Đau đầu Chóng Mặt Buồn Nôn Có Phải Mang Thai? - Ferrovit

Skip to content Trang chủ Chia sẻ từ Iron Woman Đau đầu chóng mặt buồn nôn có phải mang thai? Đau đầu chóng mặt buồn nôn có phải mang thai?

Tham vấn y khoa: BS. Nguyễn Thường Hanh

Tình trạng đau đầu, chóng mặt là biểu hiện thường gặp và có thể đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, đối với chị em phụ nữ tình trạng này có thể là dấu hiệu báo vui. Vậy đau đầu chóng mặt buồn nôn có phải mang thai hay không?

Để có được câu trả lời đầy đủ về các biểu hiện mang thai cũng như cách điều trị chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, bạn hãy tham khảo phần nội dung bên dưới đây.

I. Các dấu hiệu thường gặp khi mang thai

Các dấu hiệu và triệu chứng ban đầu phổ biến nhất của thai kỳ có thể bao gồm:

  • Chậm kinh (Thời gian quá 1 tuần so với chu kỳ thông thường).
  • Cảm thấy lồng ngực bị đau, đầu ti căng cứng.
  • Tình trạng hay ốm nghén thường bắt đầu xuất hiện vào khoảng một tháng sau khi bạn mang thai. Tuy nhiên, một số chị em sẽ cảm thấy buồn nôn sớm hơn và cũng có những trường hợp không phải trải qua cảm giác này.
  • Số lần đi tiểu nhiều hơn. Bạn sẽ thấy mình đi tiểu thường xuyên hơn bình thường do lượng máu trong cơ thể tăng lên khi mang thai, khiến thận xử lý thêm chất lỏng dồn vào bàng
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi, uể oải và buồn ngủ nhiều hơn bình thường.
  • Ợ chua, khó tiêu thường xuyên. Sự thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ đầu mang thai có thể khiến bạn cảm thấy đầy hơi, tương tự như cảm giác khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt.
  • Xuất hiện máu báo thai. Đây là một trong những dấu hiệu đầu tiên của việc mang thai. Tình trạng này xảy ra khi trứng đã thụ tinh bám vào niêm mạc tử cung và bắt đầu làm tổ. Máu báo thai thường sẽ xuất hiện khoảng 10 đến 14 ngày sau khi thụ thai thành công. Tuy nhiên, không phải chị em phụ nữ nào cũng có dấu hiệu này.

Xem ngay: Nguyên nhân gây suy nhược cơ thể

  • Bị chuột rút. Một số chị sẽ bị chuột rút nhẹ do tử cung đang nở ra trong thời kỳ đầu của thai kỳ.
  • Táo bón. Sự thay đổi nội tiết tố khiến hệ tiêu hóa của bạn hoạt động chậm lại, có thể dẫn đến táo bón.
  • Cảm thấy chán ăn. Khi bắt đầu mang thai, bạn có thể trở nên nhạy cảm hơn với một số mùi nhất định và vị giác của bạn có thể thay đổi. Giống như hầu hết các triệu chứng khác của thai kỳ, những sở thích ăn uống này có thể phụ thuộc vào sự thay đổi nội tiết tố.
  • Nghẹt mũi. Tăng lượng hormone và sản xuất máu có thể khiến màng nhầy trong mũi sưng lên, khô và dễ chảy máu. Điều này có thể khiến bạn bị nghẹt mũi hoặc chảy nước mũi.
Xem ngay: Đau đầu trong những ngày "đèn đỏ": Làm sao để khắc phục?

đau đầu chóng mặt buồn nôn

II. Vì sao khi mang thai lại đau đầu, chóng mặt, buồn nôn?

Câu hỏi đau đầu, chóng mặt, buồn nôn có phải mang thai hay không, câu hỏi này được nhiều người quan tâm. Những yếu tố khiến cho các chị em thường cảm thấy đau đầu, chóng mặt, buồn nôn khi mang thai bao gồm:

1. Thay đổi nội tiết tố và giảm huyết áp

Ngay sau khi bạn mang thai, lượng hormone sẽ thay đổi để giúp tăng lưu lượng máu trong cơ thể, giúp thai nhi phát triển trong tử cung. Lưu lượng máu tăng lên cũng có thể khiến huyết áp của bạn thay đổi. Thông thường, huyết áp của mẹ bầu sẽ giảm xuống khi mang thai hay còn gọi là tụt huyết áp hoặc huyết áp thấp.

Tình trạng huyết áp thấp sẽ khiến cho bạn cảm thấy chóng mặt, đặc biệt là khi chuyển từ tư thế nằm hoặc ngồi sang đứng. Tuy nhiên, tình trạng huyết áp sẽ bình thường trở lại sau khi thai nhi đã phát triển ổn trong bụng mẹ.

2. Chứng nôn nghén

Nôn mửa, ốm nghén và chóng mặt là những biểu hiện thường xuyên của mẹ bầu ở đầu thai kỳ. Nguyên nhân chủ yếu là do hormone nội tiết thay đổi đột ngột, cơ thể mẹ chưa kịp thích nghi nên đã sinh ra các phản ứng như trên.

Tình trạng ốm nghén kéo dài đối với một vài chị em sẽ làm ảnh hưởng khẩu vị, làm cho mẹ bầu ăn không ngon miệng. Tuy nhiên, những dấu hiệu này sẽ thuyên giảm dần bạn bước vào tam cá nguyệt thứ 2.

Tim hiểu: Nguyên nhân gây chóng mặt khi có kinh nguyệt

3. Mang thai ngoài tử cung

Chóng mặt đau đầu và buồn nôn nhiều có thể do mang thai ngoài tử cung. Điều này xảy ra khi trứng đã thụ tinh tự làm tổ bên ngoài tử cung. Đây là một tình trạng hết sức nguy hiểm và có thể không giữ được thai nhi. Khi phát hiện mình có thai, các mẹ nên đến thăm khám tại các bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và tầm soát thai tốt hơn.

đau đầu

III. Làm thế nào để giảm triệu chứng đau đầu, chóng mặt, buồn nôn khi mang thai

Có một số cách sẽ giúp bạn bạn có thể tránh hoặc giảm bớt chóng mặt và buồn nôn khi mang thai:

  • Hạn chế đứng lâu.
  • Đi bộ nhiều hơn để tăng cường máu huyết lưu thông.
  • Không nên đứng dậy quá đột ngột, hãy thay đổi các tư thế một cách chậm rãi.
  • Tránh nằm ngửa trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ
  • Thường xuyên ăn thức ăn lành mạnh để tránh lượng đường trong máu thấp.
  • Uống nhiều nước hơn.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái.
  • Uống thuốc bổ sung dưỡng chất nếu cần thiết theo khuyến cáo của bác sĩ để điều trị các tình trạng gây chóng mặt.

Nguồn tham khảo:

1. What Causes Dizziness in Pregnancy?

https://www.healthline.com/health/pregnancy/dizziness-in-pregnancy#in-early-pregnancy

2. Symptoms of pregnancy: What happens first

https://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/getting-pregnant/in-depth/symptoms-of-pregnancy/art-20043853

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Máu lắng – Vì sao phải làm xét nghiệm?

CHI TIẾT máu nhiễm khuẩn

Máu nhiễm khuẩn có nguy hiểm không?

CHI TIẾT

Nhóm máu B: Những điều thú vị mà bạn chưa biết  

CHI TIẾT mất máu

Mất máu nhiều dẫn đến điều gì?

CHI TIẾT mất máu ăn gì

Mất máu ăn gì để bổ sung sức khoẻ?

CHI TIẾT tốc độ máu lắng

Tốc độ máu lắng bình thường là bao nhiêu?

CHI TIẾT Page1 Page2 Page3 Page5 Close Menu

Từ khóa » Em Cảm Thấy Chóng Mặt