Đau đầu Gối Khi đá Bóng - Nguyên Nhân Bệnh Lý Và Cách điều Trị
Có thể bạn quan tâm
Đối với người đam mê đá bóng thì việc gặp phải những cơn đau sau va chạm là khó tránh khỏi. Trong đó, đau đầu gối khi đá bóng là một trường hợp khá phổ biến. Nếu bạn băn khoăn không biết xử lý tình huống này như thế nào hãy đọc bài viết sau.
4.9/5 - (86 bình chọn)- 1. Dấu hiệu đau đầu gối khi đá bóng
- 2. Nguyên nhân bị đau đầu gối khi đá bóng
- 2.1. Căng cơ
- 2.2. Bong gân gây đau đầu gối khi đá bóng
- 2.3. Rách dây chằng chéo trước
- 2.4. Tổn thương dây chằng giữa gối
- 2.5. Tổn thương dây chằng chéo sau
- 2.6. Rách sụn chêm
- 2.7. Trật khớp gối
- 2.8. Gãy xương
- 3. Khi nào cần tới gặp bác sĩ?
- 4. Chẩn đoán
- 5. Điều trị đau đầu gối sau khi đá bóng
- 5.1. Nghỉ ngơi
- 5.2. Chườm giảm đau
- 5.3. Sử dụng dụng cụ hỗ trợ
- 5.4. Thuốc trị đau đầu gối
- 5.5. Châm cứu
- 5.6. Vật lý trị liệu
- 5.7. Phẫu thuật
- 6. Cách phòng tránh đau đầu gối khi đá bóng
1. Dấu hiệu đau đầu gối khi đá bóng
Đi đá bóng bị đau đầu gối có lẽ là trường hợp nhiều người gặp phải. Các cơn đau có thể xảy ra ngay trên sân. Hoặc nó sẽ xuất hiện sau khi trận đấu kết thúc một thời gian. Nhiều khi cơn đau là hệ quả của cả một quá trình chơi thể thao.
Bạn có thể gặp phải một số triệu chứng sau:
- Đau âm ỉ hoặc dữ dội
- Sưng đầu gối
- Khó co duỗi
- Khớp gối thiếu ổn định
>>Xem thêm: Đau đầu gối – Truy tìm nguyên nhân
2. Nguyên nhân bị đau đầu gối khi đá bóng
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng đau một bên đầu gối hoặc đau cả hai đầu gối. Dưới đây là 8 nguyên nhân phổ biến.
2.1. Căng cơ
Căng cơ xảy ra khi đầu gối phải vận động với cường độ mạnh quá với khả năng. Hoặc vận động khi cơ thể chưa sẵn sàng. Bạn rất dễ gặp phải tình trạng này nếu không khởi động kỹ trước khi đá bóng.
2.2. Bong gân gây đau đầu gối khi đá bóng
Đây là chấn thương rất hay gặp ở những người chơi thể thao, đặc biệt là bóng đá. Nó xảy ra khi gân đầu gối bị kéo giãn quá mức. Mức độ của chấn thương này có thể nhẹ hoặc nghiêm trọng.
2.3. Rách dây chằng chéo trước
Dây chằng chéo trước kết nối xương đùi với xương ống quyển. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định cho đầu gối. Chấn thương ở vị trí này có thể xảy ra khi:
- Đổi hướng đột ngột khi đang chạy
- Giảm hoặc tăng tốc đột ngột
- Tiếp đất không đúng kỹ thuật
Dây chằng chéo trước bị rách sẽ gây đau nhức đầu gối. Bạn thậm chí sẽ thấy đau đầu gối khi bước đi chứ chưa nói đến vận động thể chất mạnh.
2.4. Tổn thương dây chằng giữa gối
Dây chằng giữa gối kéo từ mặt trong của đầu trên xương cẳng chân tới mặt trong của đầu dưới xương đùi. Các chấn thương có thể xảy ra là rách, giãn, đứt dây chằng.
Tổn thương này do sức ép lớn tác động vào mặt ngoài khớp gối khiến dây chằng bị kéo giãn quá mức. Bạn có thể có cảm giác đầu gối đau khi co duỗi đi kèm sưng, bầm tím.
2.5. Tổn thương dây chằng chéo sau
Đây là dây chằng nằm phía sau đầu gối, nối xương đùi với xương chày. Nó là một dây chằng khỏe nên cần một lực rất lớn mới có thể gây tổn thương. Thông thường ngã khuỵu gối và chuyển động xoắn chân đột ngột sẽ làm rách dây chằng chéo sau.
2.6. Rách sụn chêm
Rách sụn chêm sẽ gây đau khớp gối khi đá bóng. Sụn chêm là nơi chịu lực cho xương đầu gối. Khi bạn đột ngột xoay đầu gối hoặc va chạm đầu gối với lực mạnh có thể làm cho lớp sụn này bị tổn thương.
2.7. Trật khớp gối
Trật khớp gối xảy ra khi xương đùi và xương chày bị lệch khỏi vị trí bình thường. Bạn sẽ cảm thấy rất đau, tới mức không thể chịu được. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất là khớp gối biến dạng, sưng to, chỉ cần chạm nhẹ vào cũng gây đau. Nếu gặp phải tình huống này bạn cần được cấp cứu ngay.
2.8. Gãy xương
Đây là chấn thương nghiêm trọng ở gối. Trường hợp này xảy ra khi có va chạm mạnh trên sân hoặc tiếp đất bằng đầu gối không đúng kỹ thuật. Thời gian để điều trị và phục hồi gãy xương thường kéo dài.
Tham khảo bài liên quan:
- Lỏng khớp gối: Nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả
- Đau khớp gối khám ở đâu tốt nhất? Đọc ngay bài viết này
- Chi phí mổ tràn dịch khớp gối là bao nhiêu? Đắt hay rẻ?
3. Khi nào cần tới gặp bác sĩ?
Nếu bạn gặp phải các dấu hiệu dưới đây hãy tới gặp bác sĩ ngay:
- Đau dữ dội. Cơn đau tăng nặng ngay cả khi đã sử dụng biện pháp chăm sóc tại nhà.
- Đầu gối sưng to. Bạn có thể quan sát bằng mắt thường chỗ bị sưng, thấy cục u và các dị vật khác nổi lên.
- Khi di chuyển khớp gối kêu lục cục.
- Khó khăn khi vận động, yếu cơ.
- Sốt
4. Chẩn đoán
Trong quá trình thăm khám, bác sĩ sẽ áp dụng một số phương pháp chẩn đoán gồm:
- Hỏi bệnh nhân về tiền sử bệnh, tình huống gây chấn thương, các biện pháp chăm sóc tại nhà đã áp dụng
- Kiểm tra khả năng vận động của đầu gối
- Chụp X-quang
- Chụp CT
- Chụp MRI
- Siêu âm
- Xét nghiệm dịch khớp gối
5. Điều trị đau đầu gối sau khi đá bóng
Tùy từng trường hợp sẽ có cách điều trị phù hợp. Nếu đau do căng cơ hoặc bong gân nhẹ có thể tự khỏi hoặc đỡ dần sau khi được chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên trường hợp nặng sẽ cần có sự can thiệp ngoại khoa.
5.1. Nghỉ ngơi
Để cơ thể có thời gian tự phục hồi, bạn cần để cho đầu gối được nghỉ ngơi. Thời gian cần thiết là 1 – 2 ngày nếu cơn đau nhẹ. Bạn có thể nằm nghỉ, hạn chế vận động. Nên nhớ là hãy nâng cao chân khi nằm ngủ.
Tuy nhiên cũng không nên nghỉ quá lâu, dẫn tới lười vận động. Sau thời gian nghỉ hợp lý hãy trở lại hoạt động nhẹ nhàng để lấy lại độ linh hoạt của khớp. Bạn có thể tập những động tác nhẹ hoặc bơi.
5.2. Chườm giảm đau
Nếu bạn bị chấn thương gây đau đầu gối, sưng, bầm tím, điều đầu tiên nên làm là chườm lạnh. Tất nhiên là phải đảm bảo đầu gối của bạn không có vết thương hở. Bạn có thể dùng khăn bọc, túi, chai nước đá để chườm lên đầu gối. Biện pháp này phù hợp trong vòng 48 giờ sau chấn thương.
Sau 72 giờ bạn có thể chườm nóng. Nó sẽ giúp giãn cơ, giảm đau. Bạn có thể cho một chiếc khăn ẩm vào lò vi sóng hoặc dùng túi chườm. Chỉ nên chườm trong 15 – 20 phút. Và không nên sử dụng nhiệt quá nóng dễ gây bỏng da.
5.3. Sử dụng dụng cụ hỗ trợ
Bạn có thể sử dụng băng, nẹp cố định đầu gối hoặc dùng nạng, xe lăn khi di chuyển. Điều này sẽ giúp hạn chế tác động lên đầu gối. Đầu gối vì thế sẽ có thời gian để phục hồi.
5.4. Thuốc trị đau đầu gối
Thuốc giảm đau chính là lời giải cho câu hỏi đau đầu gối uống thuốc gì. Một số loại thuốc có thể được sử dụng là: aspirin, acetaminophen, ibuprofen, naproxen…
5.5. Châm cứu
Trong một số trường hợp châm cứu sẽ phát huy tác dụng giảm đau. Bác sĩ sẽ tiến hành châm cứu vào vùng bị đau cũng như những huyệt có tác dụng giảm đau đầu gối.
5.6. Vật lý trị liệu
Bác sĩ sẽ áp dụng một số liệu pháp như điện xung trị liệu, laser trị liệu, dùng sóng ngắn, xoa nắn mô mềm… Những liệu pháp này giúp giảm đau, phục hồi khả năng vận động cho người bệnh.
5.7. Phẫu thuật
Phẫu thuật dùng trong trường hợp phải thay thế khớp hoặc dây chằng. Nó cũng được chỉ định trong trường hợp gãy xương hoặc rách sụn chêm. Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ được tập phục hồi chức năng.
6. Cách phòng tránh đau đầu gối khi đá bóng
Để không bị đau đầu gối sau khi đá bóng nói riêng và đau đầu gối khi chơi thể thao nói chung hãy thực hiện:
- Khởi động kỹ trước các trận đấu.
- Tập va chạm, tranh bóng và tiếp đất đúng kỹ thuật. Bạn có thể nhờ huấn luyện viên để hướng dẫn đúng động tác.
- Sau khi buổi tập hoặc trận đấu kết thúc đừng vội vàng rời khỏi sân. Hãy ở lại thêm 10 – 15 phút để thực hiện các động tác giãn cơ, thư giãn cơ nhẹ nhàng.
- Mang giày và mặc quần áo phù hợp. Có thể đeo gối đỡ, băng bảo vệ đầu gối khi đá bóng.
- Khi thấy cơ thể có dấu hiệu mệt mỏi, xuống sức hãy rời sân nghỉ ngơi, không nên gắng sức.
- Uống đủ nước trước, trong và sau khi đá bóng để tránh mất nước, chuột rút.
- Áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp cho người chơi thể thao cường độ mạnh. Bạn nên bổ sung thực phẩm giàu vitamin, arginine, magie, canxi, omega-3. Chúng có nhiều trong: cá béo, rau lá xanh, sữa, hạnh nhân, hải sản, bột yến mạch…
Để không phải bỏ lỡ các trận đấu trên sân cỏ, ngay khi có các dấu hiệu đau đầu gối khi đá bóng hãy xử lý kịp thời. Nếu cơn đau nghiêm trọng đi kèm các triệu chứng bất thường khác hãy đến gặp bác sĩ ngay. Đừng quên chuyên gia của chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn qua tổng đài 0865 344 349.
XEM THÊM
- Khớp gối kêu lạo xạo – Tín hiệu cảnh báo chớ coi thường
- Lỏng khớp gối – có nguy hiểm không?
- Nhức mỏi đầu gối – Điều trị sao cho hiệu quả?
Từ khóa » Bong Gân Căng Cơ đầu Gối
-
Những điều Bạn Cần Biết Về Chấn Thương Bong Gân đầu Gối - Vinmec
-
Bị Bong Gân đầu Gối Có Nguy Hiểm Không? Khi Nào Cần đi Viện?
-
Bị Bong Gân đầu Gối Nên Làm Gì? Triệu Chứng & Điều Trị • Hello Bacsi
-
Bong Gân: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Một Số Mẹo Chữa Bong Gân đầu Gối đơn Giản Tại Nhà
-
Bong Gân đầu Gối Uống Thuốc Gì Cho Mau Khỏi?
-
Bong Gân đầu Gối Bao Lâu Thì Khỏi Theo Từng CẤP ĐỘ & Cách Xử Lí?
-
Tổng Quan Về Bong Gân Và Các Tổn Thương Phần Mềm Khác
-
Bong Gân, Căng Cơ Và Những điều Bạn Có Thể Chưa Biết | ACC
-
Bong Gân đầu Gối
-
CĂNG CƠ ĐẦU GỐI - KHÁI NIỆM - NGUYÊN NHÂN - ĐIỀU TRỊ
-
Căng Cơ Và Bong Gân - Hướng Xử Trí - Sở Y Tế Nam Định
-
Nhận Biết Và Xử Trí Khi Bị Bong Gân? - Báo Sức Khỏe & Đời Sống
-
Bong Gân Đầu Gối Bao Lâu Khỏi? Cách Trị, Phục Hồi Nhanh