Đau Đầu Sau Gáy Là Bệnh Gì? Cách Giảm Đau Phía Sau Gáy
Có thể bạn quan tâm
Đau đầu sau gáy không phải là hiện tượng hiếm gặp, những cơn đau sau gáy chóng mặt có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Chủ động tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng kèm theo là điều kiện quan trọng giúp hỗ trợ điều trị giảm nhanh cơn đau.
Tóm tắt nội dung:
- Đau đầu sau gáy là bệnh gì?
- Nguyên nhân gây đau đầu sau gáy khác
- Cách giảm đau đầu sau gáy nhanh chóng
- Giảm đau sau gáy bằng thuốc Tây
- Một số bài tập hỗ trợ giảm đau
- Cách chữa đau đầu sau gáy hiệu quả nhờ An Cốt Nam
Đau đầu sau gáy là bệnh gì?
Đau đầu sau gáy là triệu chứng phổ biến, có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Tình trạng đau nhức, mỏi diễn ra tại phía sau đầu, cổ và gáy. Bên cạnh đó, đau còn có thể lan lên hai bên thái dương hoặc xuống vai, ngực… Cơn đau diễn biến từ nhẹ đến nặng, đau thành cơn hoặc âm ỉ kéo dài.
Người bệnh cũng có thể cảm thấy như bị điện giật, rối loạn cảm giác, mệt mỏi, mất ngủ, chóng mặt, buồn nôn… khi gặp triệu chứng đau đầu sau gáy. Nhìn chung, đây là tình trạng co cứng cơ xảy ra do những rối loạn dây thần kinh.
Đau đầu sau gáy xuất hiện có thể do tác động ngoại lực, tuy nhiên, nhiều trường hợp lại là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nguy hiểm mà mọi người cần đề phòng:
- Thoái hóa cột sống cổ: Theo thời gian, cột sống cổ của con người bị lão hóa, đốt sống bị bào mòn, sụn khớp và dây chằng hư hại do những hoạt động sống gây ra. Triệu chứng đầu tiên của thoái hóa đốt sống cổ là tình trạng đau đầu sau gáy, đau vai gáy khó tránh. Cơn đau kéo dài âm ỉ, lan xuống cánh tay. Thông thường, người bệnh sẽ thấy đau cả khi nghỉ ngơi, cơn đau xuất hiện nhiều về đêm, ít hơn vào ban ngày.
- Gai đôi cột sống cổ: Không nhiều trường hợp bệnh nhân đau đầu sau gáy mắc phải bệnh lý này. Tuy nhiên, đây là bệnh lý bẩm sinh khó tránh gây nên dị dạng ống thần kinh. Điều này làm cản trở quá trình lưu thông máu hoặc chèn vào dây thần kinh cột sống gây đau. Khi mắc bệnh, biểu hiện rõ ràng nhất của người bệnh là đau vai gáy, mỏi cổ, hoa mắt, chóng mặt.
- Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Là nguyên nhân đau đầu sau gáy hàng đầu. Hiện tượng đĩa đệm thoát vị làm chèn ép rễ thần kinh gây đau mỏi cổ. Bên cạnh đó, người bệnh có thể xuất hiện triệu chứng tê bì chân tay, chóng mặt.
- Đau đầu vận mạch: Khi mạch máu không được lưu thông sẽ dẫn đến hiện tượng rối loạn nồng độ chất dẫn truyền. Bệnh này gây nên triệu chứng phổ biến nhất là cơn đau đầu sau gáy dữ dội, buồn nôn….
- Thoái hóa khớp vai: Khi tình trạng dây chằng, gân cơ quanh khớp vai bị bào mòn sẽ dẫn đến thoái hóa khớp vai. Triệu chứng ban đầu của bệnh là cơn đau dai dẳng tại khớp vai, sau đó lan lên vùng đầu, sau gáy, lưng trên…. Cơn đau âm ỉ kèm theo co cứng cơ.
- Viêm khớp vai: Là tình trạng khá phổ biến gây đau đầu sau gáy cả ở người trẻ tuổi và người già. Có nhiều bệnh lý về viêm xương khớp nhưng khớp vai là một trong những vị trí dễ gặp nhất. Cơn đau dữ dội từ vai lên đỉnh đầu, sau gáy tuy nhiên xuất hiện không liên tục.
- Đau đầu sau gáy do u não: Với bệnh lý này, tế bào u não làm chèn ép dây thần kinh não bộ, cản trở lưu thông máu làm xuất hiện triệu chứng đau mỏi cổ, đau đầu, ù tai khó chịu. Đây là bệnh lý nguy hiểm, có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
- Lao xương khớp: Đau đầu sau gáy hình thành do vi khuẩn lao xâm nhập làm nhiễm trùng xương khớp. Bệnh có thể xảy ra ở mọi vị trí khớp xương trên cơ thể nhưng thường gặp nhất là lưng và cổ. Khi mắc lao xương, người bệnh sẽ có cảm giác đau âm ỉ tại sau gáy, lưng, hông…
- Bệnh tim mạch: Một số bệnh tim mạch như huyết áp cao, huyết áp thấp, đau tim… cũng có thể dẫn đến triệu chứng đau đầu sau gáy khó tránh.
- Viêm màng não: Là bệnh lý nguy hiểm làm xuất hiện cơn đau đầu dữ dội kèm theo đau ở phía sau gáy, cứng gáy.
- Nguyên nhân đau đầu sau gáy do thiếu máu não: Khi lượng máu cung cấp cho não không đủ hoặc quá chậm sẽ dẫn đến những triệu chứng như ù tai, đau sau gáy chóng mặt,…
Dù xuất phát từ nguyên nhân gì, người bệnh cũng cần điều trị dứt điểm triệu chứng đau sau gáy, tránh để lâu làm xuất hiện những biến chứng khó lường.
Nguyên nhân gây đau đầu sau gáy khác
Bên cạnh các nguyên nhân bệnh lý, yếu tố cơ học cũng là lý do làm xuất hiện triệu chứng đau đầu sau gáy. Chẩn đoán đúng nguyên nhân là cơ sở để bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. Một số nguyên nhân cơ học có thể kể đến như:
- Chấn thương vùng cổ: Những chấn thương do tai nạn, chơi thể thao, tập luyện quá sức làm ảnh hưởng đến vùng cột sống cổ sẽ gây ra triệu chứng đau đầu sau gáy. Nguyên nhân là do lưu thông máu bị gián đoạn và những tổn thương tại sụn khớp, dây chằng khó có thể lành lại.
- Làm việc sai tư thế: Với những người ngồi văn phòng lâu ngày, tư thế làm việc sai ảnh hưởng không nhỏ đến cột sống cổ. Nếu bạn đang có thói quen ngồi 1 chỗ quá lâu, cúi sát cổ vào máy tính… thì rất có thể đó là nguyên nhân gây ra tình trạng đau đầu sau gáy. Bên cạnh đó, người mang vác nặng, lái xe đường dài cũng dễ làm cột sống cổ tổn thương.
- Thói quen sinh hoạt: Ngủ gối quá cao, xem tivi quá gần, thức khuya… cũng là nguyên nhân gây đau đầu sau gáy cần tránh.
- Sử dụng chất kích thích: Với những người thường xuyên uống rượu bia, hút thuốc lá sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh xương khớp, trong đó có đau đầu sau gáy. Các chất kích thích khi vào cơ thể sẽ cản trở sụn khớp hấp thu chất dinh dưỡng, đẩy nhanh quá trình thoái hóa và gây đau.
- Căng thẳng: Những stress trong sinh hoạt, làm việc, môi trường sống gây ra hiện tượng co cơ. Tình trạng này kéo dài làm nảy sinh cơn đau đầu sau gáy, mỏi cổ khó chịu.
Để hạn chế nguy cơ đau đầu sau gáy, người bệnh cần có lối sống lành mạnh, chế độ ăn uống khoa học và tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.
Cách giảm đau đầu sau gáy nhanh chóng
Những cách được áp dụng để giảm những cơn đau đầu sau gáy đó là:
Giảm đau sau gáy bằng thuốc Tây
Tây y sử dụng nhiều loại thuốc có tác dụng giảm đau, kháng viêm điều trị đau đầu sau gáy. Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc sau:
- Thuốc giảm đau: Paracetamol, Acetaminophen… giúp ngăn chặn cơn đau tức thời. Tuy nhiên, nếu sử dụng trong thời gian dài sẽ gây nghiện và ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Thuốc kháng viêm: Aspirin, Ibuprofen…. hỗ trợ giảm viêm, tránh cơn đau đầu sau gáy lây lan ra vùng xương khớp quanh cổ, gáy.
- Thuốc chữa đau đầu sau gáy giúp giãn cơ: Myonal… giúp giảm thiểu tình trạng co cứng cơ, đau sau gáy nhanh chóng. Tuy nhiên, loại thuốc này cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ nếu sử dụng quá liều.
- Điều trị đau đầu sau gáy bằng thuốc Nam
Bên cạnh các loại thuốc tây, y học cổ truyền áp dụng một số loại thảo dược điều trị đau đầu sau gáy mang lại hiệu quả tích cực. Cụ thể:
- Lá chìa vôi: Chuẩn bị 30g chìa vôi cùng 20g tầm gửi, cỏ xước, dền gai, cỏ ngươi, lá lốt tất cả rửa sạch. Sau đó, đun các vị thuốc trên cùng 1 lít nước. Uống thay nước lọc mỗi ngày. Duy trì từ 1- 2 tháng để thấy triệu chứng đau đầu sau gáy thuyên giảm.
- Cỏ xước: Chuẩn bị 500g lá lốt, cỏ xước, ngải cứu làm sạch, băm nhỏ, phơi khô. Mỗi ngày, sử dụng 30g nguyên liệu đun cùng nước. Uống thay nước mỗi ngày để điều trị triệu chứng đau đầu sau gáy.
Một số bài tập hỗ trợ giảm đau
Các bài tập chữa đau vai gáy không thể thiếu trong lộ trình điều trị căn bệnh này. Việc vận động thường xuyên không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn ngăn ngừa quá trình lão hóa, tăng hệ miễn dịch xương khớp. Người bệnh có thể áp dụng một số bài tập đơn giản sau:
- Tư thế con cá: Bệnh nhân đau đầu sau gáy nằm thẳng, khép chặt 2 chân, 2 tay duỗi thẳng song song với thân người. Hít sâu, nâng ngực lên cao, ngả cổ ra phía sau. Giữ nguyên tư thế trong 10s thì dừng và tiếp tục thực hiện lại động tác trong 10 phút.
- Bài tập chữa đau đầu sau gáy bằng kéo giãn cơ cổ: Ngồi thẳng lưng, bắt chéo 2 chân, thả lỏng tay trái. Sau đó, tay phải đặt lên đỉnh đầu, kéo hết cơ về bên phải. Giữ nguyên tư thế 10s rồi đổi bên. Thực hiện liên tục trong 10 phút.
Cách chữa đau đầu sau gáy hiệu quả nhờ An Cốt Nam
Theo các bác sĩ, nguyên tắc điều trị đau đầu sau gáy là giảm đau và tập trung giải quyết nguyên nhân. Trong khi đó có đến 80% trường hợp là do bệnh xương khớp. Bản chất của những bệnh này đều mãn tính, phức tạp nên không thể điều trị dứt điểm bằng phương pháp đơn lẻ.
Nắm bắt được điều này, bác sĩ Nguyễn Trọng Nghĩa (cố vấn cấp cao tại nhà thuốc Tâm Minh Đường, An Dược) đã cùng đồng nghiệp nghiên cứu, bào chế thành công bài thuốc An Cốt Nam. Bài thuốc dựa trên quá trình cộng hưởng những yếu tố tốt nhất giúp điều trị đau đầu sau gáy dứt điểm đến 85%.
Khác với nhiều bài thuốc đông y thông thường, An Cốt Nam là sự kết hợp hoàn hảo của phác đồ điều trị đau đầu sau gáy độc đáo với tên gọi KIỀNG 3 CHÂN cùng nguồn dược liệu quý hiếm nước nhà (Sâm Ngọc Linh, Bí Kỳ Nam, Trư Lung Thảo….).
Công hiệu của bài thuốc An Cốt Nam:
- Hành thủy, tán thấp, tăng cường lưu thông máu.
- Kháng viêm, giảm đau tức thời.
- Bồi bổ dinh dưỡng, ngăn ngừa thoái hóa.
- Hồi phục cột sống tổn thương.
Nhờ kinh nghiệm khám chữa đau đầu sau gáy lâu năm, lương y Tâm Minh Đường, An Dược đã quyết định bào chế An Cốt Nam ở dạng sắc sẵn – một trong những dạng thuốc tốt nhất của Đông y. Theo đó, bài thuốc bảo tồn tối đa thành phần dược tính đồng thời phù hợp với lối sống hiện đại, thuận tiện mang đi xa.
Theo nhật kí điều trị đau đầu sau gáy của bác sĩ Tâm Minh Đường, có đến 90% bệnh nhân hài lòng về kết quả của An Cốt Nam chỉ sau 7 – 10 ngày dùng thuốc. Cụ thể, 10 ngày đầu tiên, đau nhức giảm đến 50%. 10 – 20 ngày tiếp theo, cơn đau giảm hẳn, lên đến 85%. Sau 2 – 3 tháng dùng thuốc, cột sống cổ vận động linh hoạt, ngăn ngừa tái phát.
Nhân chứng sống về hiệu quả của An Cốt Nam
Với sự thành công vượt trội của An Cốt Nam trong việc chữa đau đầu sau gáy, trong năm 2018, nhà thuốc Tâm Minh Đường đã vinh dự nhận được giải thưởng “Cúp vàng thương hiệu an toàn vì sức khỏe cộng đồng“. Đây là sự ghi nhận về những nỗ lực không ngừng nghỉ của đội ngũ y bác sĩ trong nhiều năm nghiên cứu thảo dược và khám chữa bệnh cho mọi người.
Theo yêu cầu của bạn đọc, chúng tôi xin cung cấp địa chỉ nhà thuốc:
Miền Bắc: Phòng chẩn trị YHCT Tâm Minh Đường
Địa chỉ: 138 Khương Đình – Thanh Xuân – Hà Nội
Điện thoại: 0983.34.0246
Miền Nam: Phòng chẩn trị YHCT An Dược
Địa chỉ: 325/19 đường Bạch Đằng – Phường 15 – Q.Bình Thạnh – TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: 0903.876.437
Lương Đức ChươngBác sĩ Lương Đức Chương sinh ngày 02/2/1954, ông nguyên là Thượng tá – Bác sỹ của Học viện Quân Y. Hiện nay, bác sĩ Chương đang làm việc và công tác tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường
Bài viết liên quan:
Đau Mỏi Vai Gáy Tê Bì Chân Tay Dấu Hiệu Bệnh Gì? Thuốc Chữa Hiệu Quả Đau Vai Gáy Bên Phải, Bên Trái Là Bệnh Gì Và Có Nguy Hiểm Không? Đau Vai Gáy Uống Thuốc Gì? 9 Cây Thuốc Nam Chữa Hiệu Quả Bệnh Án Đau Vai Gáy, Hội Chứng Cổ Vai Cánh Tay Theo Y Học Cổ Truyền Thoái Hóa Khớp Vai Là Gì? Triệu Chứng Và Cách Điều Trị Hiệu QuảTừ khóa » ê Sau Gáy
-
Tình Trạng đau đầu ở Sau Gáy, Nguyên Nhân Và Cách điều Trị | Hapacol
-
Đau đầu Sau Gáy Cảnh Báo Bệnh Gì? | Vinmec
-
Đau đầu Sau Gáy Kéo Dài Có Nguy Hiểm Không? | Vinmec
-
Đau Sau Gáy Cổ Cảnh Báo Bệnh Gì Và điều Trị được Không?
-
Đau đầu Sau Gáy: Biểu Hiện, đối Tượng Dễ Mắc Và 1 Số Thông Tin Liên ...
-
Nguyên Nhân Dẫn đến đau Nửa đầu Sau Gáy Và Cách điều Trị
-
Nguyên Nhân Và Cách Giảm đau đầu Sau Gáy - Hello Bacsi
-
Đau đầu ê ẩm Và Nóng Ran Sau Gáy Là Triệu Chứng Của Bệnh Gì?
-
Đau đầu Sau Gáy: Nguyên Nhân Và Cách điều Trị đau Sau Gáy Vượt Trội
-
Nguyên Nhân Và Dấu Hiệu đau Nửa đầu Sau Gáy Bên Phải
-
Bệnh đau Vai Gáy: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Đau đầu Sau Gáy Chóng Mặt Buồn Nôn Dùng Thuốc Gì Tốt Nhất?
-
Hậu COVID: Đối Phó Với đau Vai Gáy Và Lưng