Đau Dây Thần Kinh Liên Sườn Khi Mang Thai: Mẹ Bầu Phải Biết?
Có thể bạn quan tâm
1. Đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai là gì?
Dây thần kinh liên sườn là hệ thống các dây thần kinh xuất phát từ đoạn tủy ngực D1-D12 chia làm 2 nhánh:
Nhánh trước (nhánh bung) chi phối cho da, có phía trước bụng và ngực
Nhánh sau (nhánh lưng) chi phối cho da và cơ lưng.
Dây thần kinh liên sườn nằm nông nên dễ bị tác động bởi các yếu tố ngoại cảnh.
Đồng thời, phụ nữ mang thai là một trong những đối tượng rất dễ mắc phải bệnh lý này do những thay đổi của cơ thể trong giai đoạn mang thai.
Bệnh được biểu hiện như thế nào, chúng ta cùng đi tìm hiểu nhé.
2. Triệu chứng “nhìn là biết” của đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai
Phụ nữ khi mang thai thường phát sinh nhiều vấn đề về sức khỏe, trong đó có nguy cơ mắc bệnh đau dây thần kinh liên sườn.
Các chuyên gia cho biết, đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai thường khó nhận biết thông qua các triệu chứng ban đầu.
Điều này khiến bệnh có nguy cơ trở nên nặng hơn khi không được phát hiện và điều trị sớm.
Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp khi bà bầu bị đau dây thần kinh liên sườn:
Đau là triệu chứng đầu tiên và điển hình của đau dây thần kinh liên sườn. Đau từ trước ngực và đau lan dọc theo mạn sườn ra phía sau lưng như đau sườn phải khi mang thai.
Tùy vào mức độ mà cơn đau có thể âm ỉ, rát có khi đau nhức, dữ dội như điện giật ở khu vực liên sườn.
Khi bệnh chuyển biến nặng, thai phụ chỉ cần thay đổi tư thế vận động nhẹ nhàng cũng cảm thấy đau.
Càng về cuối thai kỳ, cơn đau xuất hiện nhiều hơn và tần số đau tăng do sức ép của thai nhi lên các dây thần kinh mạnh hơn.
Trong trường hợp đau dây thần kinh liên sườn do zona thần kinh sẽ kèm theo triệu chứng nổi mụn nước ở các dây thần kinh liên sườn, theo thời gian chúng sẽ vỡ ra, khô lại và bong tróc vảy.
3. Nguyên nhân phổ biến gây đau dây thần kinh ngoại biên khi mang thai
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trang đau dây thần kinh liên sườn ở phụ nữ mang thai. Một số nguyên nhân phổ biến có thể kể đến như:
3.1. Sự thay đổi hormone trong thai kỳ
Trong quá trình mang thai, người phụ nữ có sự thay đổi rất lớn về hormon. Các chất lỏng gia tăng và dẫn đến tình trạng tích nước bên trong cơ thể gây phù nề, chèn ép lên dây thần kinh liên sườn.
Đồng thời, trong giai đoạn thai kỳ, thai nhi tiết ra quá nhiều hormone relaxin nhằm nới lỏng liên kết các khớp để tạo điều kiện cho thai nhi phát triển khiến cho sự liên kết giữa các khớp bị lỏng lẻo, các dây thần kinh bị tổn thương.
3.2. Sự phát triển của thai nhi
Trong giai đoạn thai kỳ, trọng lượng của thai nhi và cơ thể người mẹ ngày càng tăng dần theo thời gian. Cùng với đó, khu vực dưới cơ hoành mở rộng chèn ép lên khoang ngực.
Điều này dẫn đến không gian liên sườn bị thu hẹp lại, chèn ép lên các dây thần kinh và gây đau.
3.3. Nhiễm virus Herpes
Các thai phụ bị nhiễm virus Herpes Zoster gây bệnh zona thần kinh cũng gây nên những cơn đau rát và nổi mụn nước tại các vị trí có dây thần kinh liên sườn chạy qua.
Bệnh có thể kéo dài vài tháng cho đến vài năm, tuy nhiên, nó không gây biến chứng đến thai nhi.
3.4. Sức ép từ cân nặng
Trong lượng cơ thể của mẹ bầu ngày càng tăng theo thời gian gây sức ép lên hệ xương khớp và hèn ép lên dây thần kinh liên sườn.
3.5. Thói quen sinh hoạt
Vận động sai tư thế, lao động nặng hoặc làm việc quá sức là một trong những nguyên nhân gây đau thần kinh liên sườn khi mang thai.
3.6. Bệnh lý về xương khớp
Phụ nữ mang thai có mắc các bệnh lý như thoái hóa cột sống, lao cột sống, ung thư cột sống, bệnh lý tủy xương, tiểu đường thai kỳ,...có thể dẫn đến đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai.
Tin liên quan
- Giải pháp "cứu cánh" khi bị đau thần kinh liên sườn
- Đau thần kinh vai gáy cổ và cách đối phó hiệu quả
- "Đánh bay" chứng bệnh đau thần kinh tọa nhanh chóng, hiệu quả
- Trị Cốt Tán – Diệt tận gốc đau thần kinh tọa
- Tất tật mọi điều về bệnh đau thần kinh tọa
4. Biến chứng nguy hiểm khi đau dây thần kinh liên sườn trong thai kỳ
Theo các chuyên gia, đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai nếu không được phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến một số biến chứng, cụ thể như sau:
Đau nhức, khó chịu: Cơn đau diễn ra liên tục và kéo dài khiến mẹ bầu cảm thấy ,mệt mỏi, khó chịu dẫn đến cơ thể mệt mỏi, làm suy giảm sức đề kháng và gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
Khó khăn trong vận động: Trong những tháng cuối của thai kỳ, còn đau xuất hiện với tần số thường xuyên và mạnh hơn gây khó khăn trong việc di chuyển, có khi phải nằm bất động một chỗ.
Ảnh hưởng đến thai nhi: Các con đau dữ dội khiến mẹ bầu phải sử dụng các thuốc giảm đau, chống viêm để điều trị. Tuy nhiên, những thuốc này lại ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Do vậy, khi có bất kỳ triệu chứng nào của bệnh xuất hiện, mẹ bầu nên đến các cơ sở ý tế để khám và khắc phục tình trạng này ngay từ ban đầu.
Bài nên xem- Trị Cốt Tán – sản phẩm tốt cho người bệnh xương khớp
5. Điều trị đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai cho mẹ bầu
Đau dây thần kinh liên sườn là một căn bệnh nguy hiểm vì nó có thể gây biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Hiện nay, có một số phương pháp điều trị hiệu quả đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai.
5.1. Vật lý trị liệu
Massage
Mẹ bầu có thể xoa bóp nhẹ nhàng vào các vùng đau nhức để làm giãn dây thần kinh. Điều này giúp kích thích mạch máu lưu thông, giải phóng tắc nghẽn và kiểm soát cơn đau hiệu quả.
Mẹ bầu nên đến các cơ sở y tế hoặc trung tâm spa chuyên nghiệp để đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Liệu pháp nhiệt
Chườm nóng: Khi xuất hiện các cơn đau âm ỉ kèm sưng viêm do mạch máu bị co thắt. Điều này giúp các mạch máu bị tắc nghẽn giãn nở, thúc đẩy nhanh quá trình tuần hoàn máu bên trong cơ thể.
Chườm lạnh: Khi xuất hiện các cơn đau nhức kèm với nóng rát, sưng viêm. Nhiệt độ lạnh sẽ có tác dụng làm tê liệt dây thần kinh và giảm đau ngay tức thì, ngoài ra, nó còn giúp tiêu viêm tại vị trí bị sưng viêm.
Các bài tập ngồi và đi đứng đúng tư thế
Thói quen hoạt động tư thế đúng giúp mẹ bầu kiểm soát được các cơn đau hiệu quả, tránh ảnh hưởng đến xương khớp.
Mẹ bầu có thể sử dụng gối chữ U hoặc chữ C kê vào thắt lưng khi ngồi hoặc khi nằm để cân bằng vùng cột sống.
Bên cạnh đó, mẹ bầu nên sử dụng đai nâng đỡ bụng bầu để giảm bớt sức ép lên cơ thể mẹ, giúp cho việc di chuyển trở nên dễ dàng hơn.
Tập Yoga để hỗ trợ điều trị đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai
Các bài tập Yoga giúp xương khớp trở nên dẻo dai, cải thiện vận động, thư giãn, giảm căng thẳng.
Những tháng cuối thai kỳ, việc tập yoga giúp mẹ bầu dễ dàng hơn trong quá trình sinh em bé.
Tuy nhiên, trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp nào trên đây, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có những phương pháp điều trị phù hợp.
Bài nên xem- Trị Cốt Tán có tốt không? Mọi người nói gì về Trị Cốt Tán?
5.2. Điều trị bằng thuốc
Đối với phụ nữ mang thai không nên sử dụng thuốc Tây y, đặc biệt là các thuốc đường uống tác dụng toàn thân.
Tuy nhiên, trong trường hợp đau dây thần kinh liên sườn gây ra các cơn đau dữ dội ảnh hưởng tới sức khỏe và sinh hoạt của mẹ bầu thì bạn nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và hướng dẫn sử dụng thuốc đúng cách.
Một số thuốc được sử dụng để chữa đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai :
Thuốc kháng khuẩn, chống viêm tác dụng tại chỗ dưới dạng bôi ngoài da.
Sử dụng các bài thuốc Đông y có nguồn gốc thảo dược từ thiên nhiên như các thuốc mỡ Đông y để bôi ngoài nếu bệnh đau dây thần kinh liên sườn trái có kèm triệu chứng đau và xuất hiện mụn nước.
- Sản phẩm Trị Cốt Tán giá bao nhiêu?
6. Một số lưu ý dành cho mẹ bầu bị đau dây thần kinh liên sườn
Bên cạnh các phương pháp điều trị đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai, mẹ bầu cũng cần phải chú ý duy trì chế độ ăn uống khoa học và chế độ tập luyện, sinh hoạt hợp lý.
6.1. Chế độ ăn hợp lý
Những thực phẩm mẹ bầu nên bổ sung khi mắc bệnh đau dây thần kinh liên sườn:
Các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B6 như thịt gà, các loại ngũ cốc, các loại hạt,...
Thực phẩm chức nhiều chất đạm và canxi như cá, sữa, trứng, các loại đậu, các loại rau có màu xanh đậm,...
Thực phẩm giàu acid folic như đậu Hà Lan, măng tây, nấm, bơ, cam,...
Thực phẩm có chứa nhiều vitamin C như cam, chanh, quýt, bưởi, dâu tây,...
Thực phẩm có chứa thành phần acid pantothenic như củ cải đường cà rốt, dứa, táo,... đẻ giảm đau và ngừa viêm hiệu quả. Tuy nhiên, mẹ bầu nên hạn chế ăn quá nhiều cà rốt vì có thể gây vàng da sinh lý ở trẻ.
Đồng thời, mẹ bầu cũng nên tránh những thực phẩm ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển của thai nhi:
Rượu, bia, thuốc lá, các chất kích thích.
Muối
Các món ăn nhiều dầu mỡ
Thức ăn nhanh
6.2. Chế độ sinh hoạt khoa học
Hạn chế giữ nguyên một tư thế quá lâu
Tránh lao động, mang vác các đồ vật quá nặng
Ăn uống đúng giờ, ngủ đủ giấc
Khi ngủ không nên nằm nghiêng sang trái
Tránh căng thẳng, giữ tinh thần thoải mái
- Xin hỏi Trị Cốt Tán mua ở đâu là tốt?
6.3. Chế độ tập luyện đều đặn
Mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng giúp tuần hoàn máu lưu thông tốt hơn, đồng thời, nó cũng giúp việc sinh nở dễ dàng hơn.
Mẹ bầu nên thiết lập chế độ tập luyện đều đặn tại nhà hoặc đến các trung tâm tập luyện cho phụ nữ mang thai để được hướng dẫn cách tập luyện cụ thể.
Trên đây là các thông tin về tình trạng đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai mà bạn có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về bệnh.
Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào về bệnh, mẹ bầu nên đến các cơ sở y tế để được tư vấn và hướng dẫn điều trị hiệu quả.
Nếu mẹ bầu có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến bệnh đau dây thần kinh liên sườn khi mang thai, hãy gọi ngay theo Hotline 0961.666.383 để biết thêm thông tin chi tiết.
Cảm ơn độc giả đã đọc bài chia sẻ này!
Từ khóa » đau Liên Sườn Phải Khi Mang Thai
-
Đau Dây Thần Kinh Liên Sườn Khi Mang Thai - Mẹ Bầu Chớ Nên Chủ Quan
-
Triệu Chứng đau Dây Thần Kinh Liên Sườn Khi Mang Thai | TCI Hospital
-
Đau Xương Sườn Khi Mang Thai Có Phải Là Biến Chứng Nguy Hiểm?
-
Vì Sao đau Xương Sườn Khi Mang Thai? Mẹ Nên Làm Gì để Giảm đau?
-
Đau Dây Thần Kinh Liên Sườn Khi Mang Thai Phải Làm Sao?
-
Đau Dây Thần Kinh Liên Sườn Khi Mang Thai: Mẹ Bầu Đừng Chủ ...
-
Trị Dứt Chứng đau Xương Sườn Khi Mang Thai - MarryBaby
-
Đau Dây Thần Kinh Liên Sườn Khi Mang Thai Và Những Điều Cần ...
-
Bà Bầu Bị đau Dây Thần Kinh Liên Sườn Phải Làm Sao?
-
Đau Dây Thần Kinh Liên Sườn Khi Mang Thai – Cảnh Báo Nguy Hiểm
-
Đau Xương Sườn Khi Mang Thai Làm Sao để Khắc Phục? | BvNTP
-
Bị đau Xương Sườn Bên Phải Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không
-
Bà Bầu Bị đau Xương Sườn Phải Làm Sao? Có ảnh Hưởng đến Thai ...
-
Nguyên Nhân Gây đau Bên Phải Khi Mang Thai Là Gì?
-
Đau Xương Sườn Khi Mang Thai: Nguyên Nhân & Cách Trị
-
Top 15 đau Liên Sườn Phải Khi Mang Thai
-
Đau Cơ Liên Sườn Và Những điều Bạn Cần Biết - Hapacol