Đau Dây Thần Kinh Liên Sườn Và Cách điều Trị Hiệu Quả • Hello Bacsi
Có thể bạn quan tâm
Đau dây thần kinh liên sườn là một bệnh hay gặp ở người trưởng thành. Người bệnh có thể phải chịu đựng cơn đau liên tục hoặc đau nhói từng cơn rất khó chịu. Đau thần kinh liên sườn không tự khỏi, vì vậy bạn nên tìm hiểu và điều trị từ sớm, tránh để bị liệt không thể đi lại được.
Để hiểu rõ hơn về căn bệnh này, nguyên nhân và cách điều trị, mời bạn đọc tiếp bài viết sau đây.
Tìm hiểu chung
Đau dây thần kinh liên sườn là bệnh gì?
Các dây thần kinh liên sườn nằm ở tủy sống, dưới mỗi xương sườn. Đau dây thần kinh liên sườn bao gồm tất cả những cơn đau tại vị trí này do nguyên nhân thần kinh.
Sau khi tách khỏi rễ chung, dây thần kinh liên sườn cùng với mạch máu tạo thành bó mạch – thần kinh gian sườn nằm ở bờ dưới của mỗi bên xương sườn. Vì mối liên quan như vậy nên các bệnh lý của tủy sống, cột sống, xương sườn và thành ngực đều có thể ảnh hưởng trực tiếp tới dây thần kinh liên sườn. Hơn nữa các dây thần kinh liên sườn cũng nằm ở vị trí nông nên dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài.
Nếu không tìm được nguyên nhân cụ thể thì gọi là đau dây thần kinh liên sườn tiên phát (hay nguyên phát).
Triệu chứng
Những dấu hiệu và triệu chứng của đau dây thần kinh liên sườn?
Tình trạng thường chỉ gây đau ở một bên (trái hoặc phải) từ trước ngực (xương ức) lan theo mạn sườn ra phía sau cạnh cột sống. Cơn đau thường được mô tả như dao đâm, đau nhói, bỏng rát từng cơn hoặc âm ỉ kéo dài kể cả khi nghỉ ngơi.
Triệu chứng đau dây thần kinh liên sườn có thể xuất hiện ở toàn bộ vùng ngực hoặc lan từ lưng ra phía trước ngực. Một số người cảm thấy đau dọc theo các xương sườn. Mức độ đau thường dữ dội hơn khi hít thở sâu, nâng đồ vật, xoay/ vặn người hay khi ho, hắt hơi, cười.
Các triệu chứng khác có thể xuất hiện là:
- Đau bụng
- Sốt, mệt mỏi
- Ngứa, tê rần, đau châm chích ở xương sườn, ngực hay bụng
- Đau và hạn chế khả năng vận động ở cánh tay, vai, lưng nếu nặng
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ. Cơ địa mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân
Nguyên nhân nào gây đau dây thần kinh liên sườn?
Đau dây thần kinh liên sườn thường xảy ra do các dây thần kinh liên sườn bị kích thích, viêm hoặc bị chèn ép. Nguyên nhân gây đau thần kinh liên sườn có thể bao gồm:
- Dây thần kinh bị chèn ép
- Viêm dây thần kinh liên sườn
- U thần kinh
- Thoái hóa cột sống
- Lao cột sống hoặc ung thư cột sống
- Bệnh lý tủy sống
- Chấn thương cột sống
- Nhiễm khuẩn hoặc virus, hay gặp nhất là do zona
- Đau sau phẫu thuật lồng ngực, vú và bụng
- Các nguyên nhân khác làm tăng nguy cơ bị viêm và đau dây thần kinh như đái tháo đường, nhiễm độc, viêm đa dây thần kinh
Nhiều trường hợp đau thần kinh liên sườn do zona (virus tấn công vào dây thần kinh). Biểu hiện ban đầu là đau, sau đó phát ban đỏ, mụn nước ở vùng da có dây thần kinh liên sườn đi qua. Người bệnh thường cảm thấy đau rát ở vùng tổn thương do zona, có khi kéo dài nhiều tháng và hay tái phát.
Một số ít thai phụ cũng gặp hiện tượng đau dây thần kinh liên sườn cho những thay đổi trong thời kỳ này sẽ ảnh hưởng tới dây thần kinh và tủy sống. Trong đó, chủ yếu là vì tử cung tăng kích thước khiến các dây thần kinh liên sườn dưới bị chèn ép, dây thần kinh giữa các đốt sống bị kích thích.
Chẩn đoán và điều trị
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán đau dây thần kinh liên sườn?
Bác sĩ sẽ xem qua bệnh sử và tiến hành khám kỹ lưỡng cho bệnh nhân để loại trừ các bệnh lý khác như tim mạch, phổi, bệnh nhiễm khuẩn và xác định bệnh.
Bên cạnh đó, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn thực hiện:
- Chụp X-quang: đánh giá hình thái cột sống, đốt sống để tìm ra nguyên nhân gây bệnh như thoái hóa cột sống, lao cột sống.
- Chụp cộng hưởng từ (MRI): chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây bệnh như các bệnh lý cột sống, đĩa đệm và tủy sống như thoái hóa, lồi và thoát vị đĩa đệm, u tủy sống và các bệnh lý tủy sống, chấn thương cột sống, viêm nhiễm như viêm cột sống, đĩa đệm nhiễm trùng, lao cột sống.
- Xét nghiệm cơ bản: xét nghiệm tế bào máu ngoại vi, tốc độ máu lắng, xét nghiệm nước tiểu toàn phần.
- Xét nghiệm sinh hóa máu: ure, creatinin, AST, ALT.
Những phương pháp nào dùng để điều trị đau dây thần kinh liên sườn?
Đau dây thần kinh liên sườn uống thuốc gì? Trước hết, bạn cần điều trị nguyên nhân gây đau. Nếu đau dây thần kinh liên sườn tiên phát, bác sĩ có thể chỉ định cho bạn các thuốc trị đau thần kinh liên sườn sau đây:
- Thuốc giảm đau thông thường như paracetamol, diclofenac. Nếu đau nặng có thể dùng opioid.
- Thuốc điều trị đau dây thần kinh liên sườn nhóm gabapentin
- Thuốc giãn cơ vân như myonal, mydocalm. Thuốc trị đau dây thần kinh liên sườn này chỉ dùng cho các trường hợp đau nhiều, có cảm giác co rút vùng sườn tổn thương. Bệnh nhân có bệnh nhược cơ không nên dùng thuốc này.
- Vitamin nhóm B như B1, B6, B12 là các vitamin có vai trò quan trọng trong chuyển hóa của tế bào nói chung, nhất là tế bào thần kinh và bao myelin. Tuy nhiên, bạn cũng chỉ nên dùng các loại vitamin này theo chỉ định của bác sĩ, không nên lạm dụng.
Bác sĩ cũng có thể chỉ định phong bế dây thần kinh liên sườn. Đây là một phương pháp điều trị giảm nhẹ. Bác sĩ sẽ gây tê vùng xương sườn, sau đó sử dụng tia X hướng dẫn để tìm vị trí đâm kim và bơm thuốc giảm đau steroid. Hiệu quả của phong bế thần kinh liên sườn có thể kéo dài trong vài tháng. Nếu bạn phù hợp, bác sĩ sẽ khuyên tiêm thuốc định kỳ để tránh đau đớn. Phương pháp này rất phù hợp với bệnh nhân đau dây thần kinh liên sườn do zona hoặc sau phẫu thuật.
Ngoài ra, phương pháp kích thích thần kinh điện qua da (TENS) cũng là liệu pháp bổ trợ để điều trị.
Một lựa chọn khác là cắt dây thần kinh, cắt đốt sống lưng hoặc hạch giao cảm của các dây thần kinh liên sườn tương ứng. Tuy nhiên, chúng không được áp dụng thường xuyên vì sau phẫu thuật, không thể khôi phục lại cảm giác, hiệu quả cũng không thể đoán trước được. Bệnh nhân còn có thể gặp phải rối loạn tiêu hóa.
Phòng ngừa
Bạn nên làm gì để hạn chế đau dây thần kinh liên sườn tại nhà?
Các lối sống và biện pháp tại nhà sau đây có thể giúp bạn giảm nhẹ cơn đau:
- Không mang vác, làm việc quá sức, vận động sai tư thế làm ảnh hưởng đến cột sống.
- Chú ý giữ cơ thể ấm áp trong mùa lạnh như mặc ấm, không ở các nơi có gió lùa.
- Khi tiếp xúc với các bệnh nhân bị bệnh truyền nhiễm, bạn phải có dụng cụ bảo hộ.
- Bạn nên tiêm phòng lao cho trẻ để khi lớn lên hạn chế cho trẻ mắc bệnh lao – một bệnh có nguy cơ cao gây đau đau dây thần kinh.
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các bệnh là nguyên nhân gây ra bệnh lý này.
- Tăng cường sức đề kháng của cơ thể bằng các chế độ ăn uống đủ chất dinh dưỡng, đảm bảo vệ sinh, tập thể dục thường xuyên để cơ thể khỏe mạnh.
- Thực hiện một số bài vận động nhẹ nhàng, phù hợp để cải thiện tình trạng sức khỏe.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
[embed-health-tool-bmi]
Từ khóa » Khoang Liên Sườn Là Gì
-
Tác Nhân Gây đau Thần Kinh Liên Sườn | Vinmec
-
Đau Dây Thần Kinh Liên Sườn: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách ...
-
Bệnh Nhân đau Dây Thần Kinh Liên Sườn Có Tự Khỏi Không? | Medlatec
-
Đau Thần Kinh Liên Sườn: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách điều Trị
-
Biểu Hiện đau Dây Thần Kinh Liên Sườn
-
ĐAU DÂY THẦN KINH LIÊN SƯỜN LÀ GÌ? | BvNTP
-
Đau Cơ Liên Sườn Và Những điều Bạn Cần Biết - Hapacol
-
Dấu Hiệu Nhận Biết đau Dây Thần Kinh Liên Sườn Và Cách điều Trị
-
Nguyên Nhân Gây đau Dây Thần Kinh Liên Sườn.
-
Đau Thần Kinh Liên Sườn Là Gì? Bệnh Phổ Biến ở Trưởng Thành
-
Đau Cơ Liên Sườn: Nguyên Nhân, Triệu Chứng & Cách điều Trị Tốt Nhất
-
[PDF] KHÁM TỔNG QUÁT - ATCS
-
Bệnh Đau Dây Thần Kinh Liên Sườn Là Gì? Nguyên Nhân Và Cách ...