Đau đâu... Cạo đó! - Tuổi Trẻ Online
Có thể bạn quan tâm
Phóng to |
Cạo cả 10 phút, bỗng đứa con gái hốt hoảng la lớn: “Má, má, miệng ba méo xẹo rồi!”. Lúc đó bà mới nhìn thấy miệng ông đã lệch hẳn sang một bên, thở khò khè. Xe cấp cứu đưa ông tới bệnh viện. Nhìn các vết bầm do cạo gió, vị bác sĩ trực kêu trời: "Ổng bị cao huyết áp, vừa dậy đã phải uống thuốc, thấy ông té xuống phải gọi xe cấp cứu ngay. Bà làm vậy là hại ông ấy rồi!"…
Bà Trần Thị L., 49 tuổi, đang ở giai đoạn tiền mãn kinh nên đau nhức thường xuyên. Mấy người bạn già chỉ cho bà: cạo gió hết liền, khỏi uống thuốc. Mỗi ngày bà đều nhờ cô hàng xóm đến cạo theo kiểu "đau đâu cạo đó". Riết rồi người bà thâm tím như quả cà chua nát nhưng đau vẫn hoàn đau. Anh Hữu Ng., 56 tuổi bị chứng goute (thống phong) cũng được bà xã cạo gió miệt mài... Anh bảo: "Lúc cạo đỡ thật, sau lại đau!".
Rồi sau cả năm "cạo gió chữa thống phong" các khớp ngón chân của anh mỗi đợt "cạo" lại phình ra một ít, bây giờ chúng tạo thành "cục", đau nhức suốt ngày đêm, đặc biệt mỗi khi cử động. Cháu Đào Anh T., 9 tuổi, thỉnh thoảng đột ngột lăn quay ra đất, giãy giụa, sùi bọt mép, gia đình cũng đè ra cạo gió. Mãi sau đưa đi bệnh viện, bác sĩ bảo: “Cháu bị động kinh, phải uống thuốc mỗi ngày để tránh lên cơn….”.
Tại sao bà con mình lại cạo gió? Theo Đông y, từ hàng ngàn năm trước đây, tổ tiên ta đã có thuật "cạo gió". Nguyên nhân là ra ngoài gió lạnh, "tà khí" xâm nhập vào cơ thể qua da gọi là "phong hàn". "Phong hàn" qua "biểu" (da) vào đường kinh làm tắc nghẽn gây nhức đầu, đau mỏi cổ, ê ẩm toàn thân; nặng thì thấy ớn lạnh, sốt nhẹ. Các thầy lang chẩn bệnh là "cảm phong hàn". Đông y có câu "thống bất thông" để chỉ sự lưu thông của khí bị ngừng trệ. Khi xức dầu nóng trên da rồi dùng miếng sừng mỏng hay thẻ bài "cạo" nhẹ, vùng được cạo từ từ đỏ ửng lên. Đó là "gió" đang "thoát" ra ngoài.
Đến nay mọi chuyện dần sáng tỏ. Người nào "chính khí" (sức mạnh của cơ thể) yếu thì tà khí mới xâm nhập và sinh bệnh. Khí lạnh thâm nhập vào da sẽ làm các mạch máu ở da co lại, dinh dưỡng đến da kém đi. Nếu chúng ta dùng dầu làm nóng vùng da bị đau, mạch máu sẽ giãn nở, các bạch cầu giống như "đội bảo vệ" sẽ kéo quân đến tiêu diệt yếu tố gây bệnh. Hệ thống miễn dịch rung động, trung tâm điều hòa nhiệt độ ở não cũng nhận tín hiệu SOS.
Bởi thế nếu cạo gió hay dùng dầu nóng thoa lên rồi massage, bấm huyệt…lại kèm theo viên thuốc cảm, ăn cháo giải cảm với nhiều tiêu, hành, tía tô, kinh giới… toàn thân bừng bừng lên, người vã mồ hôi là lúc ta khỏi bệnh. Vậy thì khi nào nên cạo gió? Các bạn gái trẻ ra đường mặc mô-đen áo hai dây, đi chơi khuya, phóng xe phân khối lớn vù vù, những phần "hở" như ngực, vai, cánh tay, cổ được gió lạnh ùa vào "chiếm đóng".
Theo Đông y thì đầu, vai là khí của Tỳ và khuỷu tay là khí của Phế, cả hai nơi này bị nhiễm lạnh thì về nhà bạn bắt đầu hắt hơi, sổ mũi, ho, nhức mỏi hai vai, cổ, lưng. Nếu không có bệnh tim mạch thì xức dầu nóng, cạo gió, mặc ấm sẽ giúp bạn đỡ đau. Tuy nhiên nếu đã sốt, ho thì cạo gió cũng vẫn phải uống thuốc cảm mới mong hết bệnh.
Bà con mình đừng lạm dụng cạo gió tới mức mấy cô gái bị đau bụng cũng đè ra cạo, cảm nắng, viêm khớp, sỏi thận gây đau lưng… cũng cạo lấy cạo để. Không thấy đỏ thì cạo sồn sột, cạo tan tành những mạch máu nuôi da ở vùng đó đến mức chúng vỡ bung xuất huyết rồi bảo thân chủ rằng: "Gió bầm tím cả, nhờ tôi "trục" nó ra không thì có mà đau nhức suốt đêm không ngủ được!".
Người được cạo nghe thế bèn ngộ nhận rằng khỏe thật bởi đây là nguyên lý "phản xạ mạnh ức chế phản xạ yếu", chỗ bị "cạo ào ào" đau nhiều hơn cái đau âm ỉ ở bên trong. Đã thế lại thêm món dầu bôi bôi, xức xức nóng rừng rực, khung cảnh rất chi là "chăm sóc" nên cảm thấy khỏe là điều tất yếu! Muốn cạo gió đúng cũng cần phải hiểu biết nguyên lý cơ bản và kỹ thuật. Chẳng hạn cảm, buồn nôn do lạnh thì cạo hai bờ vai lên đến cổ, dọc cột sống vùng xương bả vai. Cảm lạnh có ho cạo hai bên ngực, đầy bụng do lạnh cạo dưới mũi ức….
Cạo mạnh hay nhẹ? Chỉ cần cạo nhẹ bằng thẻ bài, miếng sừng khi ửng đỏ là đạt yêu cầu, không dùng kim loại như muỗng inox, đồng xu miết mạnh tay làm xuất huyết dưới da rồi bảo là "gió". Vùng xuất huyết sẽ tạo cơ hội cho "tà khí" xâm nhập vào cơ thể nhanh hơn và người được cạo sẽ dễ nhiễm lạnh hơn. Nhiều bà mẹ sẽ hỏi: "Có cạo gió cho trẻ không?".
Nhi khoa có câu "Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ lại", các triệu chứng bệnh của trẻ diễn biến rất nhanh, da trẻ mỏng, dễ bị tổn thương nên các bà mẹ đừng bắt bé cạo gió. Đã có hình ảnh hai người lớn đè một đứa trẻ xuống rồi "bà lang dạo" dùng muỗng cạo đến trầy da đứa trẻ, mặc cho nó la hét, giãy giụa van xin… tha mạng. Chẳng biết cạo như thế "gió" có "chạy" ra không nhưng chấn thương tâm lý của trẻ thì theo trẻ mãi suốt cuộc đời.
Chẳng may một bé bị sốt mà bà mẹ cạo gió thì khi đến bệnh viện bác sĩ sẽ nhầm lẫn giữa sốt xuất huyết và các bệnh khác. Có một con số thống kê cũng nên thông báo để bà con mình cân nhắc: Năm 1975-1976 đã có 50 Việt kiều mình ở Mỹ bị tử vong vì tai biến mạch não mà người nhà cứ đè ra cạo gió. Cạo gió không phải phương cách thần diệu để chữa bá bệnh, vì vậy bà con ta nên cân nhắc trước khi xuất "chưởng" cạo gió cho người thân quen, không khéo lại "làm ơn mắc oán" thì nguy!
BS TỊT TUỐT
Tuổi Trẻ Cười số 338 (ra ngày 15-8-2007) hiện đã có mặt tại các sạp báo. Mời bạn đọc đón mua để thưởng thức được toàn bộ nội dung của ấn phẩm này. Chúc bạn đọc có thật nhiều thời gian thư giãn thoải mái! |
Từ khóa » Cạo Gió Cực đới Là Gì
-
SAM Beauty NAIL - CẠO GIÓ CỬU ĐỚI CÓ CÔNG DỤNG GÌ? Khi ...
-
Cạo Gió – Wikipedia Tiếng Việt
-
Cạo Gió Bài Bản Và Khoa Học
-
Top 15 Cạo Gió Cực đới Là Gì
-
CẠO GIÓ CỬU ĐỚI Trong Gội đầu Dưỡng Sinh Giúp Cải Thiện Tuần ...
-
Bác Sĩ Tại Nhà: Có Nên Cạo Gió Khi Bị Cảm Cúm? - Hànộimới
-
Câu 2: Cơ Sở Phân Loại Bão, áp Thấp Nhiệt đới ?
-
Các Loại Hình Thiên Tai
-
Câu 2: Cơ Sở Phân Loại Bão, áp Thấp Nhiệt đới ? - TT KTTV Nam Bộ
-
6. KHÍ HẬU - Địa Chí Đà Lạt
-
Vị Trí, đặc điểm địa Lý Tự Nhiên đối Với Sự Tiến Hóa Tự Nhiên