Đau Dây Thần Kinh Liên Sườn Khi Mang Thai - Mẹ Bầu Chớ Nên Chủ Quan

Đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai là trường hợp rất hay gặp. Bài viết sau sẽ chỉ ra triệu chứng, phương pháp phòng và điều trị bệnh đau thần kinh liên sườn tốt nhất cho bà bầu.

4.9/5 - (187 bình chọn)
  1. 1. Triệu chứng đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai
  2. 2. Nguyên nhân gây đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai
    1. 2.1. Sự thay đổi hormone
    2. 2.2. Sự phát triển của thai nhi
    3. 2.3. Tăng cân 
    4. 2.4. Nhiễm virus Herpes gây đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai
    5. 2.5. Bệnh lý về xương khớp
  3. 3. Khi nào bà bầu bị đau dây thần kinh liên sườn nên khám bác sỹ?
  4. 4. Điều trị đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai
    1. 4.1. Chườm
    2. 4.2. Massage
    3. 4.3. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ giữ đúng tư thế
    4. 4.4. Tập yoga hỗ trợ điều trị đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai
  5. 5. Phòng tránh đau thần kinh liên sườn khi mang thai
    1. 5.1. Chế độ ăn uống hợp lý 
      1. 5.1.1. Thực phẩm mẹ bầu mắc bệnh đau dây thần kinh liên sườn nên ăn
      2. 5.1.2.  Thực phẩm mẹ bầu mắc bệnh đau dây thần kinh liên sườn nên kiêng
    2. 5.2. Chế độ sinh hoạt khoa học
    3. 5.3. Rèn luyện thể lực đều đặn

1. Triệu chứng đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai

Phụ nữ khi mang thai thường phát sinh nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó có nguy cơ mắc bệnh đau dây thần kinh liên sườn. Dưới đây là một số triệu chứng cơ bản:

– Cơn đau dọc phần sườn theo dây thần kinh, đau từ trước ngực hoặc đau lan dọc theo mạng sườn ra phía sau cột sống.

– Có thể xuất hiện các cơn đau dây thần kinh liên sườn trái khi mang thai hoặc đau dây thần kinh liên sườn phải khi mang thai, đặc biệt là đau ở dưới vùng hạ sườn.

– Cơn đau có thể âm ỉ hoặc dữ dội.

– Khi bệnh nặng, thai phụ chỉ cần chạm nhẹ hoặc đổi tư thế vận động cũng có thể thấy đau.

– Càng về cuối thai kỳ, mức độ đau càng tăng lên do thai nhi càng lớn thì sức ép lên các dây thần kinh càng mạnh hơn.

– Ngoài ra, bà bầu cũng gặp phải chứng ăn không tiêu, cơ thể mệt mỏi, chán ăn.

Đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai

Bà bầu bị đau dây thần kinh liên sườn

Xem thêm:

Đau thần kinh liên sườn, nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

Chèn dây thần kinh liên sườn chớ coi thường kẻo gặp nguy hiểm

2. Nguyên nhân gây đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai

2.1. Sự thay đổi hormone

Phụ nữ đang mang thai có nhiều thay đổi về hormone. Cơ thể sẽ tiết ra loại hormone làm mềm và giãn nở dây chằng xương khớp. Sự gia tăng các chất lỏng sinh ra hiện tượng phù nề, chèn ép lên dây thần kinh liên sườn.

2.2. Sự phát triển của thai nhi

Thai nhi lớn dần theo thời gian khiến khu vực dưới cơ hoành mở rộng chèn ép lên khoang ngực. Điều này dẫn đến việc dây thần kinh liên sườn bị đè nén, gây đau.

2.3. Tăng cân 

Trọng lượng cơ thể của mẹ bầu ngày càng lớn làm gia tăng sức ép lên hệ xương khớp, chèn ép dây thần kinh liên sườn.

Tăng cân

Trọng lượng cơ thể của mẹ bầu ngày càng lớn chèn ép dây thần kinh liên sườn.

2.4. Nhiễm virus Herpes gây đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai

Bà bầu bị nhiễm virus Herpes Zoster gây ra bệnh Zona thần kinh sẽ dẫn đến tình trạng đau rát, nổi mụn nước quanh khu vực thần kinh liên sườn.

2.5. Bệnh lý về xương khớp

Các bệnh lý về xương khớp như: Thoái hóa cột sống, lao cột sống, ung thư cột sống, chấn thương cột sống, bệnh lý tủy sống,… cũng là nguyên nhân gây bệnh.

3. Khi nào bà bầu bị đau dây thần kinh liên sườn nên khám bác sỹ?

Bệnh ban đầu không nguy hiểm nhưng để lâu sẽ khó chữa và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Bà bầu bị đau thần kinh liên sườn cần đến các cơ sở y tế để được bác sỹ chẩn đoán và điều trị kịp thời ngay khi có các triệu chứng sau:

– Xuất hiện cơn đau một bên sườn, có thể lan ra phía sau lưng.

– Đau nhói, rát, âm ỉ hoặc dữ dội ở khu vực liên sườn.

– Đau tăng khi ho, hắt hơi, vận động.

4. Điều trị đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai

Đối với bà bầu bị đau thần kinh liên sườn, phương pháp điều trị bằng thuốc Tây bị hạn chế. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, mẹ bầu có thể tham khảo những cách dưới đây.

Tuy nhiên, trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp nào, bà bầu cần tham vấn ý kiến của bác sỹ.

4.1. Chườm

Chườm nóng hoặc lạnh là biện pháp điều trị đơn giản nhưng đem lại hiệu quả nhanh chóng.

– Chườm nóng: Cho nước ấm vào chai hoặc túi hay thấm nước vào khăn rồi chườm lên chỗ đau.

– Chườm lạnh: Cho đá lạnh vào túi hoặc đặt khăn vào tủ lạnh hay dùng túi gel lạnh để chườm lên lưng. Chườm lạnh hỗ trợ tiêu viêm và giảm đau tốt trong những trường hợp cơn đau thần kinh liên sườn đi kèm biểu hiện nóng, sưng viêm.

Chờm điều trị đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai

Chườm nóng hoặc lạnh là biện pháp điều trị đơn giản nhưng đem lại hiệu quả nhanh chóng

4.2. Massage

Massage sẽ làm giãn nở các dây thần kinh bên trong cơ thể, thúc đẩy quá trình lưu thông máu, từ đó giúp kiểm soát cơn đau. Mẹ bầu nên đến các cơ sở chuyên nghiệp để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

4.3. Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ giữ đúng tư thế

Ngồi và đứng sai tư thế ảnh hưởng rất lớn đến hệ thống xương khớp và những dây thần kinh ngoại biên, trong đó có dây thần kinh liên sườn. Điều này khiến cơn đau xuất hiện nhiều và dai dẳng hơn.

Để thực hiện đúng tư thế, bà bầu có thể sử dụng những sản phẩm hỗ trợ khi nằm hoặc ngồi như gối chữ U, gối chữ C. Hoặc sử dụng đai nâng đỡ bụng bầu để giảm bớt áp lực lên cơ thể, giúp phụ nữ có thai có thể dễ dàng đứng thẳng được.

đai nâng đỡ bụng bầu

Đai nâng đỡ bụng bầu

4.4. Tập yoga hỗ trợ điều trị đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai

Các bài tập yoga giúp xương khớp dẻo dai, cải thiện vận động, thư giãn, giảm căng thẳng. Bà bầu có thể tập một số động tác yoga nhẹ nhàng để điều trị đau thần kinh liên sườn đồng thời ngăn chặn đau nhức xương khớp trong suốt thai kỳ.

Ngoài ra, việc tập yoga vào những tháng cuối thai kỳ giúp mẹ bầu dễ dàng hơn trong quá trình sinh em bé.

Lưu ý, phụ nữ có thai khi tập các bài tập yoga cần thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ, chuyên gia.

5. Phòng tránh đau thần kinh liên sườn khi mang thai

5.1. Chế độ ăn uống hợp lý 

Duy trì chế độ ăn uống khoa học là một biện pháp phòng tránh bệnh hiệu quả. Bà bầu bên cạnh việc ăn uống theo tham vấn của bác sỹ, nên ăn những thực phẩm có lợi và kiêng những thực phẩm gây hại.

5.1.1. Thực phẩm mẹ bầu mắc bệnh đau dây thần kinh liên sườn nên ăn

– Thực phẩm chứa nhiều canxi: cá, sữa, trứng, các loại đậu, rau có màu xanh đậm,…

– Thực phẩm giàu axit Folic: đậu Hà Lan, măng tây, nấm, bơ,…

– Bổ sung vitamin B6, vitamin C thông qua: các loại ngũ cốc nguyên hạt, cam, bưởi, dâu tay,…

– Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày.

Thực phẩm giàu axit Folic

Thực phẩm giàu axit Folic

5.1.2.  Thực phẩm mẹ bầu mắc bệnh đau dây thần kinh liên sườn nên kiêng

– Thức ăn chứa nhiều muối.

– Đồ ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ.

– Bà bầu nói chung và phụ nữ mang thai bị đau dây thần kinh liên sườn nói riêng nên tránh xa bia, rượu, thuốc lá, chất kích thích, nước ngọt có ga.

5.2. Chế độ sinh hoạt khoa học

– Hạn chế đứng, ngồi quá lâu, ngồi khom lưng.

– Đứng dậy vận động nhẹ nhàng sau khi ngồi làm việc khoảng 1 tiếng.

– Không mang vác, bê đồ nặng.

– Ăn ngủ đúng giờ, ngủ đủ giấc.

– Khi ngủ nên nằm nghiêng sang bên trái.

– Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng.

5.3. Rèn luyện thể lực đều đặn

– Bà bầu nên thường xuyên tập thể dục trong quá trình mang thai để có một cơ thể khỏe mạnh, đặc biệt là giúp việc sinh nở dễ dàng hơn.

– Chỉ nên tập các bài tập nhẹ nhàng, phù hợp với thể trạng của bà bầu.

Với những thông tin chia sẻ trên đây chắc hẳn bà bầu đã biết đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai có những triệu chứng gì và phương pháp điều trị, phòng tránh ra sao. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan, bạn hãy gọi tới hotline 0865 344 349 để được giải đáp.

Từ khóa » đau Sườn Trái ở Bà Bầu