình trạng này, những người bị đau cơ liên sườn có thể bộc lộ nhiều triệu chứng khác nhau. Một số dấu hiệu điển hình bao gồm:
- Cứng khớp, đặc biệt xảy ra vào buổi sáng, khi bạn thức dậy
- Đau nhức cơ sườn, sau đó nhanh chóng lan ra các khu vực khác như đau nhức sống lưng, bụng và nách
- Cơn đau nhói phát sinh ở khu vực dưới ngực
- Đau ở vùng trên bụng, đặc biệt khi bạn uốn cong, vặn người sang trái hoặc phải
- Các cơ có xu hướng suy yếu
- Vùng cơ liên sườn sưng tấy hoặc bầm tím
- Cảm thấy đau khi cười, hắt hơi, ho hoặc thở sâu
- Đau theo từng cơn hoặc đau âm ỉ kéo dài
Đau cơ liên sườn thường xảy ra trong quá trình co và giãn cơ. Tuy nhiên, đôi khi nó cũng có thể xảy ra trong lúc bạn nghỉ ngơi.
Nếu cơn đau phát sinh do căng cơ, tình trạng này có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu bạn tiếp tục cố gắng hoạt động. Thậm chí bạn cũng có khả năng bị rách cơ.
3. Bạn đã biết cách làm giảm đau cơ liên sườn chưa?
Đau cơ liên sườn hiện không còn là vấn đề sức khỏe hiếm gặp. Vì vậy, việc điều trị và phục hồi đang trở thành mối bận tâm của rất nhiều người.
Phần lớn trường hợp, cơn đau cơ liên sườn có khả năng thuyên giảm trong vòng vài tuần, nghiêm trọng hơn có thể kéo dài đến 4 – 6 tuần. Trong giai đoạn này, bạn sẽ cần được chăm sóc thích hợp để kiểm soát cơn đau.
Theo các chuyên gia, nếu không được điều trị hiệu quả, đau cơ liên sườn có khả năng gây ra những tác hại không mong muốn.
Tuy vậy, trước khi bạn sắp xếp công việc ổn thỏa để đến bệnh viện tiếp nhận điều trị, hãy thử áp dụng một số cách làm giảm đau cơ liên sườn như:
Phương pháp RIC
RIC là ký hiệu viết tắt từ:
- Rest (nghỉ ngơi): sự vận động có thể can thiệp đến công việc tự chữa lành của cơ thể. Do đó, lúc này, bạn nên tránh tất cả hoạt động liên quan đến thể thao hoặc có khả năng khiến cơn đau trở nên tệ hơn.
- Ice (đá): nước đá có thể hỗ trợ bạn xoa dịu cơn đau cũng như thuyên giảm tình trạng viêm. Tuy nhiên, hãy lưu ý không áp đá trực tiếp lên da nhé. Nhiệt độ thấp của đá có nguy cơ gây bỏng lạnh và làm hỏng mô.
- Compression (băng bó): dùng băng y tế quấn quanh khu vực cơ liên sườn sẽ giúp bạn hạn chế sưng, đồng thời trì hoãn việc điều trị một thời gian.
Lưu ý khi tiếp xúc với nhiệt
Bạn cần tránh tiếp xúc với nhiệt độ cao sau 72 giờ đầu tiên. Sau quãng thời gian này, bạn có thể sử dụng 1 miếng gạc đã nhúng qua nước ấm băng bó tại khu vực phát đau, nhằm hỗ trợ tăng lưu lượng máu ở vùng này.
Tương tự với phương pháp dùng nước đá phía trên, bạn không nên để nước nóng tiếp xúc trực tiếp với da. Ngoài ra, bạn cũng có thể thay thế miếng gạc bằng 1 chiếc túi chườm nhiệt hoặc chai nước nóng bọc trong khăn.
Một lưu ý khác là bạn chỉ nên thực hiện biện pháp này trong 15 – 20 phút rồi ngừng khoảng 1 giờ trước khi lặp lại.
Rèn luyện thể chất
Trong quá trình phục hồi, bạn có thể tham vấn ý kiến của bác sĩ về việc thực hiện một số bài tập nhẹ, chẳng hạn như:
- Bài tập co duỗi
- Các thao tác chống đẩy
- Một số động tác yoga
Xem thêm: Vì sao bạn bị đau cơ sau khi luyện tập thể thao?
Massage
Một số người đã từng trải nghiệm cơn đau cơ liên sườn cho biết massage có thể giúp bạn mau chóng thoát khỏi tình cảnh này.
Việc massage sẽ hỗ trợ “sắp xếp” lại các sợi collagen mới được sản sinh, cải thiện lưu lượng máu và thả lỏng những cơ đang co thắt.
Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn
Trong một số trường hợp, bạn có thể sử dụng nhóm thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAIDs) để giảm sưng và giảm đau cơ liên sườn.
Dùng nẹp lưng
Đôi khi nẹp lưng có thể hữu dụng trong trường hợp đau cơ liên sườn. Dụng cụ này sẽ hỗ trợ nhóm cơ trên, ngăn chúng nhận thêm thương tổn. Nếu bạn không thể nghỉ ngơi và phải cúi người hoặc nâng đồ vật liên tục, hãy thử áp dụng biện pháp này nhé.
Khi nào bạn nên đến bệnh viện chữa trị?
Thông thường, bạn sẽ cần vài tuần để thoát khỏi tình trạng đau cơ liền sườn. Trong một số trường hợp, cường độ đau có thể nghiêm trọng, khiến bạn khó chống đỡ. Lúc này, bạn sẽ cần đến bệnh viện chữa trị nếu gặp bất kỳ yếu tố nào dưới đây:
- Những cách làm giảm đau cơ liên sườn không đem lại kết quả như mong đợi sau 24 giờ kể từ khi áp dụng
- Bạn mất khả năng đi lại hoặc cử động
- Vùng bị chấn thương sưng tấy và đau nhức khó chịu
- Nhiệt độ cơ thể tăng cao
4. Một số biện pháp điều trị do bác sĩ chỉ định khi bị đau cơ liên sườn
Dùng thuốc chữa đau cơ
Đối với tình huống chấn thương nặng, bác sĩ có thể đề nghị bạn dùng một hoặc phối hợp nhiều loại thuốc chữa đau cơ theo toa nhằm kiểm soát cơn đau. Bạn cần lưu ý luôn tuân thủ quy định cũng như hướng dẫn của bác sĩ nhé. Ngoài ra, khi vừa dùng thuốc giảm đau, bạn nên tránh lái xe hoặc vận hành máy móc ngay sau đó.
Các loại thuốc chữa đau cơ thường dùng gồm:
- Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs)
- Thuốc giảm đau opioid
- Thuốc giãn cơ
Thực hiện vật lý trị liệu
Trong trường hợp chấn thương cơ nghiêm trọng, một số liệu pháp vật lý trị liệu hoặc phục hồi chức năng có thể cần thiết.
Nhóm cơ liên sườn góp mặt vào nhiều loại hoạt động cũng như phạm vi chuyển động của cơ thể. Do đó, đây là một trong những cơ dễ gặp chấn thương nhất.
Đặc biệt, tình trạng chấn thương dễ dàng tái phát ở những người thường xuyên hoạt động thể lực, ví dụ như vận động viên chuyên nghiệp.
Nhằm làm giảm cơn đau cơ liên sườn cũng như điều trị triệt để và phòng ngừa chấn thương tái phát, tùy vào thể trạng của bạn, bác sĩ sẽ lập ra chương trình tập luyện và phục hồi phù hợp.
Phẫu thuật
Thực tế, người bị đau cơ liên sườn hiếm khi phải lên bàn mổ. Tuy nhiên, nếu cơn đau của bạn bắt nguồn từ chấn thương cơ nghiêm trọng, chẳng hạn như rách cơ, phẫu thuật là điều cần thiết để đảm bảo vết thương được chữa lành đúng cách.
Vui lòng đăng nhập để dùng chức năng này
Từ khóa » Sườn Trái
-
Đau Hạ Sườn Trái Là Biểu Hiện Của Bệnh Gì? | TCI Hospital
-
Thường Xuyên Bị đau Mạn Sườn Trái | Vinmec
-
Những Nguyên Nhân Gây đau Vùng Mạn Sườn Trái - Báo Tuyên Quang
-
Triệu Chứng đau Hạ Sườn Trái Cảnh Báo Bạn Có Thế đang Mắc Bệnh
-
Hít Thở Sâu Bị Đau Sườn Trái - Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
-
Đau Hạ Sườn Trái Là Triệu Chứng Của Bệnh Gì? Có Nguy Hiểm Không?
-
Đau Xương Sườn: 6 Nguyên Nhân Có Thể Bạn Chưa Biết - Hello Bacsi
-
Ho Lâu Ngày; Dẫn đến Tức Sườn Trái Và Ngưc - Medlatec
-
Đau Hạ Sườn Trái Là Bệnh Gì? Các Thông Tin Cần Biết
-
Đau Tức Hạ Sườn Trái Là Bệnh Gì? Chữa Thế Nào? XEM NGAY
-
Bị đau Xương Sườn Bên Trái Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không?
-
Đau Sườn Trái Dưới Tim Là Biểu Hiện Bệnh Gì? | BvNTP
-
Đau âm ỉ ở Ngực Trái, đau Phần Ngực Trên Vú Trái, Có Khi Lại đau Bẹ ...