đầu Cốt /đầu Cos/ đầu Cosse/ đầu Cốt Dây điện
Có thể bạn quan tâm
ĐẦU CỐT /ĐẦU COS/ ĐẦU COSSE/ ĐẦU CỐT DÂY ĐIỆN
Đầu cốt (đầu cosse) là gì:
Đầu cốt (Coss) có tên tiếng Anh là COSSE hoặc Terminal là thiết bị kết nối trong ngành điện, có tác dụng truyền tải điện năng nhằm tăng khả năng dẫn điện giữ cáp điện với cáp điên hoặc giữa cáp điện với các thiết bị khác.
Ngoài ra người ta còn dùng đầu cốt trong hệ thống điện tử viễn thông, nơi tiếp xúc giữa các điểm để tránh gây ra hiện tượng nhiệt, đánh hồ quang gây hao mòn điện cũng như các thiết bị điện khi tiếp xúc.
Dưới đây là các loại đầu cốt phổ biến trên thị trường, hãy cùng Vinh Phát tìm hiểu ưu điểm, cách dùng, kích thước của từng loại nhé!
Các loại đầu cốt (đầu cos) trên thị trường, ưu điểm, kích thước và ký hiệu: Đầu cos bao giờ cũng có 1 đầu được bấm chặt với cáp điện. Chúng ta hãy căn cứ vào thông số kỹ thuật của dây dẫn để chọn đầu cos nhé. Nhớ là phải dựa vào đường kính trong của dây để chọn, vì đây là phần tiếp xúc giữa vật dẫn (conductor) với đầu cos.
Phân loại theo chất liệu: được phân chia thành 3 loại chính:
Đầu cốt (Cosse) đồng: Được làm từ đồng nguyên chất có khả năng dẫn điện cao
Đầu cốt (Cosse) nhôm: Được làm từ nhôm, giá thành rẻ
Đầu cốt (Cosse) đồng pha nhôm (lưỡng kim): Được cấu tạo từ hai chất liệu là đồng và nhôm nguyên chất, phần thân làm từ nhôm và phần đầu được làm từ đồng, kết hợp cả hai ưu điểm của hai loại chất liệu này là dẫn điện tốt và giá thành tương đối rẻ.
Phân loại đầu cốt theo hình dáng:
Có 6 loại đầu cốt chính:
Đầu cốt (Coss) bít SC: hay còn được gọi là đầu cốt đồng SC (đầu cốt trần/ cốt bít)
Đầu cốt SC được chế tạo bằng đồng nguyên chất 99.99% và được mạ kẽm. Đầu cốt SC loại chuẩn phải có khả năng làm việc trong điều kiện nhiệt độ từ -55˚C tới +150˚C.
Kích thước phổ biến: từ 6 đến 630, lỗ từ 6 đến 20, kích cỡ lỗ thể hiện theo mã hàng
Ví dụ: SC16-6 sẽ có lỗ 6 và cỡ cáp 16mm2.
Ưu điểm:
Không bị vỡ khi bóp dây.
Không bị gãy khi lắp đặt tủ điện.
Chịu dòng tốt và ổn định
Đầu cốt (Coss) chữ Y : có 2 loại
Đầu cốt phủ nhựa SV (cốt chữ Y/ cốt chĩa/ chẻ)
Đầu cốt trần SV (Coss chữ Y trần)
Thường loại nhựa có đầu bọc gen co cách điện các màu (xanh-đỏ-vàng) tương ứng với các loại dây (lạnh-nóng-trung tính).
Kích thước: đa dạng 1.5-2.5-5.5 phù hợp cho dây điều khiển dùng trong tủ bảng điện cũng như các dây nối điện trong gia dụng, cụ thể:
Cosse Y1.5 dùng cho dây đơn 0.75-2.00 mm
Cosse Y2.5 dùng cho dây đơn 0.75-4.00mm
Cosse Y5.5 dùng cho dây đơn 4.00-6.00
Đầu cốt (Coss) ghim capa đực/cái: chia làm 2 loại: đực và cái.
Loại đầu cốt (Coss) này có đầu bọc gen co cách điện các màu (xanh-đỏ-vàng) tương ứng với các loại dây (lạnh-nóng-trung tính).
Kích thước đa dạng 1.0-2.5-5.5 phù hợp với dây điều khiển dùng trong tủ bảng điện cũng như các dây nối trong điện gia dụng.
Đầu cốt (Coss) cái: hay gọi là đầu cốt cách điện phủ nhựa FDD/ đầu cốt (Coss) ghim capa dẹp FDD
Đầu cốt (Coss) đực: hay gọi là Đầu cốt cách điện phủ nhựa MDD/ đầu cốt (Coss) ghim capa dẹp MDD
Cosse Y5.5 dùng cho dây đơn 4-6.00mm.
Cosse Y5.5 cũng có thể được ứng dụng cho 2-3 dây 2.5mm hoặc nhỏ hơn.
Đầu cốt (Coss) pin dẹt (kim dẹt): Đầu cốt pin dẹp DBV
Là loại có đầu cắm dẹt, có cả loại trần và bọc nhựa. Các loại đầu bọc có đủ 3 màu xanh-đỏ-vàng tương ứng cho dây lạnh-nóng-trung tính.
Kích thước đa dạng 1.0-2.5-5.5 phù hợp cho dây điều khiển dùng trong tủ bảng điện cũng như các dây nối trong điện gia dụng.
Đầu cốt (Coss) LT ống rỗng: có 2 loại:
Đầu cốt pin rỗng đầu tròn phủ nhựa
Đầu cốt pin rỗng đầu tròn phủ nhựa đôi
Là loại rỗng ruột, thường có bọc gen co cách điện đủ 3 màu xanh-đỏ-vàng tương ứng với các dây lạnh-nóng-trung tính.
Kích thước đa dạng 1.0-2.5-5.5 phù hợp cho dây điều khiển dùng trong tủ bảng điện cũng như dây nối trong điện dân dụng.
Đầu cốt (Coss) trơn: hay còn được gọi là đầu cốt (Coss) khuyên có hai loại trần và bọc nhựa. Loại bọc nhựa cũng thường có đủ 3 màu xanh-đỏ-vàng tương ứng với các dây lạnh-nóng-trung tính.
Đầu cốt phủ nhựa RV
Đầu cốt trần RV
Kích thước đa dạng 1.5-2.5-5.5 phù hợp cho dây điều khiển dùng trong tủ bảng điện cũng như các dây nối trong điện gia dụng, cụ thể:
Cosse tròn 1.5 dùng cho dây đơn 0.75-2.00mm.
Cosse tròn 2.5 dùng cho dây đơn 0.75-4.00m.
Cosse tròn 5.5 dùng cho dây đơn 4.00-6.00mm.
Trên đây là các loại đầu cốt. Tuy nhiên, phụ kiện đi kèm với đầu cốt (Coss) là mũ chụp đầu cốt (Coss) cũng không thể thiếu.
Loại mũ chụp nào dùng để chụp vào đầu cốt (Coss) có tác dụng như lớp vỏ cách điện cho phần mang điện của đầu cốt (Coss) tiếp xúc với cáp điện. Mỗi loại đầu cốt (Coss) có thông số kĩ thuật khác nhau sẽ có loại mũ chụp đi kèm tương ứng. Vậy nên các bạn cũng cần lưu ý thông số kĩ thuật khi mua mũ chụp đầu cốt (Coss) nhé!
***
Hướng dẫn chọn đầu cốt/ chọn đầu cốt phù hợp:
Để đảm bảo đầu cốt (Coss) không bị vỡ khi bóp dây, không bị chảy lớp gen, không bị gãy khi lắp đặt tủ điện, chịu dòng tốt và ổn định, bạn nên lựa chọn địa điểm uy tín.
Sau khi hiểu rõ về đầu Cos, cũng như các loại đầu Cos, chúng ta cần dựa trên các tiêu chí, các bước sau để lựa chọn đầu Cos một cách chuẩn nhất
Đầu tiên, khi lựa chọn đầu cos bạn cần căn cứ theo mục đích sử dụng để có thể chọn đúng kích thước đầu cos.
Sau đó, dựa vào bán kính, tiết diện dây dẫn, các thông số kỹ thuật của dây cáp điện để chọn đầu cos phù hợp.
Lựa chọn đúng dây dẫn phù hợp với kích thước đầu cos sẽ tăng khả năng dẫn điện. Đồng thời, các thao tác khi bấm đầu cos dây điện sẽ diễn ra dễ dàng hơn.
Thông thường, khi chọn đầu cos dây điện bạn nên xem xét loại dây dẫn có tiết diện như thế nào. Bạn nên chọn đầu cos lớn hơn hoặc bằng tiết diện dây dẫn. Không nên chọn đầu cos quá nhỏ hoặc quá lớn. Bởi khả năng tiếp xúc sẽ kém hơn, kết nối giữa đầu cos và dây dẫn sẽ không chắc chắn và không đẹp. Để đảm bảo lựa chọn đầu cos chính xác nhất bạn nên đọc kỹ các thông số kỹ thuật của dây dẫn và đầu cos.
Chú ý: Tiết diện dây dẫn được quy định cũng chính là kích thước lõi
Ví dụ: Đầu Cos có thông số kĩ thuật là SC A-ØE
Trong đó:
-A: chỉ số tiết diện dây dẫn, đơn vị mm2.
– ØE: chỉ số kích thước lỗ tròn bắt ốc (thường chỉ số này cộng thêm 0.1-0.3mm).
Hơn nữa, khi chọn đầu Cos chúng ta cũng nên lưu ý về chiều dài L,B của đầu Cos SC.
Kỹ thuật bấm đầu cốt:
Chuẩn bị một số dụng cụ:
- Đầu cos dây điện
- Dây điện
- Kìm cắt
- Kìm bấm cos thủy lực
- Kéo
Cách thực hiện:
Bước 1: Đo khoảng cách của đầu cos, tuốt vỏ dây điện bên ngoài, thực hiện cẩn thận để không xén vào dây lõi.
Bước 2: Bo tròn dây điện lại để diện tích của dây nhỏ hơn.
Bước 3: Luồn dây vào đầu cos, đặt dây đúng vị trí.
Bước 4: Dùng kìm bấm thủy lực để bấm đầu cos vào dây điện.
Bước 5: Test xem việc bấm đầu cos dây điện đã chuẩn chưa, có thể sử dụng được không. Nếu mọi thứ Ok thì xin chúc mừng, bạn đã tiến hành bấm đầu cos dây điện rất tốt.
Cách bấm đầu cos dây điện
Chọn đầu cos: tùy vào mục đích sử dụng và bán kính, tiết diện dây dẫn, các thông số kỹ thuật dây cáp điện, chọn loại đầu cốt phù hợp.
Lưu ý không nên chọn đầu cos quá nhỏ hoặc quá lớn. Bởi khả năng tiếp xúc sẽ kém hơn, kết nối giữa đầu cos và dây dẫn sẽ không chắc chắn và không đẹp. Để đảm bảo lựa chọn đầu cos chính xác nhất bạn nên đọc kỹ các thông số kỹ thuật của dây dẫn và đầu cos.
Các bạn nên chọn các loại đầu cốt điện có thương hiệu uy tín để tránh trường hợp rủi ro như chập điện gây tiêu hao điện năng nghiêm trọng hơn có thể gây cháy nổ
Cách sử dụng kìm bấm cos
Bước 1: Bạn chèn dây trần vào đầu nối, tiếp đến hãy chèn đầu cos muốn bấm vào đầu ép của kìm bấm cos.
Bước 2: Hãy bóp tay cầm với lực mạnh nhất để các crimper mở ra. Bạn nhớ kiểm tra các thiết bị đầu cuối khi đã uốn xong. Hãy đảm bảo rằng tất cả các sợi dây đều nằm trong thùng uốn.
Bước 3: Tiến hành điều chỉnh các đai ốc trên kìm bấm cos. Bạn hãy xoay bộ phận khóa điều chỉnh cho đến lúc dây cáp và đầu cos đã gắn chặt với nhau rồi hãy tiến hành bấm cos.
Bạn đã sử dụng kìm bấm cos đúng cách chưa?
Một số lưu ý khi bấm đầu cốt:
Hãy loại bỏ hết các góc cạnh sắc nhọn trên đầu cos khi đã bấm cos xong.
Các thiết bị đầu cuối dùng trong công việc sửa chữa phải đạt chuẩn quy định về sơ đồ kết nối dây điện
Luôn tắt nguồn điện để đảm bảo an toàn khi sử dụng. Tốt nhất, khi sử dụng kìm bấm cos, người dùng nên mặc đồ bảo hộ để tránh các vụn đầu cos, mảnh dây cáp văng trúng.
Các dụng cụ kìm bấm cos nên bảo quản cẩn thận, để xa tầm tay của trẻ nhỏ. Đặc biệt, các loại kìm đang gắn nguồn điện cấp lực như bơm điện, bơm tay có thể gây nguy hiểm cho trẻ nếu tiếp xúc với các thiết bị này!
***
Cuối cùng, với những thông tin trên, Vinh Phát mong rằng sẽ giúp anh chị và các bạn có thể chọn cho mình loại đầu cốt thích hợp, chất lượng và sử dụng thành công!
Công ty TNHH Kỹ Thuật Vinh Phát ( VPE )
Địa chỉ: 73A Hoàng Diệu 2, Phường Linh Trung, Thành phố Thủ Đức, TP.HCM
ĐT: 0888 44 88 99 (Mr Vương) – 0978 63 73 78 (Ms Mi) – 0909 63 73 78 (Ms Vì)
Email : Info@khaiphat.com.vn – vuong@khaiphat.com.vn
Website: https://khaiphat.com.vn/
Từ khóa » Bọp đầu Cốt
-
100 Chiếc Bọc Nhựa đầu Cos, Chụp đầu Cốt TIC3.5 Nichifu Nhật Bản
-
Bảng Giá đầu Cos đồng, Nhôm, Mũ Chụp - Etinco
-
Bảng Giá Mũ Chụp đầu Cos Các Loại - Thiên Lộc Phát
-
Đầu Cốt (Coss) Là Gì? Các Loại đầu Cốt (Coss) Phổ Biến - Hoàng Vina
-
Đầu Cốt đồng Bóp Dây Cáp điện - COS ĐỒNG ĐÚC - Sendo
-
Đầu Bọp, đầu Kẹp, đầu Cos, Cọc Bình ắc Quy Cỡ To (cọc 15)
-
Kìm Bóp đầu Cốt Chất Lượng, Giá Tốt 2021
-
Mũ Chụp đầu Cốt, Chụp đầu Cốt Cách điện
-
Mũ Nhựa Bọc đầu Cos điện 3 Màu - Thiết Bị điện
-
Bảng Giá đầu Cosse Năm 2022 - Thiết Bị điện Công Nghiệp
-
Đầu Cos Các Loại Cách đọc Thông Số Hướng Dẫn Cách Bấm Và Chọn ...
-
Bộ đầu Cốt Máy Hàn 35-50
-
Cách Bấm đầu Cos Dây điện Và Hướng Dẫn Chọn đầu Cos - Vhcorp