Đau Dây Thần Kinh Liên Sườn Và Những điều Bạn Cần Biết

Nội dung bài viết

  • Dây thần kinh liên sườn nằm ở đâu? 
  • Nguyên nhân đau dây thần kinh liên sườn là gì?
    • Tình trạng nhiễm khuẩn
    • Tổn thương cột sống
    • Tổn thương ở một số cơ quan khác
  • Triệu chứng đau dây thần kinh liên sườn
  • Đau dây thần kinh liên sườn có tự khỏi không?
  • Tìm hiểu những cách trị dứt điểm đau dây thần kinh liên sườn
    • Điều trị bằng thuốc
    • Điều trị bằng vật lý trị liệu
    • Điều trị bằng phẫu thuật
    • Chữa đau dây thần kinh liên sườn tại nhà bằng thảo dược tự nhiên
  • Lời khuyên giúp người bệnh nhanh chóng thoát khỏi đau thần kinh liên sườn

Cập nhật 16/04/2022

Hiện nay, đau dây thần kinh liên sườn là bệnh lý xương khớp khá phổ biến với tỷ lệ người mắc cao. Vậy, dấu hiệu và mức độ nguy hiểm của căn bệnh này là như thế nào? Xin mời các bạn hãy tham khảo bài viết của Nano Đông trùng hạ thảo để nắm được những thông tin hữu ích. Từ đó, tìm ra cách điều trị dứt điểm đau dây thần kinh liên sườn nhé!

Dây thần kinh liên sườn nằm ở đâu? 

Các dây thần kinh liên sườn có chung gốc với nhau, xuất phát từ tủy ngực và kéo dài đến các đốt sống lưng. Trong 12 cặp dây thần kinh liên sườn chạy dọc theo xương sườn, chúng được chia thành 2 nhóm, bao gồm: dây thần kinh liên sườn vận động và dây thần kinh liên sườn cảm giác.

2 nhóm dây thần kinh liên sườn có sự khác nhau về chức năng và cơ quan tác động đến. Dây thần kinh liên sườn vận động có chức năng kiểm soát hoạt động hô hấp bằng cách điều khiển hoạt động của cơ liên sườn. Cơ liên sườn là cơ quan đóng vai trò quan trọng đối với chu trình hít vào – thở ra của con người. Nhóm còn lại (dây thần kinh liên sườn cảm giác) có chức năng chi phối cảm giác của lớp biểu mô cũng như một số cơ quan nằm xung quanh dây thần kinh liên sườn. 

day-than-kinh-lien-suon-xuat-phat-tu-tuy-nguc-va-keo-dai-den-cot-song
Dây thần kinh liên sườn xuất phát từ tủy ngực và kéo dài đến cột sống

Nguyên nhân đau dây thần kinh liên sườn là gì?

Tình trạng tổn thương xảy ra ở bất kỳ cơ quan nằm gần dây thần kinh liên sườn như lớp biểu bì, thành ngực, đốt sống ngực, cột sống,… đều có thể dẫn tới đau dây thần kinh liên sườn. Dưới đây 3 nguyên nhân chính gây ra bệnh lý này: 

Tình trạng nhiễm khuẩn

Dây thần kinh liên sườn nằm khá nông dưới da nên dễ bị ảnh hưởng bởi một số bệnh về da do virus, vi khuẩn, nấm gây ra. Trong đó, nguy cơ cao nhất là bệnh zona thần kinh. Dấu hiệu khi thần kinh liên sườn bị nhiễm khuẩn là cảm giác đau nhức kèm theo tình trạng viêm và xuất hiện cơn sốt. 

benh-zona-than-kinh-co-the-dan-den-ton-thuong-day-than-kinh-lien-suon-do-nhiem-khuan
Bệnh zona thần kinh có thể làm tổn thương dây thần kinh liên sườn do nhiễm khuẩn

Tổn thương cột sống

Bất kỳ tổn thương nào liên quan đến cột sống cũng có thể gây chèn ép dây thần kinh liên sườn. Từ đó, tạo cảm giác đau nhức, khó chịu cho người bệnh. Tổn thương cột sống thường gặp ở những người mắc các bệnh lý như gai đốt sống, lao cột sống, ung thư cột sống, viêm tủy sống,…

ton-thuong-cot-song-chen-ep-va-lam-ton-thuong-day-than-kinh-lien-suon
Tổn thương cột sống chèn ép và làm tổn thương dây thần kinh liên sườn

Tổn thương ở một số cơ quan khác

Tình trạng tổn thương xảy ra ở một số cơ quan khác như thành ngực, xương sườn,… sau chấn thương, tai nạn, phẫu thuật đều có thể dẫn tới đau dây thần kinh liên sườn. 

Triệu chứng đau dây thần kinh liên sườn

Dấu hiệu đau dây thần kinh liên sườn dễ nhận biết nhất là cơn đau ở ngực. Cơn đau có thể lan rộng ra phần xương ức, xương sườn và cũng có thể kéo dài ra phía hông hoặc sau lưng. Cơn đau thường trở nên nghiêm trọng hơn khi người bệnh ho, hắt hơi, cười lớn, vận động mạnh, mang vác vật nặng,… 

dau-hieu-de-nhan-thay-nhat-la-con-dau-o-nguc-va-man-suon
Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là cơn đau ở ngực và mạn sườn

Ngoài ra, bệnh đau thần kinh liên sườn còn có một số triệu chứng sau đây nhưng ít phổ biến hơn:

  • Hiện tượng co cơ xung quanh vị trí bị đau kèm dấu hiệu khó thở. Triệu chứng này xảy ra do dây thần kinh liên sườn bị tổn thương và ảnh hưởng đến hoạt động hô hấp. 
  • Người bệnh bị hạn chế vận động ở vùng ngực, mạn sườn, hông, lưng do ảnh hưởng của cơn đau.
  • Trong trường hợp dây thần kinh liên sườn bị nhiễm khuẩn, phản ứng viêm sẽ xuất hiện và gây ra triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau, lên cơn sốt,… 
  • Một số triệu chứng khác: ngứa râm ran ở vùng ngực; đau bụng; đau lưng; đau nhức cột sống,… 
benh-dau-day-than-kinh-lien-suon-co-the-gay-kho-tho-cho-nguoi-benh
Bệnh đau dây thần kinh liên sườn có thể gây khó thở cho người bệnh

Đau dây thần kinh liên sườn có tự khỏi không?

Triệu chứng đau dây thần kinh liên sườn đôi khi xảy ra ngắt quãng, không thường xuyên nên nhiều người lầm tưởng là bệnh tự khỏi. Tuy nhiên, bệnh đau dây thần kinh liên sườn không thể tự khỏi. Thậm chí, nếu không được thăm khám và chữa trị kịp thời thì bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn. Trường hợp xấu nhất, người bệnh có thể bị mất tri giác và bại liệt vì ảnh hưởng đến các dây thần kinh khác. 

Tìm hiểu những cách trị dứt điểm đau dây thần kinh liên sườn

Tùy vào mức độ và giai đoạn của bệnh đau thần kinh liên sườn, sẽ có những phương pháp điều trị khác nhau. Đôi khi, người bệnh cần phải kết hợp nhiều phương pháp cùng lúc theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị tối ưu.

Điều trị bằng thuốc

Người bệnh thường tự thắc mắc “đau dây thần kinh liên sườn uống thuốc gì”? Các loại thuốc được bác sĩ chỉ định để điều trị đau thần kinh liên sườn chủ yếu có tác dụng giảm đau, kháng viêm (Paracetamol, Diclofenac, Gabapentin, Ibuprofen,…) hoặc làm giãn cơ (Eperison). Bên cạnh đó, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh uống bổ sung các loại vitamin nhóm B để hỗ trợ điều trị viêm dây thần kinh.

Điều trị bằng vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu là một hướng điều trị có tác dụng làm giãn cơ, lưu thông khí huyết. Từ đó, giúp làm giảm cảm giác đau nhức và đẩy nhanh quá trình phục hồi các tổn thương. Một số phương pháp vật lý trị liệu thường dùng trong điều trị đau dây thần kinh liên sườn là: xoa bóp – bấm huyệt, châm cứu, sử dụng xung điện tác động đến dây thần kinh,…

cham-cuu-la-mot-trong-nhung-phuong-phap-dieu-tri-dau-than-kinh-lien-suon
Châm cứu là một trong những phương pháp điều trị đau thần kinh liên sườn

Điều trị bằng phẫu thuật

Phương pháp phẫu thuật nhằm mục đích điều trị chấn thương ở các cơ quan xung quanh dây thần kinh liên sườn như: xương sườn, thành ngực, cột sống, đốt sống. Từ đó, giúp giải phóng áp lực gây chèn ép lên dây thần kinh liên sườn.

Chữa đau dây thần kinh liên sườn tại nhà bằng thảo dược tự nhiên

Các bài thuốc chữa đau dây thần kinh liên sườn bằng thảo dược tự nhiên đã được lưu truyền trong dân gian từ lâu đời. Phương pháp này có ưu điểm là an toàn, lành tính nhưng chỉ có tác dụng làm giảm triệu chứng, hỗ trợ điều trị chứ không thể thay thế hoàn toàn các phương pháp điều trị khác.

  • Chườm lá ngải cứu: Sao vàng một nắm lá ngải cứu tươi bằng chảo. Sau đó, bọc lá ngải cứu đã sao vào 1 miếng vải và chườm lên vùng bị đau. Hơi ấm từ lá ngải cứu sẽ làm giảm cơn đau hiệu quả, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Chườm lá lốt và muối hạt: Lá lốt chứa các hoạt chất có tác dụng giảm đau, kháng viêm nên sẽ hỗ trợ điều trị đau thần kinh liên sườn hiệu quả. Người bệnh thái mỏng 1 nắm lá lốt, sau đó, sao nóng trong chảo cùng với muối hạt. Cuối cùng, bỏ hỗn hợp vừa sao vào một chiếc khăn hoặc túi vải rồi chườm lên vùng bị đau nhức. 
  • Thoa rượu lá hẹ: Giã nhuyễn một nắm lá hẹ, sau đó trộn đều với rượu trắng để được hỗn hợp dạng sệt. Người bệnh thoa hỗn hợp lên vùng bị đau nhức hàng ngày sẽ thấy cơn đau thuyên giảm rõ rệt.
cac-loai-thao-duoc-ho-tro-dieu-tri-dau-day-than-kinh-lien-suon
Các loại thảo dược hỗ trợ điều trị đau thần kinh liên sườn

Lời khuyên giúp người bệnh nhanh chóng thoát khỏi đau thần kinh liên sườn

Để đạt được hiệu quả điều trị đau thần kinh liên sườn một cách tối ưu thì người bệnh nên tham khảo một số lời khuyên sau đây: 

  • Tránh mang vác vật nặng, làm việc quá sức.
  • Nên tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên nhưng cần lựa chọn bài tập vừa sức mình. 
  • Hạn chế thức khuya, ngủ đủ giấc, tránh xa rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích.
  • Bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin, khoáng chất thiết yếu vào trong bữa ăn hàng ngày để nhanh chóng phục hồi các tổn thương liên quan đến dây thần kinh liên sườn.
  • Đối với người cao tuổi, cần chú ý giữ gìn sức khỏe trước hiện tượng thay đổi thời tiết.
  • Thăm khám sức khỏe định kỳ để nắm bắt được tình trạng bệnh.
  • Trong trường hợp gặp phải chấn thương ở các vị trí ngực, lưng, cột sống… thì nên thăm khám và điều trị ngay để tránh gây chèn ép dây thần kinh liên sườn.

Đau dây thần kinh liên sườn là căn bệnh nghiêm trọng hơn chúng ta vẫn nghĩ. Do đó, khi gặp phải bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như trong bài viết thì các bạn nên tiến hành thăm khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Điều này sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ dẫn đến các biến chứng khó lường về sau.

Các bạn có thể tham khảo thêm:

  • Chữa tràn dịch khớp gối không khó nếu bạn biết điều này
  • Đau cổ vai gáy và những điều bạn cần biết
  • Chữa đau thần kinh tọa không khó? Xem lời khuyên từ chuyên gia
0/5 (0 Reviews) Ngày cập nhật: 10:04 - 16/04/2022

Từ khóa » Chèn Dây Thần Kinh Liên Sườn