Đau Cuống Bao Tử: Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Điều Trị
Có thể bạn quan tâm
Đặt lịch hẹn
Bác sĩ CKII BÁC SĨ TRẦN THỊ HƯƠNG LAN
Trung tâm Thuốc dân tộc – Cơ sở TP Hồ Chí Minh
Đặt lịch
Đau cuống bao tử là một trong những bệnh về đường tiêu hóa xảy ra phổ biến. Mức độ nguy hiểm của bệnh tương đương với viêm loét dạ dày. Vì là nơi tiêu hóa thức ăn để đưa các chất dinh dưỡng đi nuôi cơ thể nên khi cuống bao tử gặp vấn đề hoặc bị đau, chức năng tiêu hóa bị sẽ bị suy giảm, toàn bộ cơ quan khác trong cơ thể bị ảnh hưởng.
Đau cuống bao tử là gì?
Cuống bao tử được xác định là đoạn đầu của bao tử, nằm dưới vùng thượng vị ngay sát tâm môn và khá ngắn. Đây là nơi tiếp nhận nước và thức ăn được dung nạp vào cơ thể từ thực quản, sau đó đưa vào dạ dày. Cuối cùng co bóp để trộn đều thức ăn, đồ uống cùng với dịch vị tiêu hóa dạ dày.
Đau cuống bao tử thể hiện cho tình trạng cuống bao tử bị viêm và bị tổn thương do sự tác động của các tác nhân gây hại tồn tại bên trong cơ thể. Từ đó hình thành nên những cơn đau dữ dội hoặc âm ỉ kéo dài khiến bệnh nhân thường xuyên có cảm giác khó chịu. Đồng thời làm ảnh hưởng đến sức khỏe, các hoạt động sinh hoạt thường ngày và chất lượng đời sống.
Nguyên nhân gây đau cuống bao tử
Theo các chuyên khoa, đau cuống bao tử xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Bao gồm:
- Nhiễm vi khuẩn Hp
Vi khuẩn Hp sau khi xâm nhập vào dạ dày sẽ tác động đến lớp niêm mạc và phá hủy lượng chất nhầy tồn tại ở vị trí này. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi để dịch vị dạ dày ăn mòn lớp niêm mạc dẫn đến viêm nhiễm, hình thành ổ viêm kèm theo cảm giác đau nhói.
- Hút thuốc lá và lạm dụng rượu bia
Hút thuốc lá và lạm dụng rượu bia không chỉ làm suy giảm chức năng gan, thận mà còn khiến cuống bao tử và dạ dày bị tổn thương, đồng thời gây ra nhiều bệnh lý nghiêm trọng. Điều này xuất hiện là do chất nicotin và nồng độ cồn có khả năng kích thích niêm mạc dạ dày, tăng tiết dịch vị, gây viêm loét và đau nhói.
- Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học
Các thói quen sinh hoạt thiếu khoa học như sử dụng thực phẩm tái sống, ăn uống không đảm bảo vệ sinh, để bụng quá đói hoặc ăn quá no, thường xuyên bỏ bữa, ăn trước khi đi ngủ… có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh đau cuống bao tử.
- Lạm dụng thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh
Việc lạm dụng các hoạt chất có trong thuốc giảm đau và thuốc kháng sinh sẽ ức chế quá trình sản xuất prostaglandin (hoạt chất mang nhiệm vụ bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày). Ngoài ra việc lạm dụng thuốc sẽ khiến cơ thể mất cân bằng chất bảo vệ và chất tấn công trong dạ dày. Hơn thế lượng acid không được trung hòa khiến lớp niêm mạc bị bào mòn dẫn đến loét và đau.
- Stress, căng thẳng kéo dài
Stress, căng thẳng kéo dài là những yếu tố có khả năng kích thích làm tăng tiết acid dịch vị trong dạ dày. Đồng thời khiến dạ dày co bóp nhiều hơn, tình trạng đau cuống bao tử hình thành và phát triển.
- Nguyên nhân khác
Ngoài những nguyên nhân nêu trên tình trạng đau cuống bao tử có thể xảy ra do một số nguyên nhân ít phổ biến khác. Cụ thể như nhiễm ký sinh trùng, nhiễm nấm, dạ dày bị tổn thương và xuất hiện vết loét, rối loạn chức năng dạ dày, xuất huyết dạ dày, trào ngược dịch mật…
Triệu chứng của bệnh đau cuống bao tử
Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và mức độ tổn thương, bệnh nhân sẽ mắc phải một hoặc nhiều triệu chứng được liệt kê dưới đây:
- Xuất huyết đường tiêu hóa (dạ dày)
Người bệnh không thể nhận biết được hiện tượng xuất huyết đường tiêu hóa đang xảy ra cho đến khi đi đại tiện ra máu. Lúc này thành dạ dày tiết một lượng máu nhỏ. Lượng máu này thoát ra và chảy vào ống tiêu hóa dẫn đến máu lẫn vào phân.
- Ợ nóng, ợ chua
Ợ nóng, ợ chua là triệu chứng thường xảy ra khi bạn bị đau cuống bao tử. Tuy nhiên triệu chứng này thường dễ bị nhầm lẫn với một số vấn đề và bệnh lý khác liên quan đường tiêu hóa. Điển hình như đau dạ dày, viêm dạ dày, viêm loét thực quản, trào ngược dạ dày thực quản.
- Đau vùng thượng vị
Cơn đau xuất hiện tại vùng thượng vị (trên rốn và dưới mũi ức), vài ngày sau phát triển và lan rộng ra sau lưng, lên ngực. Cơn đau thường xuyên tái phát và tăng mức độ nghiêm trọng khiến bệnh nhân luôn cảm thấy khó chịu.
- Buồn nôn và nôn ói
Đau cuống bao từ bắt nguồn từ việc lớp niêm mạc dạ dày bị kích thích và bị tổn thương. Điều này khiến quá trình tiết dịch vị tiêu hóa thức ăn gặp vấn đề và bị rối loạn. Từ đó gây ra cảm giác buồn nôn và nôn ói.
- Chướng bụng, đầy hơi
Chướng bụng, đầy hơi là tình trạng xảy ra phổ biến khi bị đau cuống bao tử. Tình trạng này nếu thường xuyên xảy ra sẽ khiến bệnh nhân chán ăn, ăn không ngon miệng, sụt cân, cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
Đau cuống bao tử có nguy hiểm không?
Đau cuống bao tử thường không gây nguy hiểm và có thể được kiểm soát bằng phương pháp nội khoa. Tuy nhiên nếu chủ quan trong việc điều trị, bệnh sẽ làm suy giảm suy giảm chất lượng cuộc sống, gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tổng thể cũng như toàn bộ cơ quan khác trong cơ thể.
Ngoài ra nếu không sớm thăm khám và điều trị, bệnh nhân còn có nguy cơ cao bị tụt huyết áp, chảy máu tiêu hóa, rách thực quản, suy nhược cơ thể, mệt mỏi…
Chính vì thế, ngay khi nhận thấy cơn đau xuất hiện tại vùng thượng vị kèm theo các triệu chứng khác, người bệnh cần đến bệnh viện và nhờ sự giúp đỡ của nhân viên y tế.
Các phương pháp chẩn đoán đau cuống bao tử
Để chẩn đoán đau cuống bao tử, bác sĩ chuyên khoa sẽ dựa trên các biểu hiện lâm sàng và tiền bệnh sử.
Tuy nhiên bệnh không có triệu chứng đặc trưng, các biểu hiện của bệnh tương tự như những vấn đề, bệnh lý khác liên quan đến hệ tiêu hóa. Do đó ngay sau khi chẩn đoán lâm sàng, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn thực hiện thêm một số xét nghiệm. Phổ biến nhất là siêu âm và nội soi dày – thực quản.
Trong trường hợp bệnh nhân bị nghi ngờ đau cuống bao tử do nhiễm vi khuẩn Hp, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành sinh thiết để xác định sự có mặt của chủng vi khuẩn này. Mẫu thử lấy ra từ quá trình nội soi dạ dày – thực quản sẽ được đưa vào phòng xét nghiệm ngay sau đó để sớm có kết quả chẩn đoán.
Đau cuống bao tử được điều trị như thế nào?
Dựa vào những tổn thương thực thể, mức độ nghiêm trọng của bệnh lý, bác sĩ chuyên khoa sẽ xem xét và yêu câu bạn áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp. Trong đó sử dụng thuốc là phương pháp được ưu tiên trong tất cả các trường hợp bị đau cuống bao tử.
1. Điều trị đau cuống bao tử bằng mẹo dân gian
Bệnh nhân bị đau cuống bao tử có thể sử dụng một số loại thảo dược thiên nhiên trong trường hợp bệnh nhẹ.
Cách điều trị đau cuống bao tử bằng gừng tươi
Tác dụng: Kháng viêm và chống khuẩn; Cải thiện cơn đau, phòng ngừa và cầm máu.
Cách thực hiện:
- Loại bỏ vỏ, rửa sạch và thái thành từng lát mỏng
- Cho gừng vào bình thủy tinh, thêm dấm sao cho ngập phần gừng
- Đậy kín nắp và đặt ở những nơi khô ráo trong một tuần
- Khi cần, lấy 2 – 3 lát gừng để nhai kỹ và nuốt từ từ
- Để giảm đau cuống bao tử người bệnh kiên trì sử dụng gừng ngâm dấm từ 1 – 2 lần/ngày hoặc khi cơn đau xuất hiện
- Bảo quản thuốc trong tủ lạnh để dùng dần.
Cách điều trị đau cuống bao tử bằng lá tía tô
Tác dụng: Giảm đau và chống viêm; Phòng ngừa viêm loét xuất hiện và lan rộng.
Cách thực hiện:
- Mang lá tía tô rửa sạch
- Tiếp tục sát khuẩn lá tía tô bằng nước muối loãng
- Vớt lá tía tô ra ngoài và cho vào nồi sắc cùng với 500ml nước lọc
- Sau 15 phút, tắt bếp, uống nước lá tía tô khi còn ấm nóng
- Người bệnh kiên trì áp dụng cách điều trị đau cuống bao tử bằng lá tía tô mỗi ngày một lần cho đến khi bệnh thuyên giảm.
Xem thêm: 7+ Bài Thuốc Dân Gian Chữa Đau Dạ Dày Hiệu Quả, Dễ Kiếm
2. Sử dụng thuốc Tây y điều trị đau cuống bao tử
Việc sử dụng thuốc điều trị đau cuống bao tử sẽ giúp người bệnh nhanh chóng kiểm soát cơn đau, giảm viêm và khắc phục các triệu chứng đi kèm.
Thông thường để điều trị đau cuống bao tử, bác sĩ chuyên khoa sẽ cho bạn sử dụng riêng lẻ hoặc sử dụng kết hợp các loại thuốc điều trị sau:
- Thuốc kháng acid: Nhóm thuốc này có tác dụng ức chế quá trình tăng tiết dịch vị. Đồng thời trung hòa hydrochloric acid (HCl) được sản sinh trong dịch vị tiêu hóa ở dạ dày. Mylanta, Mucosta và Sucralfat là các loại thuốc kháng acid được sử dụng phổ biến.
- Thuốc kháng histamin H2: Thuốc kháng histamin H2 được sử dụng với mục đích bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày khỏi sự tác động của các histamin gây hại. Một số loại thuốc kháng histamin H2 thường được sử dụng là Pepcid AC, Subsalicylat Bismuth.
- Thuốc giảm đau: Đối với những trường hợp nặng, cơn đau thường xuyên tái phát, đau dai dẳng hoặc đau dữ đội làm ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt, bác sĩ chuyên khoa sẽ ghi cho bạn một đơn thuốc có chứa thuốc giảm đau.
- Thuốc kháng sinh: Nhóm thuốc này không có khả năng giảm đau nhưng lại có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn Hp cũng như điều trị bệnh lý nguyên nhân.
- Thuốc chống viêm: Nhóm thuốc này có tác dụng điều trị và ngăn ngừa sự lây lan của tình trạng viêm loét.
Lưu ý an toàn:
- Bệnh nhân bị đau cuống bao tử chỉ nên sử dụng thuốc điều trị khi bác sĩ chuyên khoa yêu cầu và có hướng dẫn liều dùng.
- Người bệnh tuyệt đối không được tự ý mua các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh hay thuốc chống viêm để sử dụng mà không được sự tư vấn của bác sĩ. Đồng thời không tự ý thay đổi liều dùng. Bởi điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc phải nhiều tác dụng không mong muốn.
Biện pháp phòng ngừa đau cuống bao tử
Để phòng ngừa tình trạng đau cuống bao tử xảy ra và phát triển theo chiều hướng xấu, bạn nên loại bỏ thói quen xấu, duy trì thói quen khoa học, đồng thời áp dụng một chế độ ăn uống lành mạnh.
1. Chế độ ăn uống lành mạnh
- Hạn chế sử dụng những loại thực phẩm có khả năng kích thích niêm mạc dạ dày
- Hạn chế sử dụng rượu bia, cà phê, trà đặc, chất kích thích khác.
- Duy trì chế độ dinh dưỡng giàu vitamin, chất xơ và khoáng chất
- Ưu tiên sử dụng những món ăn dễ tiêu hóa như cháo, canh, súp, món luộc hoặc hấp…
2. Duy trì thói quen sinh hoạt khoa học
- Sau khi ăn, bạn nên dành từ 30 – 60 phút để nghỉ ngơi, thư giãn
- Duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao mỗi ngày
- Tránh lạm dụng thuốc hoặc tự ý sử dụng thuốc điều trị để tránh phát sinh cơn đau cuống bao tử và nhiều tác dụng phụ không mong muốn khác.
- Hạn chế căng thẳng, tránh để công việc tạo áp lực khiến cơ thể mệt mỏi và gây đau. Bởi điều này có thể khiến cơn đau dạ dày và đau cuống bao tử nhanh chóng phát sinh.
- Khám sức khỏe định kỳ để sớm phát hiện bệnh lý và có những biện pháp xử lý phù hợp.
Đau cuống bao tử thường không gây nguy hiểm. Bên cạnh đó bệnh có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau. Hy vọng những thông tin trên đây, đặc biệt là gợi ý bài thuốc Sơ can Bình vị tán có thể giúp bạn nhanh chóng chấm dứt bệnh lý này.
Có thể bạn quan tâm:
- Đau Bao Tử Buồn Nôn Mệt Mỏi Nên Làm Gì?
- Đau dạ dày có nên ăn xôi không hay kiêng hoàn toàn
Từ khóa » Cuống Bao Tử
-
Đau Cuống Bao Tử: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Điều Trị
-
Viêm Cuống Dạ Dày: Nguyên Nhân Và Phương Pháp Điều Trị
-
Đau Cuống Bao Tử Nguy Hiểm Không? Dấu Hiệu, Điều Trị - VCEP
-
Đau Cuống Bao Tử: Triệu Chứng, Nguyên Nhân, Cách điều Trị!
-
Cách Khắc Phục Bệnh đau Cuống Bao Tử Hiệu Quả Lành Tính
-
Đau Bao Tử: Vị Trí, Dấu Hiệu Và Cách điều Trị - Vinmec
-
Đau Cuống Bao Tử Là Gì? Nguyên Nhân, Biểu Hiện Và Điều Trị
-
Đau Dạ Dày (Bao Tử): Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Điều Trị AN ...
-
Loét Bao Tử - Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Phòng Tránh
-
ĐAU CUỐNG BAO TỬ LÀ GÌ VÀ CÁCH CHỮA BẰNG GỪNG TƯƠI
-
Đau Cuống Bao Tử: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị
-
Đau Cuống Bao Tử Là Gì? Có Nguy Hiểm Không? - Vì Cộng đồng
-
Đau Cuống Bao Tử Là Gì? Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Cách điều Trị 2020